Loader logo

Chấn thương thể thao

thumbnail

Tham vấn y khoa

Lưu Anh Hùng

By Optimal365 Chiropractic
Tháng tám 20, 2024
|

Việc tập luyện thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe nhưng không thể tránh khỏi nguy cơ chấn thương thể thao do tập luyện quá sức hoặc sai kỹ thuật. Theo thống kê từ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, bóng đá là môn thể thao có tỷ lệ chấn thương cao nhất, chiếm khoảng 60-70% trong số các ca chấn thương thể thao. Các chấn thương phổ biến bao gồm chuột rút, căng cơ, gãy xương, trật khớp, và tổn thương dây chằng. Tuy nhiên, người chơi thể thao khi gặp chấn thương cần biết cách điều trị phù hợp và kịp thời để hồi phục nhanh hơn, tránh khiến cơn đau kéo dài và để lại nhiều biến chứng khó lường.

Chấn thương thể thao là gì?

Chấn thương thể thao là tổn thương xảy ra cho cơ, xương, khớp hoặc mô liên quan như dây chằng và sụn trong quá trình tham gia hoạt động thể thao. Khi bạn vận động quá mức, không khởi động đúng cách trước khi tập luyện, tập luyện sai kỹ thuật hoặc sử dụng các dụng cụ thể thao không phù hợp sẽ có nguy cơ gặp chấn thương bao gồm bong gân, căng cơ, gãy xương, viêm gân…

Chấn thương thể thao là gì?
Chấn thương thể thao là tổn thương tại cơ, xương, khớp hoặc mô liên quan

Chấn thương thể thao có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ vận động viên chuyên nghiệp đến người tập thể dục thông thường. Do sự tham gia của nhiều nhóm cơ xương khớp trong các hoạt động vận động, mức độ chấn thương có thể dao động từ nhẹ đến nặng.

  • Chấn thương nhẹ : Thường bao gồm các vết bầm tím, bong gân, hay căng cơ. Những chấn thương này gây đau và khó chịu nhưng thường không để lại hậu quả lâu dài nếu được chăm sóc và phục hồi đúng cách.
  • Chấn thương nặng : Bao gồm rách dây chằng, gãy xương, hoặc chấn thương cột sống, cần được can thiệp y tế khẩn cấp và quá trình điều trị lâu dài. Những chấn thương này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn có thể đe dọa đến sự nghiệp thể thao của vận động viên.

Điều quan trọng cần lưu ý là chấn thương thể thao khác với tình trạng đau nhức cơ bắp thông thường. Đau nhức cơ bắp là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau khi vận động mạnh, nhất là khi thử thách các cơ mới hoặc tăng cường độ tập luyện. Triệu chứng này thường xuất hiện từ 24-48 giờ sau tập luyện và sẽ tự hết sau vài ngày nghỉ ngơi.

Ngược lại, chấn thương thể thao cần được theo dõi và điều trị chuyên sâu vì có nguy cơ dẫn đến các tổn thương dài hạn nếu không được chăm sóc đúng cách. Ví dụ, tình trạng bong gân nhẹ nếu không được điều trị có thể dẫn đến giãn dây chằng mãn tính, ảnh hưởng đến khả năng vận động lâu dài.

Nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao

Chấn thương thể thao có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, và việc hiểu rõ những nguyên nhân này là yếu tố quan trọng để phòng ngừa và điều trị chấn thương hiệu quả. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra chấn thương thể thao:

