Đau khớp gối là tình trạng thường gặp khi phần gối bị mắc bệnh lý về xương khớp hoặc chấn thương. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, đau khớp gối còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như bại liệt nếu không được điều trị kịp thời. Số liệu thống kê từ Bộ Y tế cho thấy có đến 30% người trên 40 tuổi bị đau khớp gối ở mức độ khác nhau. Bài viết này, Optimal365 Chiropractic sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh tình trạng đau khớp gối.
Đau khớp gối là bệnh gì?
Đau khớp gối là cảm giác đau nhức, khó chịu hoặc cứng khớp ở vùng đầu gối. Đây là một triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau từ chấn thương mô cứng (xương, sụn) hoặc mô mềm (viêm nhiễm, viêm gân, viêm bao hoạt dịch) dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng gây hạn chế vận động.
Với tình trạng đau khớp gối, một số trường hợp có thể phục hồi nhanh chóng mà không cần điều trị. Tuy nhiên có những trường hợp nếu không chữa trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế.
Nguyên nhân gây đau đầu gối
Tổn thương cơ bản: Chấn thương đầu gối
Chấn thương dây chằng
Rách dây chằng chéo trước (ACL) là tình trạng thường gặp khi chơi các bộ môn thể thao có động tác dừng hoặc xoay đột ngột như bóng đá và bóng rổ. Khi đó dây chằng chéo trước (một trong 4 dây chằng chính liên kết xương đùi và xương chày) bị rách hoặc đứt, gây cơn đau dữ dội, sưng tấy vùng bị thương và hạn chế khả năng vận động của khớp gối. Chấn thương dây chằng chéo trước không chỉ khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động ngắn hạn mà còn có thể gây viêm khớp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Rách sụn chêm
Chấn thương sụn chêm thường xảy ra khi có những động tác vặn xoắn đột ngột hoặc chuyển hướng nhanh, đặc biệt phổ biến ở các vận động viên. Vai trò của loại sụn này là làm ổn định và giảm xóc cho khớp khối. Sụn chêm hoạt động như một tấm đệm, giúp giảm xóc và phân tán áp lực lên khớp gối khi bạn di chuyển, chẳng hạn như khi đi bộ, chạy, hoặc nhảy. Rách sụn chêm có thể gây đau, sưng và cản trở khả năng vận động của khớp gối.
Gãy xương
Gãy xương ở khớp gối là tình trạng khi một hoặc nhiều xương cấu thành khớp gối bị nứt hoặc gãy. Khớp gối bao gồm ba xương chính: xương đùi, xương chày, và xương bánh chè. Tùy thuộc vào xương bị gãy và mức độ nghiêm trọng của tổn thương, gãy xương ở khớp gối ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động và gây đau đớn đáng kể.
Tình trạng gãy xương thường gây cảm giác đau nhói sâu bên trong khớp gối khi chạm vào, gối sưng tấy và bầm tím vì tụ máu. Nếu bị gãy rời sẽ dẫn đến mất hoàn toàn khả năng vận động và biến dạng khớp gối.
Trật khớp bánh chè đùi
Trật khớp bánh chè là chấn thương rất phổ biến khi chơi các môn thể thao cần chuyển động mạnh như bóng đá, bóng rổ, điền kinh. Tình trạng này xảy ra khi xương bánh chè, xương chày hoặc xương đùi trượt khỏi vị trí ban đầu của chúng trong khớp gối.
Trật khớp gây cơn đau cấp tính kèm theo triệu chứng sưng nề, có thể bị tê cứng, thậm chí mất khả năng vận động. Thông thường, khi bị trật khớp, khớp gối sẽ trở nên không ổn định và có thể gây tổn thương thêm phần dây chằng cũng như các mô mềm xung quanh.
