Thống kê từ Bộ Y Tế cho biết tỷ lệ người mắc thoát vị đĩa đệm chiếm đến 30% dân số Việt Nam và đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi từ 20 – 55. Trong đó, thoát vị đĩa đệm L4 L5 rất phổ biến vì đốt sống này ở vị trí thấp, phải chịu nhiều áp lực từ phần thân trên. Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cấu tạo của đĩa đệm cột sống thắt lưng
Cột sống của con người được cấu thành từ 33 – 35 đốt sống. Từ trên xuống dưới được chia thành 5 đoạn, bao gồm: 6 đĩa đệm ở đốt sống cổ, 12 đĩa đệm đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, tiếp theo là xương cùng và xương cụt ở phần đáy. Mỗi đốt sống được ngăn cách và bảo vệ bởi các đĩa đệm, giúp chịu lực, hấp thụ sốc, hỗ trợ quá trình vận động linh hoạt.
Các đĩa đệm (tên Tiếng anh: Intervertebral Disc) ở cột sống thắt lưng có cấu tạo gồm ba phần chính: nhân nhầy bên trong (Nucleus Pulposus), vòng sợi bên ngoài (Annulus Fibrosus) và mỏm sụn cố định đĩa đệm vào đốt sống. Các chức năng chính bao gồm:
- Hấp thụ và phân bố tải trọng: Các đĩa đệm có chức năng chịu trách nhiệm phân bố đồng đều tải trọng lên khu vực cột sống. Phần nhân nhầy mềm và có tính đàn hồi có khả năng chịu lực tốt, giúp giảm áp lực lên các cấu trúc xương, rễ thần kinh.
- Tạo độ linh hoạt cho cột sống: Vòng sợi (bao xơ) đĩa đệm cho phép thực hiện các động tác nghiêng, cúi, xoay người, khom lưng một cách dễ dàng và linh hoạt.
- Giảm ma sát giữa các đốt sống: Đĩa đệm L4 L5 hoạt động như một “tấm đệm lót” giữa các đốt sống, giúp giảm độ ma sát khi cột sống di chuyển. Ngăn ngừa hư hỏng, tránh gây tình trạng mài mòn giữa các đốt sống trong quá trình vận động.
- Hỗ trợ chức năng thần kinh: Đĩa đệm khi ở trạng thái bình thường, không thoát khỏi vị trí sẽ giúp tạo không gian cho các rễ thần kinh, quá trình lưu thông và truyền dẫn máu (tín hiệu thần kinh) dễ dàng.
Các đĩa đệm này được nuôi dưỡng chủ yếu qua thẩm thấu máu và không thể tránh khỏi quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh đó là áp lực từ phần thân trên trong các hoạt động thường ngày, các đĩa đệm rất dễ bị tổn thương và bị thoái hóa.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là gì?
Cột sống thắt lưng (hay còn gọi là vùng lưng dưới) bao gồm 5 đốt sống đánh số từ L1 đến L5. Trong các đốt sống này, đốt sống L4 L5 là vị trí thường gặp phải các vấn đề liên quan đến thoát vị đĩa đệm do đây là đốt sống chịu ảnh hưởng nhiều nhất do quá trình vận động hàng ngày, nhất là các động tác xoay gập người. Đây là lý do vì sao vị trí này dễ bị thoát vị hơn so với những vị trí khác. Vậy cụ thể cơ chế thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?
Đó là khi nhân nhầy của đĩa đệm bị chèn ép quá mức, vượt quá khả năng chịu lực và bị lồi ra ngoài, tạo áp lực lên rễ thần kinh và tủy sống. Lâu dần, phần bao xơ bị rách khiến phần nhân nhầy thoát hẳn ra ngoài.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 và L5 S1 này khiến cho đĩa đệm không thể hoàn thành tốt vai trò giảm xóc và hỗ trợ cân bằng ổn định vùng cột sống thắt lưng. Từ đó dẫn đến các triệu chứng như đau lưng âm ỉ, tê bì chân và yếu cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của cơ thể.