Nguyên nhân do người chơi

  • Tập luyện quá sức: Khi cơ thể phải chịu áp lực quá lớn do vận động quá mức mà không có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, cơ, xương và khớp sẽ dễ bị tổn thương. Tập luyện quá mức lâu dài sẽ dẫn đến các chấn thương như căng cơ, viêm gân, và thậm chí là gãy xương.
  • Tập luyện sai kỹ thuật : Thực hiện các động tác vận động không đúng kỹ thuật sẽ gây áp lực không đồng đều lên các nhóm cơ và khớp, dẫn đến chấn thương. Ví dụ, tư thế không đúng khi nâng tạ có thể gây tổn thương cho cột sống hoặc khớp vai.
  • Khởi động sai cách : Người chơi không tuân thủ các bước khởi động kỹ càng để làm cho cơ bắp trong trạng thái sẵn sàng vận động ở cường độ cao tiếp theo. Thường hay dẫn đến các tình trạng chuột rút, bong gân, căng cơ, đau khớp và bó cơ nghiêm trọng làm gián đoạn đến cuộc chơi. Giãn cơ sau tập cũng rất quan trọng để giúp hệ cơ thư giãn và phục hồi.
  • Va chạm hoặc chấn động : Trong các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng bầu dục, hoặc bóng rổ, va chạm trực tiếp giữa các vận động viên hoặc với dụng cụ thể thao có thể dẫn đến chấn thương. Ví dụ, ngã hoặc va đập mạnh có thể gây gãy xương, trật khớp, hoặc chấn thương dây chằng.
  • Sử dụng trang thiết bị không phù hợp : Việc sử dụng trang thiết bị thể thao không đạt chuẩn hoặc không phù hợp với loại hình vận động sẽ dẫn đến chấn thương. Ví dụ, mang giày không phù hợp khi chạy bộ có thể gây đau nhức bàn chân, căng cơ và thậm chí là viêm gân Achilles.
  • Thể trạng : Người thể trạng yếu hoặc thừa cân thường dễ gặp chấn thương và tình trạng nặng hơn so với người đầy đủ thể lực. Người thừa cân có nguy cơ chấn thương cao hơn do áp lực thêm từ trọng lượng cơ thể lên các khớp, xương và cơ. Ví dụ, đầu gối và khớp cổ chân phải chịu trọng lượng lớn hơn, làm tăng nguy cơ viêm khớp, căng dây chằng hoặc đau khớp mãn tính.
  • Trình độ tập luyện: Nếu người chơi thể thao không đủ thể lực hoặc phản xạ thiếu linh hoạt để xử lý tình huống thì rất dễ bị chấn thương. Cơ bắp, dây chằng và khớp cần đủ sức mạnh và linh hoạt để chịu được áp lực trong quá trình vận động.
  • Thay đổi cách tập luyện, thi đấu : Các thay đổi đột ngột trong tập luyện/thi đấu cũng dễ dẫn đến chấn thương như: Các cầu thủ đột ngột đổi chân đá thuận để tiếp cận kịp thời quả bóng đang ở cự ly gần. Hoặc người chơi bóng rổ thực hiện một cú bật nhảy quá cao để ghi điểm và cách tiếp đất không chuẩn thường sẽ dẫn đến những chấn thương bong gân hoặc mắt cá chân.
  • Có dị tật từ trước : Các dị tật như bàn chân lõm, tay cán giá, chân vòng kiềng… làm tăng nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao.
  • Tiền sử chấn thương : Những người từng gặp chấn thương thể thao trước đó sẽ có nguy cơ cao hơn bị tái phát hoặc gặp phải các chấn thương khác do yếu tố tâm lý hoặc các khu vực bị tổn thương trước đó chưa hoàn toàn hồi phục.
Nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao
Nguyên nhân chấn thương thể thao có thể do người chơi, môi trường hoặc dụng cụ

Nguyên nhân do môi trường

  • Khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng : Thông thường, cơ thể cần 2 – 3 tuần để thích ứng với điều kiện khí hậu tại nơi tập luyện, thi đấu mới. Nhưng không phải lúc nào vận động viên cũng có đủ thời gian thích nghi này.
  • Sân tập không thuận lợi : Sân tập không đạt chuẩn, mặt đường trơn trượt, hoặc các yếu tố thời tiết xấu như mưa có thể làm tăng nguy cơ chấn thương thể thao.

Phân loại chấn thương trong thể thao?

Căng cơ

Đây là tình trạng cơ bị kéo giãn quá mức do người chơi thể thao không khởi động kỹ hoặc do một lực tác động bất ngờ khiến các cơ (ở đùi sau, bắp chân, háng, lưng, vai..) bị kéo căng quá mức. Một số triệu chứng thường gặp khi bị căng cơ:

  • Vùng cơ bị căng bị sưng, đau nhức và khó cử động.
  • Cơ bị căng sẽ mất đi độ linh hoạt, làm hạn chế khả năng cử động của người bị chấn thương. Người bị căng cơ nặng có thể gặp khó khăn khi đi lại, đứng lên ngồi xuống, hoặc vận động hàng ngày.
  • Với tình trạng căng cơ nhẹ, cơn đau sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu căng cơ mức độ nặng thì cơn đau nhức sẽ kéo dài, co thắt hoặc cứng lại khiến vận động khó khăn.
Phân loại chấn thương trong thể thao?
Tình trạng căng cơ khiến cơ bị kéo giãn quá mức

Bong gân

Bong gân là tình trạng khi dây chằng ở khớp bị căng quá mức hoặc rách do những tác động đột ngột, chẳng hạn như trượt chân, té ngã, hoặc vận động sai cách trong lúc chơi thể thao. Bong gân có thể xảy ra ở nhiều khu vực khớp trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là mắt cá chân , cổ tay , và đầu gối . Các triệu chứng kèm theo bao gồm:

  • Cảm giác đau nhói như bị điện giật ngay khi dây chằng bị tổn thương. Cơn đau có thể tăng dần sau khoảng 1 giờ khi vùng bị tổn thương bắt đầu sưng và tụ máu.
  • Vùng bị bong gân sẽ sưng tấy do viêm, tụ máu. Dây chằng bị giãn hoặc rách sẽ khiến khớp mất sự ổn định và cảm giác lỏng lẻo.