Viêm bao hoạt dịch gối
Bao hoạt dịch là bộ phận có nhiệm vụ bảo vệ và giảm ma sát giữa gân và xương khớp khi cử động gối. Viêm bao hoạt dịch gối là tình trạng viêm của các bao hoạt dịch (túi dịch) đệm xung quanh khớp gối. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây nên tình trạng đau rát, sưng tấy khớp gối, hạn chế khả năng di chuyển và gây bất tiện trong hoạt động thường ngày. Nguyên nhân phổ biến là do các hoạt động khớp gối quá mức như chạy bộ liên tục, chấn thương trực tiếp do té ngã, tai nạn. Ngoài ra, những người thường thực hiện các công việc gây áp lực lên gối cũng là nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
Viêm gân bánh chè
Viêm gân bánh chè là tình trạng viêm, kích ứng một hoặc nhiều gân, các mô sợi dày gắn kết giữa cơ với xương, thường gặp khi có chấn thương tại khu vực gân xương bánh chè. Loại bệnh này rất dễ xảy ra với nhóm người thường xuyên chạy bộ, đi xe đạp hoặc tham gia các hoạt động thể thao có động tác nhảy.
Bệnh Osgood-Schlatter
Osgood-Schlatter là bệnh đau khớp gối thường xuất hiện ở nhóm tuổi thanh thiếu niên. Triệu chứng của bệnh là sưng đau bên dưới đầu gối, vị trí gân kết nối giữa xương bánh chè và ống chân. Thông thường, bệnh sẽ xảy ra sau khi tập thể dục quá sức hoặc chịu kích thích ở một điểm dưới đầu gối và biến mất sau một khoảng thời gian.
Tình trạng mãn tính: Dấu hiệu bệnh lý xương khớp
Thoái hoá khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân chính gây viêm và đau khớp gối thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xuất hiện ở nhóm người trẻ tuổi do thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên khớp gối, chấn thương tai nạn, vận động quá sức không đúng cách, thiếu hoạt động thể chất hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp là cơn đau nhức ở phía trước hoặc bên trong khớp gối, cảm giác đau tăng mạnh khi vận động nhiều, nhất là khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng hoặc leo cầu thang, xuất hiện âm thanh lụp cụp khi cử động khớp gối.
Viêm khớp gối
Giữa các khớp gối có lớp sụn trơn tru đóng vai trò như lớp đệm giảm xóc, giảm ma sát khi di chuyển. Tình trạng viêm khớp gối xảy ra khi lớp sụn này bị mòn dần, mất khả năng đệm xóc, khiến cho bề mặt xương dưới sụn trở xù xì và thô ráp. Ngoài ra còn làm sự ma sát tăng lên khi các xương cọ xát vào nhau gây đau nhức và hạn chế khả năng vận động.
Các triệu chứng viêm khớp gối thường thể hiện rõ ràng vào buổi sáng khi bệnh nhân ngủ dậy. Lúc này các khớp có cảm giác đau nhức và cứng khớp. Cơn đau thường kéo dài khoảng 30 phút nhưng có thể tái xuất hiện, khiến người bệnh thường xuyên đau nhức khó chịu.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tự miễn dịch mãn tính. Nguyên nhân là hệ miễn dịch nhầm lẫn các mô khớp là tác nhân có hại nên kích hoạt cơ chế tấn công gây viêm nhiễm và tổn thương khớp gối. Trong đó, lớp màng hoạt dịch (lớp lót bên trong của khớp) bị viêm và sưng lên, gây cơn đau khớp gối và hạn chế vận động. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây hại cho sụn khớp và xương, có thể dẫn đến mất dần sụn và tổn thương xương, dẫn đến biến dạng, dính khớp.
Hội chứng bàn chân bẹt
Hội chứng bàn chân bẹt là một biến dạng của lòng bàn chân, trong đó vòm bàn chân thấp hơn mức bình thường hoặc không có. Điều này dẫn đến toàn bộ bề mặt lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất khi đứng, gây mất cân bằng ở cẳng chân và bàn chân, đồng thời còn tác động đến các cấu trúc, chức năng của các khớp khác trên cơ thể, trong đó khớp gối chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Người có bàn chân bẹt trong quá trình đi hay chạy sẽ thiếu sự cân bằng khi phân phối lực qua khớp gối, dẫn đến tình trạng xoay lệch khớp gối. Về lâu dài sẽ tăng áp lực lên khớp và các dây chằng bên khiến khớp gối bị đau, lệch, tăng nguy cơ viêm, thoái hóa khớp gối.