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xuất hiện đột ngột. Song, trước đó thường đã âm ỉ suốt nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trong sinh hoạt, học tập và công việc. Các cấp độ của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương và triệu chứng mà bệnh nhân trải qua:
- Cấp độ 1: Nhân nhầy bên trong đĩa đệm đã biến dạng một cách đáng kể, gây ra tình trạng phình và lồi đĩa đệm. Tuy nhiên, các lớp bao xơ vẫn chưa bị nứt, do đó triệu chứng chưa rõ ràng và người bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
- Cấp độ 2: Nhân nhầy vẫn nằm trong chèn ép bao xơ nhưng các vùng bao bọc bên ngoài đã bắt đầu suy yếu và có dấu hiệu dây thần kinh. Bệnh nhân thường gặp đau ở vùng thắt lưng rõ rệt hơn so với giai đoạn 1.
- Cấp độ 3: Đĩa đệm đã bắt đầu bị thoát vị hoàn toàn khi phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài do bao xơ bị rách. Nguyên nhân này gây ra các triệu chứng như đau nhức nghiêm trọng, đặc biệt là tại khu vực cột sống bị tổn thương.
- Cấp độ 4: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm. Tình trạng thoát vị có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn nếu không có can thiệp kịp thời. Nhân nhầy đĩa đệm có thể tách khỏi bao cơ và đi kèm với các mảnh rời. Người bệnh ở giai đoạn này gặp phải đau đớn cực độ và có nguy cơ bị liệt nửa người.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5 và L5 S1
Ban đầu, ở trẻ sơ sinh, thành phần nước trong đĩa đệm chiếm khoảng 80%. Đĩa đệm cột sống chứa thành phần nước cao tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm đĩa đệm hoạt động bình thường, giúp phần nhân tủy duy trì độ dẻo dai. Tuy nhiên, theo thời gian và do quá trình lão hóa tự nhiên, đĩa đệm bắt đầu mất nước, vòng ngoài của đĩa đệm trở nên cứng hơn và có thể hình thành gai xương.
Do đó chỉ cần cúi gập, khom lưng để nhặt đồ nặng, xoay lưng khi vung gậy đánh golf hoặc thậm chí chỉ là xoay người cũng sẽ làm đĩa đệm bị ảnh hưởng và tổn thương. Ngoài ra, ngồi sai tư thế trong thời gian dài cũng là tác nhân rất phổ biến gây ra thoát vị đĩa đệm.
Một nguyên nhân ít phổ biến hơn của thoát vị đĩa đệm thắt lưng là do chấn thương, ví dụ như ngã ngửa hoặc tai nạn xe hơi. Chấn thương có thể tạo áp lực lớn lên đĩa đệm ở vùng thắt lưng, gây ra tình trạng thoát vị.
Ngoài các nguyên nhân phổ biến như thoái hóa và chấn thương kể trên, có một số yếu tố nguy cơ khác góp phần làm gia tăng khả năng thoát vị đĩa đệm L4 L5 như:
- Tuổi tác: Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất chính là độ tuổi. Những người trong độ tuổi lao động từ 35 đến 50 rất dễ bị thoát vị đĩa đệm lưng. Trái lại, việc này hiếm khi xảy ra ở những người trên 80 tuổi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gấp đôi so với nữ giới. Nguyên nhân là do nam giới thường tham gia vào các hoạt động thể chất mạnh mẽ hoặc làm các việc cần nhiều sức hơn phái đẹp. Ngoài ra, cấu trúc sinh học các nhóm cơ ở nam giới lớn, khiến cột sống phải chịu tải trọng cao, dễ hao mòn hơn.
- Công việc nặng nhọc: Các công việc đòi hỏi phải nâng vác nặng, lao động thể lực làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm lưng. Những hoạt động như kéo, đẩy, vặn xoay lặp đi lặp lại nhiều lần càng làm gia tăng rủi ro này.
- Béo phì: Cân nặng vượt mức tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về đĩa đệm lưng, việc thừa cân còn làm tăng gấp 12 lần nguy cơ tái phát sau khi đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ tổn thương. Các chuyên gia nhận định rằng gánh nặng thêm một khối lượng đáng kể sẽ gây ra áp lực lên cột sống thắt lưng, khiến người béo phì dễ bị thoát vị hơn.
- Hút thuốc lá: Chất nicotine trong thuốc lá có tác dụng hạn chế lưu lượng máu đến đĩa đệm cột sống. Vì vậy, làm gia tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm và cản trở quá trình hồi phục các tổn thương. Đây chính là nguyên nhân khiến đĩa đệm dễ bị thoái hóa, các bao cơ dễ bị rách nứt và dẫn đến thoát vị.