Trật khớp

Trật khớp hay sai khớp là tình trạng các mặt khớp bị di lệch hoàn toàn hoặc không hoàn khỏi vị trí bình thường của chúng. Chấn thương này thường xảy ra do va chạm mạnh, ngã, hoặc xoay người đột ngột khi tham gia các hoạt động thể thao. Các dạng trật khớp phổ biến bao gồm trật cổ chân, trật khớp vai, và trật khớp gối. Thông thường, trật khớp sẽ có biểu hiện nặng hơn bong gân, cụ thể:

  • Khớp bị trật sẽ sưng to do viêm, tụ dịch và biến dạng.
  • Có thể xuất huyết dưới da, phần mềm xung quanh khớp bị bầm tím.
  • Cơn đau dữ dội, đặc biệt là khi cố gắng cử động khớp. Đau có thể kèm theo tê bì hoặc cảm giác như kiến bò ở vùng bị thương do dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Khớp không thể cử động, co hay duỗi được. Khả năng vận động bị hạn chế nghiêm trọng.

Gãy xương

Khi chịu một lực tác động mạnh từ bên ngoài có thể gây gãy xương. Có nhiều dạng gãy xương bao gồm gãy theo chiều dọc, gãy theo chiều ngang, gãy nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh (gãy xương phân mảnh). Các dấu hiệu nhận biết gãy xương là:

  • Vị trí xương bị gãy sẽ sưng phồng lên, đỏ và tụ máu dưới da do tổn thương mạch máu. Bầm tím thường xuất hiện xung quanh vùng gãy.
  • Vùng xương gãy bị biến dạng hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu. Đối với những trường hợp gãy xương nặng, xương có thể nhô ra ngoài da, được gọi là gãy xương hở.
  • Tiếng lạo xạo hoặc tiếng “rắc” dưới da tại thời điểm xảy ra chấn thương, đặc biệt khi xương gãy chạm vào nhau.
  • Cảm giác đau dữ dội xuất hiện ngay lập tức khi xương bị gãy, và cơn đau tăng lên khi cử động hoặc khi chạm vào vùng bị tổn thương.

Lưu ý: Gãy xương là tình trạng khẩn cấp, đặc biệt là các trường hợp gãy xương hở, vì có nguy cơ mất máu, nhiễm trùng và tổn thương mạch máu, dây thần kinh xung quanh. Nếu chậm trễ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng… thậm chí là tử vong.

Phân loại chấn thương trong thể thao?
Gãy xương là tình trạng cần được điều trị khẩn cấp

Chấn thương đầu gối

Khớp gối là vị trí rất dễ bị tổn thương đột ngột vì phải đảm nhận nhiều hoạt động khi chơi thể thao. Một số chấn thương chân tại khu vực đầu gối phổ biến là:

  • Giãn, rách hoặc đứt dây chằng chéo trước (ACL) : Gây triệu chứng đau, sưng, khó cử động đầu gối và cảm giác “lỏng lẻo” khi đi lại. Thường xảy ra khi thay đổi hướng đột ngột, nhảy, hoặc tiếp đất không đúng kỹ thuật trong các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, và võ thuật.
  • Giãn, rách hoặc đứt dây chằng chéo sau (PCL) : Có triệu chứng đau dữ dội vùng sau gối, khớp sưng viêm và lỏng lỏng. Thường xảy ra do va đập mạnh vào phía trước của đầu gối khi chân đang ở tư thế cong, ví dụ như khi ngã và đầu gối đập xuống đất hoặc trong tai nạn giao thông.
  • Kéo căng hoặc rách dây chằng giữa (MCL) : Đau ở bên trong đầu gối, sưng và khó khăn trong việc di chuyển hoặc uốn cong đầu gối. Tình trạng này xảy ra khi có lực tác động trực tiếp vào phía ngoài của đầu gối, khiến dây chằng giữa bị kéo giãn quá mức. Thường gặp trong bóng đá và các môn thể thao đối kháng.
  • Chấn thương dây chằng bên ngoài (LCL) : Đau và sưng ở phía ngoài đầu gối, gây cứng khớp, khó di chuyển và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Tình trạng này ít phổ biến hơn nhưng thường xảy ra khi lực tác động vào mặt trong của đầu gối, gây căng dây chằng bên ngoài. Chấn thương này thường gặp trong các môn thể thao va chạm mạnh.
  • Rách sụn chêm khớp gối : Khiến phần khớp gối sưng, đau, khi vận động phát ra tiếng lục cục và cảm giác “mắc kẹt” ở đầu gối. Rách sụn chêm thường xảy ra khi xoay hoặc vặn đầu gối đột ngột, nhất là khi đứng dậy hoặc bật dậy quá nhanh từ tư thế ngồi xổm.

