Loader logo

Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Có Nguy Hiểm Không?

thumbnail

Tham vấn y khoa

Lưu Anh Hùng

By Optimal365 Chiropractic
Tháng tám 20, 2024
|

Thoát vị đĩa đệm có triệu chứng khác nhau ở mỗi người, nhưng thường biểu hiện chủ yếu là đau nhức cột sống vùng lưng dưới. Bệnh lý này tương đối phổ biến, nhưng nhiều người vẫn chưa rõ bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không , tại sao bị thoát vị đĩa đệm và điều trị như thế nào. Hãy cùng Optimal365 Chiropractic tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có gây nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến của cột sống, thường gây ra những cơn đau mãn tính do tổn thương đĩa đệm chạy dọc theo sống lưng. Khi đĩa đệm bị rách, chất nhân nhầy có thể thoát ra và ép vào dây thần kinh, dẫn đến cảm giác đau đớn và khó chịu, làm tác động đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có gây nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng cột sống

“Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bệnh mới phát hiện. Ban đầu, người bệnh thường chỉ cảm thấy đau nhức mạnh và khó di chuyển, vì vậy rất thường chủ quan và không để ý đến.

Tuy nhiên, khi bệnh bắt đầu đến giai đoạn nghiêm trọng hơn, họ có thể gặp các triệu chứng nguy hiểm như teo cơ, rối loạn cơ tròn và rối loạn cảm giác. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng bệnh lý để tìm phương pháp trị liệu sớm là vô cùng quan trọng.

Đối tượng nào có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm

Các đối tượng thường có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm sẽ là:

  • Các công nhân, lao động phổ thông, thường xuyên phải nâng vật nặng hoặc thực hiện sai tư thế làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
  • Những người có bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai cột sống, gù vẹo, nứt đốt sống,… làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm và các vấn đề khác về xương khớp.
  • Các công việc đặc thù như văn phòng, lái xe, nghề giảng dạy, công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng lâu, có thể dẫn đến áp lực lớn lên đĩa đệm và gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Những thói quen sinh hoạt không khoa học như đeo túi quá nặng một bên, thay đổi tư thế đột ngột, gối đầu quá cao khi ngủ cũng là nguyên nhân của bệnh.
  • Các trường hợp thừa cân, béo phì cũng dễ gặp phải thoát vị đĩa đệm do áp lực cột sống gia tăng và gây hao mòn đĩa đệm nhanh chóng.
Đối tượng nào có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm
Thường xuyên bưng bê nặng sai tư thế cũng là nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Các dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

3.1 Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại, gây căng thẳng cho đĩa đệm.
  • Tăng cường áp lực đột ngột từ việc nâng vật nặng hoặc xoay cơ thể sai cách.
  • Thừa cân, làm gia tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm.
  • Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, dẫn đến sự suy giảm độ dẻo dai và sức mạnh của các đĩa đệm.
  • Chấn thương do tai nạn hoặc các hoạt động thể thao, thói quen sống không lành mạnh cũng là tác nhân gây ra bệnh.

3.2 Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh thường khác nhau tùy vào vị trí thoát vị.

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng :
    • Đau nhức, cứng mỏi vùng lưng dưới, đau đột ngột, âm ỉ liên tục hoặc từng cơn ở vùng thắt lưng.
    • Cơn đau lan rộng, lan xuống mông, mặt trước hoặc mặt sau đùi, chân và ngón chân, gây cảm giác tê bì.
    • Cơn đau càng gia tăng khi vận động, ho, hắt hơi, ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
    • Đau vùng cổ và vai, cơn đau lan dần ra vùng bả vai, cánh tay, đau lan xuống cẳng tay, bàn tay
    • Cơn đau có thể tăng lên đột ngột khi cúi hoặc xoay cổ, khó khăn khi nhấc tay, đưa hai tay ra sau.
    • Do đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy tê bì, có cảm giác châm chích ở vùng cổ, cánh tay và các đầu ngón tay.
Vị trí thoát vị đĩa đệm
Cổ cũng là vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm

Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau thần kinh tọa

Theo Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Spine: Có khoảng 90% trường hợp đau thần kinh tọa xuất phát từ tình trạng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, dây thần kinh tọa là một mạng lưới dây thần kinh lớn trải dài từ (tạo thành từ 5 rễ: 2 rễ L4, L5, 3 rễ S1,S2,S3) đốt sống L4 đến S3, có đường đi rất dài, chạy qua vùng xương chậu, đùi và xuống chân, nên rất dễ bị ảnh hưởng và tổn thương khi gặp phải các vấn đề bệnh lý như: Gai cột sống, trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm. Khi phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ trực tiếp chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây ra tình trạng đau đớn lan tỏa từ lưng dưới, qua mông, xuống đến đùi, cẳng chân và đôi khi cả bàn chân. Các triệu chứng bao gồm: đau nhói, cảm giác như kim châm, tê bì, và yếu cơ ở chân. Nguy hiểm hơn, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, đau thần kinh tọa sẽ dẫn đến, teo cơ, tê liệt chi và mất khả năng vận động.

Rối loạn đại tiểu tiện

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn tùy vào biến chứng từng ca bệnh. Và rối loạn đại tiểu tiện là một trong những hệ quả ban đầu của bệnh.

Các dây thần kinh ở vùng thắt lưng, đặc biệt là các nhánh giao cảm, đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển sự co bóp của các cơ quan bài tiết như: bàng quang, niệu quản và trực tràng. Khi đĩa đệm thoát vị và chèn ép vào các dây thần kinh này, nó có thể gây ra các rối loạn cơ tròn dẫn đến rối loạn kiểm soát đại tiện: tiểu tiện không tự chủ, bí tiểu, táo bón, tiêu chảy. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh lý ngày càng trở nặng sẽ dẫn đến: rối loạn cương dương hoặc rối loạn tinh dịch ở nam giới và ảnh hưởng đến các chức năng sinh dục ở nữ giới.

Ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh

Vùng cột sống là khu vực trung tâm của hệ thần kinh, với các dây thần kinh quan trọng chạy dọc. Khi thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng xảy ra và chèn ép dây thần kinh có thể gây ra những cơn đau khó chịu.

Những triệu chứng này có thể lan rộng xuống vùng chân tay và cơn đau thường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, đòi hỏi sự can thiệp và điều trị kịp thời để giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng sống của người bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đau nhức là biến chứng khó tránh của thoát vị đĩa đệm

Gây liệt tàn phế

Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể gây bại liệt, tàn phế. Khi phần nhân đệm thoát ra ngoài ngày càng nhiều, sẽ dẫn đến các rễ thần kinh (vận động các cơ quan) ở cơ quan khác bị tổn thương. Sự nén ép (chèn ép) này có thể gây rối loạn dẫn truyền thần kinh, gây ra tình trạng tê liệt ở các cơ vận động thuộc vùng chi dưới. Tê liệt có thể bắt đầu từ yếu cơ đùi, cẳng chân và cuối cùng là liệt hoàn toàn các cơ vận động của chi dưới.

Teo cơ chi (Suy nhược cơ)

Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây tổn thương đến cột sống thắt lưng mà còn gây chèn ép, ngăn cản sự lưu thông máu đến các cơ, dẫn đến suy dinh dưỡng và teo cơ. Người bệnh sẽ mất khả năng lao động và sinh hoạt bình thường.

Biến chứng này thường xảy ra ở trường hợp thoát vị đĩa đệm L4L5 và L5S1 do tình trạng khối thoát vị chèn ép lên phần thần kinh tủy sống hoặc rễ thần kinh, dẫn đến sự cản trở quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng đến các cơ, khu vực chi dưới, gây ức chế quá trình chuyển hóa và phát triển cơ, dẫn đến phần cơ dần bị suy nhược.