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm lưng. Người có người thân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ có khả năng mắc phải tình trạng này cao hơn.
Những triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có vì đĩa đệm bị trượt có thể gây chèn ép hoặc viêm dây thần kinh gần đó. Vì vậy, bệnh nhân thường trải qua các triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5 như sau:
- Đau lưng dưới: Cơn đau thường xuất hiện đột ngột khi thực hiện các động tác nâng đồ, cúi người, xoay người, gập lưng.
- Đau lan xuống chân (đau thần kinh tọa): Phần nhân nhầy của đĩa đệm khi chèn ép vào dây thần kinh hông to sẽ dẫn đến tình trạng cơn đau lan truyền từ lưng dưới xuống mông, phía sau đùi và bắp chân gây đau nhức, tê bì ở một bên chân.
- Tê bì, yếu cơ: Có cảm giác tê bì, châm chích, yếu hoặc ngứa ran ở chân, bàn chân và ngón chân.
- Đau dây thần kinh: Triệu chứng phổ biến nhất là đau dây thần kinh ở chân, thường được mô tả là đau buốt, như có điện giật lan hoặc nhói xuyên qua.
- Vị trí đau không cố định: Đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm. Các vị trí thường gặp là đau ở lưng dưới, gần mông, mặt trước hoặc mặt sau của đùi, bắp chân, bàn chân và/hoặc ngón chân. Thông thường, cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên người.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5
Phương pháp đầu tiên để đánh giá tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đó là việc khám lâm sàng. Quá trình này bao gồm các hoạt động như sau:
- Chẩn đoán lâm sàng, đánh giá triệu chứng: Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi sâu về các triệu chứng như đau lưng, đau lan xuống chân, tê bì và yếu cơ. Các triệu chứng này thường được mô tả chi tiết để giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh nhân.
- Khám thực thể: Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng vận động, sức mạnh cơ bắp, phản xạ và cảm giác của bệnh nhân. Một số bài kiểm tra như nghiệm nhấc chân có thể được thực hiện để xác định mức độ đau và chèn ép dây thần kinh. Bệnh nhân sẽ thực hiện các động tác nghiêng người về phía trước, phía sau và uốn cong từ một bên sang bên kia để kiểm tra độ linh hoạt và sự dẻo dai của cột sống.
- Kiểm tra nâng cao chân: Bác sĩ thường áp dụng bài kiểm tra LaSegue để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và kích thích rễ thần kinh tọa. Bác sĩ sẽ cho nâng chân bệnh nhân để đánh giá mức độ đau lan tỏa. Nếu cơn đau xuất hiện khi chân được nâng lên ở góc từ 30-70 độ thì có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm lưng.
- Kiểm tra dáng đi: Quan sát bệnh nhân đi lại có khó khăn không không, có đi chậm do đau hoặc có dáng đi bất thường không.
- Khám vùng cột sống thắt lưng: Nếu bị viêm tại vùng cột sống thắt lưng, vùng da tương ứng bên ngoài có thể có các biểu hiện bất thường hoặc cảm giác nhạy cảm khi chạm vào.
Từ các phương pháp khám lâm sàng thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L4 L5. Kết quả xét nghiệm sẽ là cơ sở giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng:
- MRI (Chụp cộng hưởng từ): Đây là công cụ chính xác nhất để xem xét vùng cột sống thắt lưng, giúp xác định chính xác vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm. MRI cũng cho phép bác sĩ nhìn thấy rõ hơn các tổn thương liên quan đến dây thần kinh.
- CT scan (Chụp cắt lớp vi tính): Được sử dụng khi MRI không thể thực hiện được, ví dụ như khi có vật kim loại trong cơ thể. CT scan cung cấp thông tin chi tiết về xương và mô mềm, giúp bác sĩ đưa ra các quyết định chẩn đoán chính xác hơn.
- X-quang (Chụp X): Được sử dụng để loại trừ các vấn đề xương như gãy xương, bất thường về xương, nhiễm trùng hoặc khối u. X-quang cũng hữu ích trong việc phát hiện các biểu hiện như lệch vẹo cột sống và giảm chiều cao gian đốt sống.