Chấn thương vai – cánh tay – khuỷu tay

Chấn thương vai – cánh tay – khuỷu tay trong thể thao bao gồm các loại sau:

  • Viêm gân chóp xoay khớp vai: Xảy ra khi các gân ở chóp xoay của khớp vai bị viêm do vận động quá mức hoặc lặp đi lặp lại các động tác nâng hoặc xoay tay. Triệu chứng bao gồm vai đau nhức, sưng viêm và hạn chế khả năng vận động.
  • Hội chứng khuỷu tay Tennis: Còn gọi là viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay. Do vận động lặp đi lặp lại ở khuỷu tay, đặc biệt là khi chơi các môn thể thao liên quan đến động tác vung vợt như tennis, cầu lông, hoặc cử động tay trong các hoạt động như vặn hoặc nắm đồ vật. Biểu hiện của hội chứng này là đau đớn khi hoạt động khuỷu tay, nhất là khi vặn cẳng tay hoặc cầm nắm đồ vật.
  • Viêm gân cơ nhị đầu: Thường gặp ở các vị trí khớp vai đang bị chấn thương. Đau ở vùng phía trước vai, đặc biệt là khi nâng tay hoặc thực hiện các động tác kéo. Đây là tình trạng viêm ở đầu dài của hai gân cơ nhị đầu (gồm cả đầu ngắn, đầu dài). Các môn thể thao như bơi lội, nâng tạ, hoặc bóng rổ có thể gây áp lực lớn lên vùng gân cơ nhị đầu.

Đau cột sống thắt lưng

Đây là tình trạng đau nhói ở một hoặc hai bên thắt lưng do xoay, nghiêng người quá mạnh hoặc uốn cong cột sống. Các khớp đốt sống ở thắt lưng bị bong gân, giãn hoặc rách dây chằng gây viêm và đau cho người bệnh. Loại chấn thương này có thể gặp ở nhiều bộ môn thể thao như điền kinh, chạy xe đạp, tennis, nâng tạ, golf, bơi lội,…

Phân loại chấn thương trong thể thao?
Chấn thương thắt lưng cột sống khi chơi thể thao

Đau thắt lưng cột sống cần được điều trị kịp thời. Vì nếu người chơi vẫn tiếp tục vận động với tư thế sai có thể dẫn đến lệch đốt sống, tăng áp lực lên đĩa đệm và chèn ép rễ thần kinh. Từ đó triệu chứng đau lưng tăng về mức độ, lan dần xuống mông và chân.

Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là là tình trạng viêm của dải gân nằm dưới lòng bàn chân (cân gan) do phải chịu áp lực quá lớn trong thời gian dài, gây đau nhói và buốt ở gót chân người bệnh. Nguyên nhân là áp lực cơ thể lên phần cân gan quá lớn kéo dài gây ra tổn thương, bao gồm đi bộ hoặc đứng quá nhiều, mang giày không phù hợp, tập luyện quá mức, hoặc do trọng lượng cơ thể lớn. Cơn đau dễ tái đi tái lại sau khi vận động hoặc đi lại nhiều, nhất là sau khi đi bộ vào buổi sáng.

Viêm gân gót chân Achilles (A-sin)

Tình trạng gân Achilles ở gót chân hoạt động quá mức dẫn đến quá tải lực và trọng lực gây ra chấn thương trong các hoạt động vận động như chạy bộ, nhảy, hoặc mang giày không đúng cỡ. Gân Achilles là một trong những gân lớn nhất của cơ thể nhưng lại có ít mạch máu, khiến nó dễ bị tổn thương khi chịu áp lực lớn, thậm chí gây rách hoặc đứt, gây đau dữ dội và mất khả năng cử động.

Chuột rút

Chuột rút là tình trạng bó cơ bị co thắt đột ngột, gây đau đớn dữ dội và khiến người bị thương không thể tiếp tục cử động được. Nguyên nhân phổ biến bao gồm thiếu nước, mất cân bằng điện giải (đặc biệt là kali, magie, và canxi), tập luyện quá mức, hoặc do giữ một tư thế quá lâu. Chuột rút thường xảy ra ở các cơ lớn như bắp chân, đùi, bàn chân, hoặc cơ bụng.

Chấn thương háng

Chấn thương háng là tình trạng một trong 5 nhóm cơ dọc theo đùi trong bị căng quá mức gây đứt hoặc rách khi chơi thể thao có cường độ cao (bóng chuyền, bóng đá, tennis,..). Tình trạng này xảy ra khi các cơ háng bị kéo giãn đột ngột, thường do thay đổi hướng nhanh, xoay người, hoặc chạy tăng tốc nhanh. Người bị chấn thương sẽ cảm thấy đau đớn nghiêm trọng ở vùng háng, hông, đùi, lan xuống đầu gối, gây khó khăn khi di chuyển, không thể chạy nhảy hoặc hoặc thực hiện các động tác sử dụng cơ háng.