Rối loạn cảm giác

Theo Journal of Clinical Neuroscience (Tạp chí Khoa học thần kinh lâm sàng), khoảng 20 – 30% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gặp phải tình trạng rối loạn cảm giác. Khi đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh tọa, sẽ dẫn đến việc dẫn truyền các dây thần kinh cảm giác từ chi dưới lên tủy sống và não bộ bị gián đoạn. Từ đó dẫn tới tình trạng tê bì, nóng rát, cảm giác như bị kim châm hoặc mất hoàn toàn cảm giác ở vùng bị tổn thương.

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng có thể gây ra các triệu chứng đau lâu dài không đều đặn, làm gián đoạn khả năng vận động. Người bệnh thường phải ngừng lại để nghỉ ngơi sau mỗi đoạn đi bộ ngắn, đây là biểu hiện của sự gián đoạn trong truyền tín hiệu của rễ thần kinh.

Hội chứng chùm đuôi ngựa

Là một bó các rễ thần kinh nằm ở cuối tủy sống vùng thắt lưng, bao gồm các dây thần kinh chịu trách nhiệm về vận động và cảm giác cho vùng hậu môn (trực tràng), bàng quang và cơ quan sinh dục, (2 chi dưới). Khi bị khối thoát vị chèn ép, việc dẫn truyền các xung thần kinh từ các cơ quan này lên tủy sống và não sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các triệu chứng về vận động, cảm giác và chức năng của các cơ quan này. Điều này khiến cho người bệnh (yếu) liệt hai chi dưới và (tiêu) tiểu không kiểm soát, (rối loạn chức năng sinh dục). Đồng thời biến chứng này có nguy cơ tổn thương trực tràng và những tình trạng khẩn cấp khác.

Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Hội chứng chùm đuôi ngựa là biến chứng rất nghiêm trọng

Rối loạn chức năng tiêu hóa

Tủy sống bao gồm các tế bào, mô và dây thần kinh, được bao quanh bởi cột sống với 33 đốt sống và các đĩa đệm giảm sốc. Chức năng chính của tủy sống là truyền tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương đến các phần khác trong cơ thể. Khi cấu trúc cột sống bị chèn ép do tình trạng thoát vị đĩa đệm, các dây thần kinh sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng.

Dây thần kinh bên ngoài kết nối hệ thống tiêu hoá với não và tủy sống, điều chỉnh chức năng hóa học để cơ quan tiêu hoá co giãn hoặc co lại. Dây thần kinh bên trong là hệ thống thần kinh của ruột, liên quan đến xử lý thức ăn bên trong ruột. Khi thức ăn vào ruột, dây thần kinh phát tín hiệu để thúc đẩy quá trình di chuyển và tiết ra dịch tiêu hóa.

Viêm màng nhện tủy sống

Khi thoát vị đĩa đệm xảy ra, các dây thần kinh xung quanh tủy sống bị ảnh hưởng, thường do viêm màng bao phủ bảo vệ chúng. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm màng nhện tủy sống, biểu hiện bằng đau nặng ở lưng, co giật, co thắt cơ, và rối loạn chức năng của bàng quang và ruột. Người bệnh thường phải gặp các vấn đề nghiêm trọng như sau:

  • Không thể ngồi lâu
  • Nguy cơ bị chuột rút ở phần cơ.
  • Rối loạn chức năng sinh dục.
  • Có cảm giác như có sâu bò trên da.
  • Cơn đau kéo dài dai dẳng ở lưng dưới, chân hoặc có thể là khắp cơ thể.

Người thoát vị đĩa đệm hạn chế điều gì để tránh biến chứng?

