Chấn thương cột sống là tình trạng thường gặp trong lao động, thể thao, và sinh hoạt hàng ngày. Theo thống kê từ Khoa Cột sống A tại BV Chấn thương – Chỉnh hình, mỗi năm tiếp nhận khoảng 1.000 ca, trong đó 30% là chấn thương cột sống lưng – thắt lưng và 70% là chấn thương cột sống cổ cần phẫu thuật. Nếu không được phát hiện kịp thời hoặc xử lý đúng cách khi cấp cứu và vận chuyển, chấn thương cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết này, Optimal365 Chiropractic sẽ giới thiệu chi tiết về các dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả.
Chấn thương cột sống là gì?
Chấn thương cột sống là tình trạng tổn thương tủy sống, xương, mô mềm hoặc các mạch máu, dây thần kinh ở cột sống. Có 2 loại chấn thương cột sống gồm chấn thương cột sống không tổn thương tủy và chấn thương cột sống có tổn thương tủy.
Trong cơ thể, cột sống là cấu trúc trụ cột chính, đóng vai trò kết nối các xương khác và bảo vệ tủy sống – thành phần quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ quan và chi. Sự ổn định và linh hoạt của cột sống là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động vận động và di chuyển của cơ thể.
Vì vậy, bất kỳ chấn thương nào xảy ra ở cột sống hoặc tủy sống đều có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến cấu trúc cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng lâu dài. Chấn thương cột sống, dù do bất kỳ nguyên nhân hay mức độ nào, cũng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc trì hoãn can thiệp có thể làm giảm hiệu quả điều trị và ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây chấn thương cột sống phổ biến nhất
Tổn thương tuỷ sống
Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến chấn thương tủy sống gồm:
- Tai nạn xe máy.
- Té ngã.
- Tai nạn sinh hoạt.
- Chấn thương thể thao.
- Chấn thương công việc.
Trong các nguyên nhân gây chấn thương cột sống, tai nạn giao thông là phổ biến nhất, chiếm hơn 35% ở nhóm tuổi trung niên. Ở người cao tuổi, té ngã là nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương cột sống. Tình trạng loãng xương và thoái hóa khớp làm tăng nguy cơ tổn thương tủy sống, ngay cả khi chỉ gặp va chạm nhẹ, do xương giòn và khớp bị thoái hóa, dễ gãy, gây tổn hại đến tủy sống bên trong.
Chấn thương tủy sống còn có thể xuất phát từ va chạm mạnh vào thân đốt sống, đĩa đệm hoặc dây chằng, gây dập, vỡ, rách tủy hoặc do các vết thương xuyên thấu (như bị dao đâm). Các tổn thương này làm hỏng mạch máu, gây thiếu máu cục bộ, tụ máu, tổn thương thứ phát, phù tủy, và giảm lưu lượng máu, oxy cung cấp cho tủy.
Tổn thương đốt sống
Tổn thương đốt sống trong chấn thương cột sống bao gồm:
- Gãy đốt sống: có thể gãy thân đốt sống, mảnh sống, cuống, gai sau, hoặc mỏm ngang.
- Trật đốt sống.
- Bán trật đốt sống: thường kèm theo tổn thương dây chằng mà không gây gãy xương.
Nếu chấn thương cột sống xảy ra ở vùng cổ, gãy phần phía sau đốt sống hoặc trật đốt sống có thể gây tổn thương động mạch đốt sống, dẫn đến hội chứng tương tự đột quỵ ở thân não.
Bên cạnh đó, chấn thương đốt sống không ổn định là tình trạng trong đó xương và/hoặc dây chằng bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến khả năng di lệch tự do của các cấu trúc đốt sống. Sự di lệch này có thể chèn ép lên tủy sống hoặc mạch máu, gây ra cơn đau dữ dội và làm suy giảm chức năng thần kinh. Hiện tượng di chuyển bất thường của cột sống thường xảy ra khi bệnh nhân thay đổi tư thế, chẳng hạn trong quá trình di chuyển lên xe cứu thương hoặc trong giai đoạn cứu trợ ban đầu sau tai nạn.
Ngoài ra, tình trạng chấn thương đốt sống thường thay đổi theo cơ chế chấn thương. Chẳng hạn như:
- Uốn, gập cột sống quá mức gây gãy hình chêm của thân đốt hoặc gãy gai sau đốt sống.
- Lực gập lớn gây trật diện khớp hai bên cột sống hoặc gãy đốt sống trục, trật khớp đội trục nhẹ, bán trật khớp chẩm – đốt đội hoặc gãy xương.
- Tổn thương do xoay gây trật diện khớp một bên.
- Ưỡn quá mức ở cột sống gây gãy cung sau đốt sống.
- Nép ép cột sống quá lớn gây vỡ thân đốt sống.