Phân loại chấn thương trong thể thao?
Chấn thương háng khiến người bệnh khó di chuyển, vận động

Chấn thương đầu

Chấn thương đầu là tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra trong nhiều môn thể thao, đặc biệt là các môn có nguy cơ va chạm cao như bóng đá, bóng bầu dục, đua xe đạp, quyền anh, võ thuật, và bóng rổ. Chấn thương đầu có thể dao động từ nhẹ đến nặng, với các tổn thương khác nhau như chấn động não, nứt hộp sọ, và xuất huyết não. Chấn thương sọ não, là một trong những loại chấn thương nghiêm trọng nhất và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm bao gồm mất ý thức, lú lẫn, hoặc co giật nếu không được xử lý kịp thời.

Chấn thương tuỷ sống

Chấn thương tủy sống là triệu chứng tổn thương các dây thần kinh bên trong ống sống. Thông thường, tình trạng này xuất phát từ chấn thương cột sống, làm giảm khả năng của tủy sống trong việc gửi và nhận tín hiệu từ não đến các hệ chức năng điều khiển cảm giác. Khi tủy sống bị tổn thương, quá trình truyền tín hiệu này bị gián đoạn, từ đó khả năng vận động và tự khống chế của cơ thể bị giảm sút, thậm chí là mất chức năng vĩnh viễn.

Biện pháp xử lý khi gặp chấn thương thể thao tại nhà

Khi gặp chấn thương thể thao cấp tính, bạn cần thực hiện sơ cứu kịp thời để giúp giảm đau, hạn chế tổn thương, và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Đối với trường hợp bị chấn thương mô mềm như bong gân, căng cơ và chấn thương nhẹ ở khớp, bạn có thể áp dụng phương pháp sơ cứu RICE, cụ thể:

  • Rest – Nghỉ ngơi : Ngay lập tức ngừng vận động và nghỉ ngơi để giảm đau. Tránh gây áp lực lên vùng bị thương cho đến khi cơn đau giảm.
  • Ice – Chườm lạnh : Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng áp lên vùng chấn thương trong vòng 24 tiếng sau chấn thương để giảm sưng và đau. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 ngày sau chấn thương, mỗi lần chườm lạnh từ 20 – 30 phút và cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng. Không chườm đá trực tiếp lên da, hãy bọc đá trong khăn mỏng để tránh gây bỏng lạnh.
  • Compression – Băng bó : Sử dụng băng thun hoặc vải để quấn nhẹ nhàng quanh vùng bị chấn thương giúp giảm sưng, hỗ trợ các khớp bị tổn thương và cố định khớp và dây chằng để tránh làm chấn thương nặng hơn. Nếu thấy băng quá chặt hoặc bị đau nhói sau khi quấn băng thì nên nới lỏng để lưu thông máu thuận lợi hơn.
  • Elevation – Nâng cao : Kê gối nhỏ bên dưới vùng bị chấn thương để phần bị trật khớp hoặc bong gân cao hơn so với mức tim, đặc biệt là khi bạn ngồi hoặc nằm, giúp giảm sưng do giảm lưu thông máu đến vùng bị tổn thương.
Biện pháp xử lý khi gặp chấn thương thể thao tại nhà
Nghỉ ngơi và chườm đá khi gặp chấn thương thể thao

Dấu hiệu cần thăm khám khi gặp chấn thương thể thao

Nhiều người thường nhầm lẫn chấn thương thể thao với đau cơ thông thường nên bỏ qua giai đoạn trị liệu, khiến tình trạng chấn thương gia tăng và phát triển thành bệnh mạn tính. Chính vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ thăm khám ngay lập tức nếu có những dấu hiệu sau:

  • Cơn đau kéo dài với mức độ ngày càng dữ dội
  • Vết thương bị sưng tấy đặc biệt khi sưng lan rộng và không giảm sau khi chườm đá
  • Bầm tím lan rộng và xuất hiện máu bầm lớn, bao gồm vỡ mạch máu hoặc tụ máu bên trong
  • Khớp hoặc xương bị biến dạng, hoặc có sự di lệch rõ ràng
  • Không thể cử động bình thường vùng bị thương như không thể đứng lên, đi lại hoặc cử động tay/chân
  • Cảm giác tê bì, mất cảm giác hoặc yếu liệt ở vùng bị thương, liệt thần kinh cảm giác
  • Tiếng rắc hoặc lạo xạo có thể là dấu hiệu của gãy xương hoặc rách cơ, gân, hoặc dây chằng
  • Trong trường hợp bị chấn thương ở ngực hoặc vùng xương sườn, nếu bạn cảm thấy khó thở, đau ngực, hoặc tức ngực, đây có thể là dấu hiệu của tổn thương lồng ngực hoặc phổi
  • Nếu bạn gặp chấn thương đầu và có triệu chứng như mất ý thức, chóng mặt, buồn nôn, mất trí nhớ tạm thời, nhìn mờ, mất phương hướng, hoặc mất thăng bằng.