Bệnh Gout và giả Gout
Bệnh Gout là tình trạng các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp, dẫn đến hình thành các tinh thể urat trong khớp, gây đau đớn và sưng viêm. Nếu không được điều trị, cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, về lâu dài sẽ gây đau khớp gối. Ngoài ra, trường hợp tinh thể chứa canxi phát triển trong dịch khớp cũng gây ra triệu chứng đau tương tự, được gọi là bệnh giả Gout.
Yếu tố sinh hoạt: Lối sống kém lành mạnh
Thừa cân, béo phì
Béo phì là một yếu tố nguy cơ cao gây đau khớp gối. Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên khớp gối, gây thoái hóa khớp và về lâu dài dẫn đến bệnh đau khớp gối, thúc đẩy quá trình phân hủy sụn, nghiêm trọng hơn là mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Một nghiên cứu từ Annals of the Rheumatic Diseases cho thấy mỗi 1 kg trọng lượng tăng thêm có thể tăng nguy cơ phát triển viêm khớp gối lên đến 4%.
Cơ bắp yếu và thiếu linh hoạt
Khi lười vận động, cơ bắp sẽ yếu dần và thiếu tính linh hoạt, không đủ sức để bảo vệ hay hỗ trợ cho khớp gối. Tình trạng này gây khó khăn trong việc di chuyển, đặc biệt là từ tư thế ngồi sang đứng cũng như gia tăng nguy cơ chấn thương khớp gối khi vận động không đúng cách.
Sử dụng khớp gối quá mức
Người làm các công việc đòi hỏi hoạt động khớp gối liên tục hoặc là vận động viên các môn thể thao cần di chuyển nhiều như bóng đá, bóng rổ, điền kinh,… cũng thuộc nhóm nguy cơ cao dễ bị tổn thương khớp gối.
Triệu chứng của bệnh đau khớp gối
Những triệu chứng sau đây sẽ cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về khớp gối:
- Cảm giác đau nhức khớp gối, cứng phần đầu gối.
- Đau thường xảy ra khi đi bộ, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống, hoặc khi thực hiện các hoạt động có tác động lên khớp gối.
- Cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu. Người bệnh gặp khó khăn trong việc gập hoặc duỗi thẳng khớp gối.
- Khớp gối sưng to do viêm, tụ dịch hoặc chấn thương. Sưng có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc phát triển trong vài giờ đến vài ngày
- Đầu gối nóng đỏ xung quanh khu vực khớp.
- Cử động hoặc di chuyển khớp gối có âm thanh lục cục hoặc lạo xạo do sụn bị tổn thương
- Trường hợp nặng hơn, khớp gối có thể bị biến dạng do tổn thương sụn và xương, cong hoặc lõm.
- Đầu gối bị mất cảm giác, không có khả năng uốn cong hoặc duỗi thẳng.
- Có thể kèm theo sốt, ớn lạnh.
Cách điều trị và phục hồi đau nhức khớp gối
Dùng thuốc giảm đau
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau và chống viêm để giúp bệnh nhân giảm đau và tiêu viêm hiệu quả. Ngoài ra, các loại thuốc bảo vệ sụn khớp sẽ được dùng cho bệnh nhân thoái hóa khớp để giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp.
Một số trường hợp có thể dùng thuốc Corticoid dạng tiêm trực tiếp vào khớp để giảm viêm, đau nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc giảm đau vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như suy gan thận, viêm loét dạ dày, giòn xương,…
Nghỉ ngơi đầy đủ
Đối với những cơn đau khớp gối thông thường, bệnh nhân có thể làm giảm cơn đau bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển nhiều. Quá trình này sẽ giúp các mô bị tổn thương dần hồi phục, giảm cơn đau và tránh nguy cơ bị chấn thương nhiều hơn. Lưu ý rằng nghỉ ngơi không phải là ngồi hay nằm yên một chỗ quá lâu vì có thể làm cứng khớp và yếu cơ.
Phục hồi chức năng xương khớp bằng vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý triệu liệu sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ xương khớp quanh đầu gối, giúp khớp ổn định hơn. Một số phương pháp trị liệu được áp dụng như điều trị lạnh/nhiệt bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm sưng, viêm và giảm đau nhanh chóng.