- Tủy đồ CT: Phương pháp chụp cắt lớp vi tính sử dụng thuốc cản quang được tiêm vào dịch tủy sống. Qua đó xác định vị trí và kích thước của thoát vị đĩa đệm. Lưu ý phương pháp này có thể làm xâm lấn.
- Điện cơ (EMG): Phương pháp này để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, hoặc để đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Rất hữu ích trong thăm khám và chẩn đoán bệnh để xác định các tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép.
Những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Đầu tiên, bệnh nhân thường được hướng dẫn điều trị nội khoa để kiểm soát cơn đau ban đầu, bao gồm:
- Chườm nóng và lạnh xen kẽ: Chườm lạnh trong vòng 48 giờ kể từ khi đau sẽ giúp giảm viêm và co thắt cơ ban đầu do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Sau đó, bệnh nhân có thể xen kẽ chườm nóng bằng đệm sưởi ấm, khăn nóng, hoặc tắm nước nóng để giảm đau.
- Thuốc giảm đau và giãn cơ: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen,… và các thuốc giãn cơ để làm giảm đau và viêm.
- Nghỉ ngơi: Đối với những cơn đau dữ dội, bệnh nhân nên hạn chế vận động trong một hoặc hai ngày. Tuy nhiên, không nên nằm quá lâu vì điều này có thể làm cứng khớp và đau nhức hơn.
Về lâu dài, bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người như:
- Vật lý trị liệu: Với bệnh thoát vị đĩa đệm L4-L5, bệnh nhân nên tập các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ lưng, bụng và chân. Đồng thời, sử dụng nhiệt trị liệu và điện trị liệu để giảm đau. Ngoài ra, còn cần xoa bóp giảm căng cơ và cải thiện lưu thông máu, giúp giảm áp lực lên đĩa đệm và phục hồi chức năng cột sống.
- Tiêm steroid ngoài màng cứng: Tiêm thuốc nhắm vào vùng bị thoát vị để giảm đau tạm thời và giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn các biện pháp phục hồi chức năng.
- Nắn chỉnh cột sống: Thao tác nắn chỉnh cột sống giúp điều chỉnh vị trí các khớp xương, đẩy lùi cơn đau. Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 không xâm lấn rất phổ biến.
- Liệu pháp hành vi nhận thức: Giúp bệnh nhân thay đổi hành vi để giảm đau.
- Châm cứu và mát-xa trị liệu: Giảm đau bằng cách tăng cường lưu thông máu và giải phóng endorphin, chất giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Nếu sau 6 tuần điều trị nội khoa mà cơn đau và các triệu chứng khác của thoát vị đĩa đệm vẫn không giảm, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp phẫu thuật, đặc biệt khi:
- Bệnh nhân gặp đau dữ dội và gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như đứng và đi bộ.
- Các triệu chứng thần kinh tiến triển xấu như yếu chân ngày càng nặng và/hoặc tê.
- Bệnh nhân mất chức năng ở ruột và bàng quang.
- Các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả đáng kể.
Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm L4 L5 và L5 S1
Theo thống kê từ báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), đã có nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 đang dần trẻ hóa. Tỷ lệ mắc bệnh ở những người dưới 30 tuổi đang chiếm đến 6,8% và vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Do đó, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, đặc biệt là với những người hay làm các công việc nâng vật nặng, ngồi lâu hoặc có thói quen sinh hoạt không khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên giúp giảm thiểu nguy cơ thoát vị.
- Giữ lưng thẳng khi ngồi học hoặc làm việc. .
- Tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với tình trạng sức khỏe..
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ khi cần nâng vật nặng.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và cân bằng.
- Không nên sử dụng các chất kích thích và thuốc lá.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là mỗi 6 tháng một lần.
Cách chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5
Chăm sóc người bị thoát vị đĩa đệm L4-L5 đòi hỏi một phương pháp toàn diện, bao gồm quản lý triệu chứng, duy trì lối sống lành mạnh, và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hạn chế các thực phẩm gây sưng, viêm như: đồ ăn nhanh, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện,…
- Áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp: Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện lưu thông máu.