Lưu ý: Với trường hợp bị bong gân nặng, nếu vị trí khớp xương bị trật trở nên lỏng lẻo, không cử động được, bị sốt cao hoặc không đỡ hơn sau 48 tiếng thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Lợi ích của Chiropractic với người chơi thể thao

Hoạt động thể thao đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhóm cơ xương khớp. Chính vì vậy, nguy cơ chấn thương cũng như những hạn chế về mặt hiệu suất vận động là điều không thể tránh khỏi. Chiropractic giúp người chơi thể thao điều trị chấn thương kịp thời, đạt hiệu suất tối đa và nâng cao phong độ thi đấu!

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Chiropractic Canada, tựa đề “Tính cải thiện và nâng cao hiệu suất thể thao với vận động viên thông qua phương pháp Chiropractic”, kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • 60% vận động viên cảm thấy hiệu suất vận động của họ được nâng cao đáng kể sau khi áp dụng các phương pháp điều trị Chiropractic.
  • 20% khác cho rằng họ trở nên tự tin hơn và đạt được thành tích tốt hơn trong thể thao nhờ sự hỗ trợ của Chiropractic.
Lợi ích của Chiropractic với người chơi thể thao
Chiropractic mang lại nhiều lợi ích với người chơi thể thao

Ra đời tại Mỹ hơn 125 năm trước, với hơn 70.000 trung tâm Chiropractic tại Hoa Kỳ và 70 quốc gia khác trên thế giới. Ngày nay, Chiropractic là phương pháp được quan tâm hàng đầu trước các giải pháp y học truyền thống trong chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Cơ – Xương – Khớp. Phương pháp này giúp tối đa hóa hiệu suất và nâng cao thành tích của các vận động viên trước bất kỳ giải đấu chuyên nghiệp nào với tiêu chí an toàn và hiệu quả bền vững.

  • Điều trị chấn thương kịp thời

Khi các khớp bị lệch khỏi vị trí chuẩn, áp lực có thể tăng lên các mô xung quanh như cơ, dây chằng, và gân. Chiropractic giúp đưa các khớp và cột sống trở về trạng thái cân bằng tự nhiên, cải thiện sự liên kết của cơ thể. Ngoài ra, việc điều chỉnh khớp và cột sống giúp giảm căng thẳng lên hệ cơ bắp và dây chằng, giúp giảm đau và cứng khớp, đồng thời cải thiện độ linh hoạt và khả năng vận động.

  • Nâng cao hiệu suất thể thao

Chiropractic giúp tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt và biên độ vận động. Từ đó giúp vận động viên thực hiện các động tác chính xác, hiệu quả hơn. Điều này rất quan trọng với hầu hết môn thể thao từ bơi lội, bóng đá cho đến golf hay tennis. Bên cạnh đó, bác sĩ Nắn chỉnh thần kinh cột sống còn cải thiện cấu trúc và chức năng của cơ thể bằng cách đảm bảo rằng hệ thống cơ xương khớp hoạt động đúng cách, giúp phòng ngừa chấn thương và phục hồi chấn thương nhanh hơn và hiệu quả hơn.

  • Mở rộng biên độ vận động:

Khi các khớp và cột sống được điều chỉnh đúng, biên độ vận động của cơ thể được mở rộng, cho phép các vận động viên đạt được sự linh hoạt tối đa. Điều này rất quan trọng trong các môn thể thao yêu cầu sự xoay người hoặc vươn tay như golf và bơi lội.

  • Nâng cao phong độ thi đấu

Việc cải thiện tư thế và cân bằng cơ thể thông qua Chiropractic sẽ hỗ trợ vận động viên duy trì được phong độ cao trong các trận thi đấu. Sau mỗi đợt điều trị, vận động viên không chỉ giảm đau nhức cơ thể mà còn giảm căng thẳng và có tinh thần tốt hơn trước khi bước vào trận đấu.

  • Tăng cường hồi phục sau thi đấu

Liệu trình Chiropractic còn giúp vận động viên giảm căng thẳng cơ bắp, xua tan mệt mỏi sau khi thi đấu, hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nắn chỉnh Chiropractic giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường khả năng tái tạo mô, giúp cơ thể vận động viên nhanh chóng hồi phục và trở lại thi đấu.