Tổn thương đuôi ngựa
Tổn thương đuôi ngựa xảy ra khi phần dưới của tủy sống, gọi là chóp tủy, bị ảnh hưởng. Chóp tủy thường nằm ở ngang mức đốt sống L1 hoặc cao hơn, tại đó các dây thần kinh tủy sống tỏa ra thành một cấu trúc giống như đuôi ngựa. Khi khu vực này bị chấn thương, sẽ xuất hiện các triệu chứng tương tự như tổn thương tủy sống, bao gồm yếu liệt, mất cảm giác, và rối loạn chức năng tiểu tiện hoặc đại tiện.
Dấu hiệu nhận biết chấn thương cột sống
Các dấu hiệu của chấn thương cột sống phụ thuộc vào vị trí, loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Những triệu chứng điển hình bao gồm cơn đau tại vùng chấn thương, tình trạng tê liệt, và suy giảm khả năng vận động của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát chức năng tiểu tiện và đại tiện, cũng như cảm giác ngứa ran hoặc mất cảm giác ở các chi.
Chấn thương cột sống cổ
Chấn thương ở vùng cột sống cổ có thể dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hô hấp và khả năng vận động của cơ thể. Một số triệu chứng cụ thể bao gồm:
- Đau dữ dội tại vùng cổ và lưng trên.
- Cơ cổ và vùng chấn thương có dấu hiệu co cứng.
- Khó thở.
- Giảm sút hoặc mất tạm thời khả năng vận động ở tứ chi.
- Mất khả năng kiểm soát chức năng bàng quang và ruột.
- Tê liệt hoặc mất cảm giác ở các chi.
Chấn thương cột sống thắt lưng
Chấn thương nặng ở vùng cột sống thắt lưng có thể dẫn đến tê liệt phần thân dưới. Một số triệu chứng của chấn thương cột sống thắt lưng bao gồm:
- Đau dữ dội tại khu vực tổn thương, đặc biệt là vùng lưng dưới.
- Sưng và tụ máu tại vị trí bị chấn thương.
- Tê bì, rối loạn cảm giác, và yếu liệt ở hai chi dưới.
- Có nguy cơ phát triển hội chứng đuôi ngựa, dẫn đến mất kiểm soát chức năng tiểu tiện và đại tiện.
Biến chứng nguy hiểm của chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Mức độ chấn thương phản ánh mức độ nghiêm trọng của các tổn thương tại đốt sống hoặc tủy sống. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Liệt thân dưới, liệt nửa người hoặc liệt toàn thân.
- Rối loạn hoặc mất khả năng vận động.
- Rối loạn cảm giác và phát sinh các thương tật thứ phát.
- Rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
Tủy sống là một cấu trúc quan trọng bao gồm nhiều dây thần kinh liên kết trực tiếp với não. Do đó, bên cạnh các vấn đề xương khớp, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như:
- Vấn đề về hô hấp bao gồm khó thở.
- Tăng tiết mồ hôi.
- Tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp bất thường.
- Rối loạn tiêu tiểu.
- Viêm, tắc tĩnh mạch.
- Rối loạn điều nhiệt.
Vì vậy, bệnh nhân bị chấn thương cột sống, dù ở mức độ nào hoặc có triệu chứng ra sao, cũng cần được thăm khám tại các cơ sở y tế để áp dụng phương pháp điều trị kịp thời, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
Chẩn đoán chấn thương cột sống tại Optimal365 Chiropractic
Để đánh giá mức độ chấn thương cột sống, các bác sĩ tại Optimal365 Chiropractic sẽ thực hiện kết hợp các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí và phân loại tổn thương cột sống, bao gồm:
- Khám cột sống: Để xác định vị trí tổn thương cụ thể.
- Khám thần kinh: Để đánh giá mức độ tổn thương thần kinh và chức năng của hệ thống thần kinh.
- Khám khoanh cảm giác: Nhằm xác định tầng thương tổn trong tủy sống.
- Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh vận động và cảm giác: Dựa trên thang điểm ASIA để phân loại và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị chấn thương cột sống tại Optimal365 Chiropractic
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ thiết kế chương trình vật lý trị liệu phù hợp dựa trên tình trạng bệnh lý và sức khỏe tổng quát của từng bệnh nhân. Phương pháp này nhằm tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt của cơ xương khớp, giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động của tứ chi. Đồng thời, chương trình còn góp phần hạn chế tình trạng teo cơ trong suốt quá trình điều trị.
Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Trị liệu thần kinh cột sống, hay nắn chỉnh Chiropractic, được coi là phương pháp tối ưu trong việc điều trị các tổn thương do chấn thương cột sống. Tại Optimal365 Chiropractic, các bác sĩ chuyên khoa Chiropractic sẽ thực hiện các kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng nhằm điều chỉnh các đốt sống sai lệch, phục hồi cấu trúc tự nhiên của cột sống, đồng thời giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Phương pháp này giúp giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chấn thương cột sống. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ điều trị với ba tiêu chí “Không”: không sử dụng thuốc, không can thiệp phẫu thuật và không tốn chi phí.