Ngoài ra còn có liệu pháp sóng xung kích sử dụng các sóng năng lượng để kích thích cơ chế phục hồi của cơ thể, tác động sâu đến những điểm đau và mô cơ bị tổn thương. Liệu pháp sóng siêu âm và sóng laser giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm viêm, kích thích tái tạo tế bào và thúc đẩy quá trình chữa lành của khớp gối.
Tập luyện các bài tập giảm đau đầu gối
Khi khớp gối đã ổn định và phục hồi, bệnh nhân nên luyện tập các bài tập cho đầu gối. Bài tập có tác dụng cải thiện sự linh hoạt, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cơ bắp chân trên như cơ tứ đầu đùi, từ đó hạn chế cơn đau nhức khớp gối. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh nguy cơ chấn thương, người bệnh nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng.
Phác đồ điều trị đau khớp đầu gối tại Optimal365 Chiropractic
Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh Chiropractic) là phương pháp điều trị tự nhiên, không phẫu thuật, không dùng thuốc, bảo tồn hệ cơ xương khớp đã hỗ trợ hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới chữa lành chấn thương và khắc phục tình trạng đau khớp gối.
- Tại Optimal365 Chiropractic , đội ngũ Bác sĩ với hơn 20 năm kinh nghiệm sẽ nắn chỉnh lại những cấu trúc sai lệch ở khớp gối bằng lực tay vừa phải. Phương pháp này sẽ kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, từ đó điều trị cơn đau tận gốc, ngăn ngừa tái phát và ngăn chặn sự phát triển của các gai xương, bảo vệ khớp gối khỏi tổn thương lâu dài.
- Ngoài ra, phòng khám Optimal365 Chiropractic còn sử dụng sóng xung kích Shockwave và Laser cường độ cao để giúp người bệnh đau khớp gối giảm viêm, giảm sưng, thúc đẩy quá trình tái tạo mô sụn và giảm nhanh các cơn đau nhức.
- Để đẩy nhanh quá trình phục hồi, đội ngũ Bác Sĩ và Kỹ Thuật Viên tại Optimal365 Chiropractic sẽ hướng dẫn các bài tập luyện đơn giản để tăng tính linh hoạt cho khớp gối mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà.
Để duy trì kết quả điều trị bền vững, đội ngũ chuyên viên y tế tại Optimal365 Chiropractic sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt, tư vấn phương pháp sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh để giúp bệnh nhân ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Tại Phòng Khám Optimal365 Chiropractic , chúng tôi cam kết cung cấp phác đồ điều trị toàn diện, cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và mục tiêu của từng khách hàng, giúp họ không chỉ giảm đau, phục hồi nhanh chóng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống bền vững.
Cách phòng ngừa đau nhức đầu gối
Để bảo vệ xương khớp và phòng ngừa bệnh đau khớp gối, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên ăn chế độ đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm các nhóm chất có lợi cho xương khớp như canxi, magie, kali, vitamin nhóm B, C, E,…
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, cần khởi động kỹ trước khi tập.
- Tư thế sinh hoạt chính xác, hạn chế ngồi hoặc nằm quá lâu.
- Không nên vận động quá sức, bưng bê đồ vật đúng tư thế, nếu thấy đầu gối đau phải ngừng ngay.
- Lựa chọn giày dép phù hợp với kích thước bàn chân và cấu trúc cơ thể.
- Kiểm soát cân nặng, tránh bị thừa cân, béo phì.
- Có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng giúp tăng độ dẻo dai của xương khớp.
Khớp gối là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển nhưng lại rất dễ tổn thương do tai nạn, chấn thương hoặc vận động sai cách. Do đó, nếu có cơn đau khớp gối kéo dài hoặc gặp những triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Mayo Clinic. (2023, January 25). Knee pain – Symptoms and causes. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849
2. Cleveland Clinic. (2024, April 30). 4 questions that help solve your knee pain mystery. Cleveland Clinic. https://health.clevelandclinic.org/4-questions-help-solve-knee-pain-mystery/
3. Faaem, B. W. M. F. (2022, July 15). Knee injury (ACL, MCL, LCL) causes, symptoms, test, treatment & recovery time. eMedicineHealth. https://www.emedicinehealth.com/knee_injury/article_em.htm
4. NHS. (2023, December 21). Knee pain. NHS. https://www.nhs.uk/conditions/knee-pain/