Lợi ích của Chiropractic với người chơi thể thao
Phương pháp Chiropractic giúp vận động viên giảm căng thẳng về cơ bắp sau khi thi đấu

Chiropractic – Giải pháp tối ưu hiệu suất, sự bền vững của vận động viên

Running & Chiropractic: Chìa khóa chinh phục mọi giới hạn của Runner

Các vận động viên chạy bộ (runner) thường phải đối mặt với nhiều chấn thương từ căng cơ, đau lưng, đầu gối cho đến các vấn đề về cơ xương khớp. 100% người chạy chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp đều đạt được thành tích cao hơn khi điều trị chấn thương khớp với Chiropractic. Lợi ích nổi bật của Chiropractic đối với Runner bao :

  • Cải thiện sức bền: Bằng cách điều chỉnh cột sống và khớp, Chiropractic giúp cải thiện sự cân bằng, tăng hiệu suất tập luyện, tăng cường tính linh hoạt và giúp runner chạy bền hơn và giảm nguy cơ chấn thương.
  • Tăng cường biên độ vận động: Chiropractic giúp mở rộng biên độ vận động của các khớp và tăng cường linh hoạt cho cơ thể. Điều này rất quan trọng đối với runner để có thể thực hiện các bước chạy hiệu quả và tối ưu hóa dáng chạy, giảm nguy cơ căng cơ hoặc rách dây chằng.
  • Giảm đau và chấn thương: Runner thường gặp các chấn thương phổ biến như đau lưng, đầu gối, viêm gân Achilles và hội chứng ITB (viêm dải chậu chày). Chiropractic giúp giảm đau nhanh chóng, điều chỉnh khớp và hệ cơ, tăng cường lưu thông máu và tăng khả năng hồi phục sau chấn thương.
  • Tăng tốc phục hồi : Việc điều chỉnh cột sống và khớp giúp tăng cường lưu thông máu và dòng chảy năng lượng trong cơ thể, tăng sức mạnh và sự dẻo dai của hệ cơ xương khớp, giúp cơ bắp phục hồi nhanh chóng sau các buổi tập luyện căng thẳng hoặc sau chấn thương
  • Cải thiện sự liên kết của cơ thể : Chiropractic giúp vận động viên chạy bộ duy trì tư thế chính xác, tăng cường sự kiểm soát và giảm nguy cơ chấn thương do tư thế không đúng. Runner có thể tăng sức mạnh, tốc độ và độ bền, từ đó chinh phục các cự ly lớn hơn và mục tiêu cao hơn.
Chiropractic - Giải pháp tối ưu hiệu suất, sự bền vững của vận động viên
Trị liệu cơ chuyên sâu với Chiropractic

Golf & Chiropractic: Tăng Tốc Swing – Hạ Handicap cùng Chiropractic

Golf là một môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật cao và sự tinh tế trong từng động tác. Để có được một cú swing mạnh mẽ, chính xác và giảm thiểu các chấn thương, sự cân bằng và linh hoạt của cơ thể là yếu tố quan trọng. Thống kê cho rằng 90% chấn thương khi chơi golf tập trung ở vị trí cổ và lưng. Vì vậy, việc chăm sóc và điều trị với Chiropractic sẽ giúp golfers:

  • Tối ưu hóa hiệu suất: Chiropractic giúp tăng cường phạm vi chuyển động và sự ổn định trong lúc swing. Ngoài ra, phương pháp Chiropractic còn giúp điều chỉnh cột sống và cân bằng hệ thống thần kinh, tạo điều kiện tối ưu cho cơ thể bạn thể hiện tốt nhất khả năng chơi golf.
  • Tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho cú swing : Một cú swing thành công yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm cơ từ vai, lưng, hông cho đến đầu gối. Chiropractic giúp điều chỉnh các khớp, cột sống và cơ bắp, giúp cơ thể vận hành linh hoạt hơn, từ đó cải thiện khả năng xoay người và tạo ra những cú swing mạnh mẽ hơn.
  • Giảm đau lưng và cổ : Đau lưng và đau cổ là những vấn đề phổ biến mà các golfer thường gặp do các chuyển động xoay và cúi người khi thực hiện swing. Chiropractic giúp điều chỉnh cột sống, giải phóng áp lực lên các đốt sống và cơ xương, từ đó giảm đau và ngăn ngừa các tổn thương về sau.
  • Cải thiện biên độ vận động và cân bằng cơ thể : Khả năng xoay người và duy trì sự cân bằng trong suốt quá trình thực hiện cú đánh là yếu tố quan trọng để đạt hiệu suất cao trong golf. Chiropractic giúp mở rộng biên độ vận động của các khớp và tăng cường sự linh hoạt, từ đó golfer có thể thực hiện cú swing với biên độ lớn và lực mạnh hơn.
  • Phòng ngừa và phục hồi chấn thương : Các chấn thương cơ xương khớp do swing không đúng cách, căng thẳng quá mức lên lưng, cổ, và khớp gối có thể làm gián đoạn quá trình thi đấu của golfer. Chiropractic không chỉ giúp điều trị các chấn thương này mà còn ngăn ngừa nguy cơ chấn thương tái phát, giúp golfer duy trì phong độ ổn định.
  • Cải thiện tư thế và cân bằng: Chiropractic đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tư thế và cân bằng của cơ thể, giảm nguy cơ lệch đốt sống khi thực hiện các động tác swing. Một tư thế đúng không chỉ giúp golfer có được cú swing chính xác mà còn giúp ngăn ngừa chấn thương. Với sự cân bằng tốt hơn, golfer có thể đạt được sự ổn định và chính xác trong mỗi cú đánh, giúp bạn đạt thành tích tốt nhất trong golf.
Chiropractic - Giải pháp tối ưu hiệu suất, sự bền vững của vận động viên
Chăm sóc và điều trị hiệu quả phần cơ lưng, cổ với Chiropractic