Optimal365 Chiropractic tự hào có đội ngũ bác sĩ đến từ Mỹ, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chiropractic, cùng đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao. Điều này đảm bảo quá trình chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân sẽ được thiết kế phác đồ điều trị cá nhân hóa phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.
Ngoài ra, chúng tôi còn đầu tư vào hệ thống trang thiết bị tiên tiến và công nghệ trị liệu hiện đại nhằm tối ưu hóa quá trình phục hồi chấn thương cột sống và cải thiện sức khỏe cơ xương khớp toàn diện cho mỗi khách hàng.
Các phương pháp điều trị chấn thương cột sống khác
Sử dụng thuốc
Trong khoảng thời gian 8 giờ đầu sau chấn thương, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau và thuốc chống phù tủy nhằm kiểm soát cơn đau và hạn chế tình trạng tổn thương thêm cho tủy sống. Đối với những bệnh nhân có biểu hiện yếu liệt, kế hoạch điều trị sẽ bao gồm việc kết hợp điều trị nội khoa bằng thuốc, liệu pháp vật lý trị liệu và biện pháp chống loét để tối ưu hóa kết quả điều trị chấn thương cột sống.
Phẫu thuật
Mục đích của phẫu thuật trong điều trị chấn thương cột sống là giải áp cho các dây thần kinh, đồng thời tái thiết lập sự cân bằng cũng như độ vững chắc của cột sống. Ca phẫu thuật được xem là thành công khi bệnh nhân có thể cố định được phần tổn thương, phục hồi thần kinh và làm lành xương trong thời gian ngắn nhất Một số chỉ định phẫu thuật bao gồm:
- Mất vững cột sống:
- Tủy sống bị chèn ép do máu tụ, mảnh xương hoặc các yếu tố khác
- Loại bỏ dị vật trong cột sống.
Chấn thương cột sống thường xảy ra do các va chạm đột ngột, nên việc ngăn ngừa hoàn toàn là điều khó khăn. Tuy nhiên, có những biện pháp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương, đặc biệt là đối với những người lao động chân tay, người cao tuổi, và các vận động viên thể thao. Để hạn chế chấn thương do tư thế sai hoặc bất cẩn khi làm việc, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
- – Giữ tư thế đúng khi nâng vật nặng: Nên ngồi thẳng lưng, cong gối, và sử dụng sức mạnh từ thân dưới để nâng vật lên cao một cách an toàn.
- Thường xuyên luyện tập các bài tập cơ lưng và cơ trọng tâm: Điều này giúp tăng cường sức mạnh và sự ổn định cho cột sống.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng ở mức hợp lý giúp giảm áp lực lên cột sống.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả chất đa lượng và vi lượng.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Thực phẩm này hỗ trợ sức khỏe xương, giúp củng cố cấu trúc cột sống.
- Bằng cách thực hiện các biện pháp này, bạn có thể bảo vệ sức khỏe cột sống và giảm nguy cơ chấn thương.
Chấn thương cột sống là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm rối loạn vận động, rối loạn thần kinh thực vật, và liệt nửa người hoặc toàn thân. Do đó, việc can thiệp điều trị kịp thời sau khi xảy ra chấn thương là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp tăng cường khả năng phục hồi mà còn giảm thiểu nguy cơ phát sinh di chứng sau chấn thương cột sống.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông Vận tải. (Octorber 25, 2023). Thực trạng người bệnh chấn thương cột sống điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai năm 2022-2023. https://mt.gov.vn/cntt/Pages/chitiettin.aspx?ChuyenmucID=998&IDNews=90697
2. Phan Sơn. (Octorber 27, 2002). Tổn thương tủy sống: Hơn 1.000 trường hợp/năm. Báo Người Lao Động. https://nld.com.vn/suc-khoe/ton-thuong-tuy-song-hon-1000-truong-hopnam-52715.htm
3. National Spinal Cord Injury Statistical Center. (2019). Facts and figures at a glance. University of Alabama at Birmingham. https://www.nscisc.uab.edu/Public/Facts%20and%20Figures%202019%20-%20Final.pdf
4. Mao, G. (2024, February 21). Spinal trauma. MSD Manual Professional Edition. https://www.msdmanuals.com/professional/injuries-poisoning/spinal-trauma/spinal-trauma
5. Shores, A. (1992). Spinal trauma. Veterinary Clinics of North America: Small Animal Practice, 22(4), 859–888. https://doi.org/10.1016/s0195-5616(92)50080-8
6. Spinal cord trauma: MedlinePlus Medical Encyclopedia. (n.d.). https://medlineplus.gov/ency/article/001066.htm