Để giúp cải thiện và ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần tuân thủ những điều sau đây:

  • Kiêng rượu bia để giảm thiểu tác động tiêu cực cải thiện và ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần tuân thủ những điều sau đây:lên sự phục hồi của cột sống và hệ thần kinh.
  • Không sử dụng thực phẩm khó tiêu và đồ uống có gas để tránh tăng áp lực lên đĩa đệm và các cấu trúc xương khớp.
  • Hạn chế các món ăn giàu chất béo, chúng có thể gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi thoát vị đĩa đệm ở lưng.
  • Các thực phẩm như cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối có thể gây tăng mức độ viêm và đau.
  • Đồ uống có cồn làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm và các biến chứng liên quan.
  • Ngừng hút thuốc để giảm thiểu tác động tiêu cực lên sự phục hồi của cột sống.
Người thoát vị đĩa đệm hạn chế điều gì để tránh biến chứng?
Hãy luyện tập cải thiện thoát vị đĩa đệm

Các biện pháp hạn chế hoạt động trong sinh hoạt rất quan trọng, hỗ trợ quá trình phục hồi:

  • Đổi tư thế từ từ và nhẹ nhàng để cơ thể có thời gian thích nghi mà không gây đau đớn.
  • Khi di chuyển từ nằm ngửa sang ngồi, nên làm từ từ và tránh đứng dậy gấp để không tác động quá mạnh lên đĩa đệm.
  • Tránh các tư thế không đúng khi nâng vật nặng. Hãy ngồi thẳng và từ từ hạ người xuống để sử dụng sức mạnh từ chân, không áp lực lên lưng.
  • Không chạy nhảy, vì áp lực nén có thể gây tổn thương đến đĩa đệm.
  • Tránh đi xe trên đường xóc để không gây ra những cú sốc đột ngột lên lưng.
  • Hạn chế ngồi quá lâu trong cùng một tư thế để giảm thiểu căng thẳng trên đĩa đệm của lưng.

Optimal365 Chiropractic điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật, không tiêm, không thuốc

Optimal365 Chiropractic là điểm khám thoát vị đĩa đệm tin cậy, điều trị hiệu quả, cải thiện các bệnh lý cơ xương khớp mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Chúng tôi cam kết áp dụng phương pháp Chiropractic với tiêu chí 3 Không: “Không tiêm – Không thuốc – Không phẫu thuật”.

Optimal365 Chiropractic tự hào vì có các thế mạnh:

  • Chuyên gia quốc tế: Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Chiropractic với hơn 20 năm kinh nghiệm từ Mỹ.
  • Phương pháp điều trị bảo tồn cơ xương khớp: Áp dụng những kỹ thuật điều trị tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Phác đồ điều trị cá nhân hóa: Lên ra kế hoạch điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sức khỏe, đồng thời cung cấp tư vấn dinh dưỡng và hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng.
  • Kết nối cộng đồng: Phát triển các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe cơ xương khớp, giúp cộng đồng Việt Nam hiểu rõ hơn về phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ của cột sống và cơ xương khớp.
Optimal365 Chiropractic điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật, không tiêm, không thuốc
Optimal365 Chiropractic là nơi trị liệu đáng tin cậy

Câu hỏi: “Bệnh thoát vị đĩa đệm có gây nguy hiểm không?” đã được giải thích rõ ràng thông qua bài viết tra phương pháp điều trị hiệu ên. Để giảm thiểu tác động của bệnh và ngăn ngừa tái phát, việc chọn lựa và chuyên nghiệp như Optimal365 Chiropractic là sự lựa chọn thông minh. Hãy để chúng tôi hỗ trợ phục hồi và duy trì sức khỏe cơ xương khớp, để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Dydyk, A. M., Massa, R. N., & Mesfin, F. B. (2023, January 16). Disc herniation. StatPearls – NCBI Bookshelf. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441822/

2. Mayo Clinic. (2023, October 24). Herniated disk – Symptoms and causes. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/symptoms-causes/syc-20354095

3. Crna, R. N. M. (2023, March 15). Slipped (herniated) disc. Healthline. https://www.healthline.com/health/herniated-disk

4. PainScale. (n.d.). Progression and potential complications of herniated discs. https://www.painscale.com/article/progression-and-potential-complications-of-herniated-discs

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch