Gai cột sống là tình trạng các đốt sống xuất hiện mỏm xương dưới dạng phản ứng của cơ thể đối với sự thoái hóa hoặc chấn thương xương khớp đặc biệt thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Trong đó, 80% người trên 50 tuổi có các dấu hiệu bệnh gai cột sống sau khi xét nghiệm bằng phim X-quang. Tình trạng đau nhói, hạn chế khả năng vận động, biến dạng cột sống hoặc chèn ép các cấu trúc thần kinh gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một tình trạng các mấu xương nhỏ, gọi là gai xương, phát triển dọc theo các đốt sống. Quá trình này thường xảy ra như một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với việc thoái hóa hoặc tổn thương ở cột sống, đặc biệt là ở các đĩa đệm, sụn, và các khớp liên đốt sống. Khi các đĩa đệm và sụn giữa các đốt sống bị mòn hoặc thoái hóa do tuổi tác, áp lực hoặc chấn thương lặp đi lặp lại, cột sống mất đi sự ổn định. Để cố gắng ổn định khu vực bị tổn thương, cơ thể bắt đầu hình thành thêm xương, dẫn đến sự xuất hiện của gai xương.
Gai cột sống có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, nhưng thường xuất hiện ở các vị trí chịu nhiều áp lực như đốt sống cổ hoặc đốt sống lưng. Gai cột sống ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng biệt.
Phân loại các vị trí gai cột sống phổ biến
Gai đốt sống cổ
Gai đốt sống cổ hình thành ở các đốt sống từ C1 đến C7, trong đó C4, C5, C6 là những vị trí thường gặp nhất. Đĩa đệm giữa các đốt sống cổ dần dần mất nước và thu hẹp về chiều cao do quá trình lão hóa. Điều này làm giảm khả năng đệm lực của đĩa đệm và dẫn đến sự ma sát giữa các đốt sống, từ đó dẫn đến mài mòn và kích thích sự phát triển của gai xương. Gai xương có thể chèn ép vào các dây thần kinh cổ, gây ra các triệu chứng như đau cổ vai gáy, vai, tê bì hoặc yếu cơ ở cánh tay. Trong những trường hợp nghiêm trọng, gai có thể chèn ép tủy sống, dẫn đến mất cảm giác, yếu liệt, hoặc các vấn đề thần kinh nghiêm trọng hơn.
Gai đốt sống lưng giữa (cột sống ngực)
Gai đốt sống lưng giữa hay cột sống ngực là tình trạng mọc gai xương tại phần nằm giữa cột sống cổ và cột sống thắt lưng từ T1 đến T12, tuy nhiên, gai cột sống ở khu vực này ít gặp hơn so với các vị trí khác. Thông thường, gai xương sẽ ít xuất hiện tại khu vực đốt sống lưng giữa do đặc điểm cấu trúc và khả năng vận động thấp của cột sống ngực. Tuy nhiên, nếu mọc gai xương, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng như đau, ngứa ran và tê ở vùng ngực, đau ở vùng giữa lưng, đau lan ra trước ngực và có thể yếu cơ ở một hoặc cả hai cánh tay. Trong một số trường hợp hiếm, gai xương lớn có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của lồng ngực, gây khó khăn trong việc hô hấp.
Gai đốt sống thắt lưng
Đây là tình trạng mọc gai xương ở phần cột sống nằm giữa lồng xương sườn và xương chậu từ L1 đến L5, trong đó L4 và L5 là hai vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất. Đây là một trong những khu vực chịu áp lực lớn nhất trong cơ thể do vai trò nâng đỡ phần trên của cơ thể và tham gia vào hầu hết các hoạt động hàng ngày như cúi, ngồi, đứng và đi lại. Do đó, phần này của cột sống có nguy cơ cao phát triển gai xương do thoái hóa và mài mòn liên tục. Gai đốt sống thắt lưng thường liên quan đến bệnh lý thoái hóa đĩa đệm cũng như cấu trúc cột sống xung quanh, khiến các đĩa đệm giữa các đốt sống mất nước, xương dưới sụn bị xơ hóa và bào mòn sụn khớp dẫn đến ma sát và kích thích sự phát triển của gai xương.
Bên cạnh đó, sự hình thành của gai xương vùng thắt lưng cũng là nguyên nhân gây đau lưng dưới. Gai xương có thể chèn ép vào dây thần kinh, gây ra đau lan xuống mông và chân, kèm theo tê bì hoặc yếu cơ. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi cúi người, đứng lên hoặc đi lại, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống
Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh không chỉ giúp điều trị gai cột sống hiệu quả khi tình trạng bệnh mới xuất hiện mà còn có thể ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
Thoái hoá cột sống
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gai cột sống là bệnh thoái hóa cột sống. Cụ thể, khi chúng ta già đi, các đĩa đệm mất nước, các khớp xương bị mòn, dẫn đến thoái hóa và dễ bị nứt vỡ. Đồng thời kết hợp với việc cơ thể tăng sinh xương để “bồi đắp” canxi với mục đích tự chữa lành các vết nứt vỡ. Tuy nhiên, quá trình “bồi đắp” này diễn ra không đồng đều, dẫn đến việc canxi được bồi đắp quá mức ở một số khu vực trong khi lại thiếu hụt ở các khu vực khác. Những khu vực thiếu canxi dẫn đến hình thành các hõm trên xương, trong khi những khu vực thừa canxi trở nên gồ ghề và hình thành nên các gai xương theo thời gian.
Canxi lắng đọng
Canxi lắng đọng thường là kết quả của một số bệnh lý, quá trình lão hóa, rối loạn chuyển hóa hoặc do quá trình tổn thương tại các đĩa đệm và sụn khớp. Tình trạng canxi lắng đọng có thể xảy ra ở các khu vực bị viêm hoặc bệnh lý như chứng vôi hóa dây chằng, vôi hóa sụn. Khi có sự lắng đọng bất thường này, các mô trở nên cứng và kém linh hoạt, gây ra sưng viêm, đau và tổn thương cột sống. Cơ thể sẽ phản ứng với tổn thương bằng cách kích hoạt canxi bồi đắp, từ đó tạo nên gai xương.
Chấn thương cột sống
Dấu hiệu chấn thương cột sống có thể là một trong những yếu tố góp phần vào quá trình hình thành gai xương. Khi cột sống bị tổn thương, cơ thể sẽ tự động kích hoạt quá trình sửa chữa tự nhiên của cơ thể. Một phần của quá trình này là việc hình thành mô sẹo và xương mới để cố gắng ổn định vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, đôi khi quá trình này diễn ra quá mức, dẫn đến hình thành các mấu xương thừa gọi là gai xương.
Bệnh viêm cột sống mãn tính
Trong trường hợp viêm cột sống mãn tính, quá trình viêm kéo dài có thể gây tổn thương các mô xung quanh đốt sống, bao gồm sụn, đĩa đệm, và khớp liên đốt sống. Đây là tình trạng thường thấy trong bệnh viêm khớp dạng thấp và đặc biệt là viêm cột sống dính khớp. Cơ thể sẽ phản ứng với tình trạng viêm bằng cách tăng cường sản xuất các yếu tố gây viêm và canxi hóa, dẫn đến việc hình thành thêm xương ở các khu vực bị tổn thương. Canxi hóa là một phần của quá trình phục hồi tự nhiên, nhưng khi nó xảy ra một cách quá mức hoặc không chính xác, nó có thể dẫn đến hình thành gai xương.
Triệu chứng của bệnh gai cột sống
Triệu chứng rõ rệt nhất để người bệnh nhận biết bệnh gai cột sống là cảm giác đau nhức, khó chịu ở vị trí hình thành gai xương như cổ, lưng,… đặc biệt là khi vận động. Một số triệu chứng cảnh báo tình trạng gai cột sống lưng như sau:
- Cơn đau ở vùng thắt lưng và có thể lan rộng xuống vùng háng và hai chân, đặc biệt khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc khi vận động
- Cứng lưng đặc biệt vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu
- Cơn đau kéo dài liên tục trong thời gian trên 6 tuần
- Mức độ đau gia tăng khi người bệnh xoay người, cúi xuống, ngồi lâu… gây hạn chế chuyển động do đau và cứng
- Khi gai xương chèn ép các dây thần kinh, có thể gây ra cảm giác tê bì hoặc yếu cơ ở chân
- Người bệnh có thể khó hoặc mất kiểm soát tiêu tiểu
- Người bệnh mất cảm giác thăng bằng, có xu hướng đổ người về trước hoặc ngửa ra sau.
Một số dấu hiệu gai cột sống cổ là:
- Cảm giác đau nhức, ê ẩm vùng cổ, cơn đau gia tăng khi thời tiết lạnh hoặc cử động đầu hoặc cổ
- Cảm giác cứng khi xoay hoặc cúi đầu
- Có thể nhức mỏi, tê bì vùng vai – gáy
- Khi các gai xương chèn ép vào các dây thần kinh, có thể gây đau lan xuống vai, cánh tay, và thậm chí đến tay
- Khớp cổ bị căng cứng, khó cử động, khó quay đầu sang hai bên
- Một số trường hợp bị đau nửa đầu, đau buốt lên đỉnh đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,…
Những đối tượng nào dễ mắc bệnh gai cột sống?
Căn bệnh gai cột sống thường xuất hiện ở các nhóm đối tượng như sau:
- Người cao tuổi, người bị lão hóa cột sống.
- Người làm công việc nặng nhọc, đòi hỏi phải nâng vác nặng, cúi, hoặc xoay nhiều (khuân vác, bê hàng) có thể gây ra áp lực lớn lên cột sống, từ đó tăng nguy cơ phát triển gai xương.
- Người từng bị tai nạn, chấn thương vùng cột sống (tai nạn xe cộ, thể thao, hoặc tai nạn lao động)
- Người thừa cân, béo phì do trọng lượng cơ thể dư thừa tạo thêm gánh nặng cho cột sống, từ đó thúc đẩy quá trình thoái hóa và tăng nguy cơ hình thành gai xương.
- Người ngồi nhiều, ít vận động dẫn đến suy yếu các cơ hỗ trợ cột sống, làm tăng áp lực lên cột sống và gây ra thoái hóa.
- Người bệnh viêm xương khớp cột sống mãn tính.
- Người hay hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gai cột sống
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gai cột sống sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tủy sống và các dây thần kinh, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
- Hẹp ống sống : Sự hình thành của các gai xương sẽ chiếm diện tích và làm hẹp ống sống. Hậu quả là không chỉ vùng xuất hiện gai xương bị đau nhức mà còn kèm theo tê bì, yếu chân, tay.
- Rối loạn tiền đình : Đối với người bị gai đốt sống cổ, tuần hoàn máu và oxy lên não bị hạn chế làm xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình như mất thăng bằng, buồn nôn, chóng mặt.
- Bại liệt/mất khả năng vận động : Gai xương hình thành lâu ngày mà không điều trị sẽ chèn ép lên hệ thần kinh làm suy giảm chức năng vận động. Về lâu dài có thể khiến người bệnh bị bại liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động.
- Các biến chứng khác : Người bệnh bị mất ngủ, vẹo cột sống, bệnh thoát vị đĩa đệm, tăng hoặc hạ huyết áp,…
Phương pháp điều trị gai cột sống hiệu quả và tối ưu tại Optimal365 Chiropractic
Chiropractic là phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay do cơ chế không tiêm, không thuốc và không xâm lấn, đã chứng minh được hiệu quả bền vững đối với các nhóm bệnh gai cột sống. Bác sĩ Chiropractic với hơn 20 năm kinh nghiệm tại Optimal365 Chiropractic sử dụng phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống kết hợp với hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Mỹ, giúp việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh lý chính xác nhất, hỗ trợ giảm đau hiệu quả, cải thiện sự linh hoạt và chữa lành tổn thương của hệ cơ xương và dây chằng.
Với phác đồ điều trị cá nhân hoá cho từng khách hàng bao gồm 4 giai đoạn: Nắn chỉnh Chiropractic – Điều trị cơ chuyên sâu – Trị liệu công nghệ cao – Bài tập phục hồi chức năng . Cam kết Không tiêm – Không thuốc – Không phẫu thuật.
Nắn chỉnh Chiropractic: Can thiệp tận gốc từ căn nguyên gây bệnh
Các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao tại Optimal365 Chiropractic sẽ áp dụng các kỹ thuật để nắn chỉnh các đốt sống về đúng vị trí, bảo tồn các dây thần kinh đi ngang qua đốt sống một cách chính xác, giúp giảm chèn ép lên hệ thống thần kinh. Các khoang đốt sống sẽ được mở rộng giúp khôi phục độ linh hoạt của cột sống và giảm các triệu chứng đau nhức an toàn và hiệu quả. Cơ chế tự chữa lành và phục hồi tự nhiên của cơ thể được kích hoạt, gia tăng tuần hoàn máu và cải thiện đề kháng tốt hơn.
Vật lý Trị liệu chuyên sâu: Cải thiện sự linh hoạt và nâng tầm vận động
Đội ngũ kỹ thuật viên tại Optimal365 Chiropractic thực hiện các liệu pháp vật lý trị liệu chuyên sâu nhằm cải thiện sự linh hoạt, giảm đau, giảm căng cơ và giải phóng các nút thắt cơ ở khu vực xung quanh gai cột sống. Các kỹ thuật trị liệu cơ chuyên sâu giúp giải cơ và giãn cơ, giải quyết triệt để các vấn đề đau mỏi vùng cơ bị co rút, giúp bệnh nhân tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, phục hồi cơ xương khớp bị tổn thương và chấm dứt những cơn đau cơ mãn tính.
Bên cạnh đó, trị liệu cơ chuyên sâu còn cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường cung cấp dinh dưỡng và oxy đến các cơ, đồng thời cải thiện lưu thông bạch huyết, mạch máu dưới da và mô tế bào. Liệu pháp này cũng giúp giải quyết triệt để các điểm Trigger point co thắt, nguyên nhân gây đau và căng cứng cơ, giải quyết hiệu quả hạn chế về tầm vận động do các bệnh lý cấp tính và mãn tính, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và duy trì chức năng cơ xương khớp một cách tối ưu.
Máy móc công nghệ cao: chữa lành tổn thương từ sâu bên trong mô cơ
Điều trị gai cột sống bằng hệ thống máy móc công nghệ cao bao gồm sóng sung kích Shockwave, máy laser, điện xung trị liệu và siêu âm trị liệu giúp phá vỡ các cấu trúc xương bất thường và giảm bớt sự kích thích lên dây thần kinh. Ngoài ra, hệ thống máy móc trị liệu công nghệ cao còn hỗ trợ giảm đau, kích thích quá trình chữa lành mô và giảm sưng viêm cấp tốc, ức chế sự co thắt cơ và tăng tuần hoàn tại khu vực tổn thương.
Bài tập phục hồi chức năng:
Đội ngũ kỹ thuật viên tại Optimal365 Chiropractic sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động trị liệu chuyên biệt phù hợp với thể trạng và bệnh lý nhằm cải thiện tình trạng đau mỏi, tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho các cơ hỗ trợ cột sống, đặc biệt là cơ lưng, bụng, và cơ hông giúp tăng cường khả năng vận động của cột sống.
Ngoài ra, biên độ vận động của bệnh nhân cũng được cải thiện, giúp tăng khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày và cải thiện tư thế. Quá trình này không chỉ thúc đẩy hồi phục nhanh chóng hệ cơ – xương – khớp mà còn hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị, giảm nguy cơ tái phát, giúp bệnh nhân quay lại cuộc sống thường nhật một cách hiệu quả và an toàn hơn.
Gai cột sống không chỉ gặp ở người cao tuổi, mà còn là bệnh lý ngày càng phổ biến với người trẻ tuổi do sai sót trong chế độ sinh hoạt, cách làm việc và tham gia hoạt động thể chất. Chính vì vậy, mỗi người cần nắm bắt nguyên nhân và các triệu chứng bệnh để có thể đến thăm khám kịp thời và nhận được phương pháp điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ không chỉ giúp giảm thiểu các triệu chứng mà còn giảm nguy cơ phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng. Ý thức và quản lý chủ động là chìa khóa để duy trì sức khỏe xương khớp bền vững và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Cleveland Clinic. (n.d.). Bone spurs (osteophytes). Cleveland Clinic. Retrieved [Month, Day, Year], from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10395-bone-spurs-osteophytes
2. Saadat, E. (n.d.). Bone spurs (osteophytes) and back pain. Spine-health. Retrieved [Month, Day, Year], from https://www.spine-health.com/conditions/arthritis/bone-spurs-osteophytes-and-back-pain
3. Mayo Clinic. (2024, February 23). Bone spurs: Symptoms and causes. Mayo Clinic. Retrieved [Month, Day, Year], from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bone-spurs/symptoms-causes/syc-20370212
4. NHS. (2023, March 15). Osteophyte (bone spur). NHS. Retrieved [Month, Day, Year], from https://www.nhs.uk/conditions/osteophyte/