- Duy trì tư thế đúng: Thực hành tư thế ngồi, đứng và nằm đúng để giảm áp lực lên cột sống. Sử dụng ghế có tựa lưng và đặt chân phẳng trên mặt đất khi ngồi.
- Theo dõi và thăm khám định kỳ: Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định y tế và liệu trình điều trị được đề xuất bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp bệnh lý có dấu hiệu tái phát, nên đến ngay các cơ sở thăm khám chuyên khoa về cơ xương khớp, cột sống để được điều trị.
Với những trường hợp phải mổ thoát vị đĩa đệm L4 L5, hãy tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ hậu phẫu thuật. Đừng quên duy trì chế độ ăn uống kiêng cử hợp lý, hỗ trợ người bệnh di chuyển. Đặc biệt, tránh những tư thế căng thẳng như nghiêng người, cúi xuống hay xoay thắt lưng.
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 an toàn, hiệu quả tại Optimal365 Chiropractic.
Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal365 Chiropractic đã và đang áp dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 tối ưu với nguyên tắc 3 không: “Không tiêm – Không thuốc – Không phẫu thuật”. Song song đó là kết hợp cùng phác đồ điều trị chuyên biệt, hiện đại bao gồm:
Nắn Chỉnh Chiropractic:
- Khôi phục đường cong sinh lý tự nhiên: Tái cấu trúc cột sống giúp điều chỉnh lại cấu trúc cột sống và giảm áp lực lên dây thần kinh.
- Tăng tuần hoàn máu: Giảm chèn ép dây thần kinh, giúp quá trình lưu thông máu và dưỡng chất nuôi dưỡng đĩa đệm trở nên thuận lợi.
- Tập trung vào điều chỉnh cột sống để giảm áp lực lên đĩa đệm và dây thần kinh, kết hợp với các phương pháp hỗ trợ như xoa bóp, siêu âm, liệu pháp laser và tập luyện.
Trị liệu cơ chuyên sâu:
- Giải tỏa các điểm Trigger Point: Giảm co cứng và xơ hóa, giúp giảm đau và căng cứng ở vùng bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm.
- Cải thiện sức mạnh nhóm cơ: Giúp hệ cơ khỏe mạnh, giảm căng cứng sau nắn chỉnh, hỗ trợ cột sống và giảm đau hiệu quả.
Trị liệu công nghệ cao:
- Sử dụng công nghệ điều trị tiên tiến: Giúp giảm nhanh cơn đau và viêm do thoát vị đĩa đệm.
- Ngừa phù nề và chống viêm: Giúp kiểm soát viêm cơ – xương khớp và ngăn ngừa các biến chứng tái phát .
- Phá vỡ co thắt cơ tầng sâu: Tăng sản sinh collagen, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng, hiệu quả gấp 5 lần.
Bài tập phục hồi:
- Hệ thống bài tập chuyên biệt: Được thiết kế riêng cho từng tình trạng thoát vị đĩa đệm, giúp tăng cường độ linh hoạt và phục hồi chức năng cột sống.
- Kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể, giúp phục hồi nhanh chóng, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.
- Duy trì tối đa hiệu quả sau điều trị: Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, cam kết không để lại biến chứng sau điều trị.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý phổ biến và thường bị xem nhẹ. Cho đến khi biến chứng nghiêm trọng với những cơn đau dữ dội, hạn chế hoạt động thì người bệnh mới tìm phương án điều trị. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã nhận biết được “gốc rễ” bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 để chủ động cải thiện sức khỏe. Hãy chủ động điều trị và liên hệ với Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal365 Chiropractic để được hỗ trợ trong quá trình điều trị.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Kim, V. (2023, August 16). Nhiều người trẻ sống khổ vì thoát vị đĩa đệm. Sức khoẻ và Đời sống. https://suckhoedoisong.vn/nhieu-nguoi-tre-song-kho-vi-thoat-vi-dia-dem-169230816161411748.html
2. Mayo Clinic. (2023, October 24). Herniated disk – Symptoms and causes. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/symptoms-causes/syc-20354095
3. Härtl, R. (n.d.). Lumbar herniated disc: What you should know. Spine-health. https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/lumbar-herniated-disc
4. American Academy of Orthopaedic Surgeons (AAOS). (n.d.). Herniated disk in the lower back. OrthoInfo. https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/herniated-disk-in-the-lower-back/