Bóng đá & Chiropractic: Chơi bóng an toàn & Ngăn ngừa chấn thương cùng Chiropractic

Với cường độ vận động mạnh mẽ và va chạm thường xuyên, chấn thương trong bóng đá là điều không thể tránh khỏi. Để chơi bóng an toàn, các cầu thủ cần tuân thủ luyện tập và khởi động, làm nóng cơ thể trước khi ra sân, đồng thời sử dụng thêm các đồ bảo hộ cổ chân hoặc đầu gối để đá bóng an toàn. Để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất và giảm nguy cơ chấn thương, ngày càng nhiều cầu thủ bóng đá tìm đến Chiropractic – phương pháp điều trị cơ xương khớp không xâm lấn, giúp tăng cường hiệu suất và bảo vệ sức khỏe dài hạn, cụ thể:

  • Cải thiện linh hoạt cơ bắp và khớp xương : gia tăng hiệu suất thi đấu, tăng sức bền trên sân, giúp các cú sút, chuyền bóng, phát bóng hay bắt bóng hiệu quả hơn. Trong các trận đấu chuyên nghiệp, bác sĩ Chiropractic nắn chỉnh cho các cầu thủ để cải thiện phong độ thi đấu.
  • Tối ưu hóa sự cân bằng cơ xương khớp : Các động tác trong bóng đá, từ chạy nước rút, sút bóng cho đến xoay người, đều đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ cơ và khớp. Chiropractic giúp điều chỉnh các khớp và cột sống, giúp cơ thể duy trì cân bằng và linh hoạt, từ đó giảm áp lực lên hệ cơ và các khớp, đặc biệt là ở lưng, hông, và đầu gối.
  • Điều chỉnh cột sống cân bằng : giúp giảm căng thẳng và ngăn ngừa chấn thương. Chiropractic giúp giữ cho cột sống và khớp luôn ở trạng thái tốt nhất, cải thiện khả năng chịu lực và giảm nguy cơ chấn thương. Đồng thời, thực hiện Chiropractic còn kích thích cơ thể chữa lành, cải thiện sự lưu thông máu, giảm viêm, và tăng cường khả năng tái tạo mô giúp phục hồi nhanh chóng, để các cầu thủ yên tâm trở lại sân cỏ trong thời gian ngắn nhất sau các chấn thương liên quan đến đùi, đầu gối và cột sống.
Chiropractic - Giải pháp tối ưu hiệu suất, sự bền vững của vận động viên
Ngăn ngừa chấn thương cùng Chiropractic

Bóng rổ & Chiropractic: Chinh phục mọi cú Dunk cùng Chiropractic

Bóng rổ là một môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp giữa sức mạnh, tốc độ, linh hoạt và khả năng nhảy cao để thực hiện những cú dunk ấn tượng. Tuy nhiên, với cường độ vận động mạnh, các cầu thủ bóng rổ thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ chấn thương, đặc biệt là ở đầu gối, lưng, mắt cá chân và cột sống. Thường xuyên chăm sóc sức khỏe với Chiropractic sẽ hỗ trợ phong độ cho các cầu thủ bằng cách:

  • Nâng cao phong độ, cải thiện thành tích : Liệu pháp Chiropractic giúp cải thiện sự linh hoạt và phạm vi chuyển động, từ đó giúp cầu thủ bóng rổ thực hiện các động tác phức tạp như nhảy cao, chạy nhanh một cách dứt điểm và hiệu quả hơn.
  • Tăng sức bật, sức mạnh và sức bền: Chiropractic giúp điều chỉnh các vấn đề về cột sống và khớp, từ đó giúp các cầu thủ bóng rổ duy trì tư thế tốt nhất khi di chuyển và thực hiện các động tác kỹ thuật như dunk , ném bóng, xoay người và phòng thủ. Chiropractic giúp cải thiện về sức bền, từ đó giúp cầu thủ duy trì hiệu suất cao trong suốt trận đấu.
  • Cải thiện khả năng giữ thăng bằng và di chuyển nhanh : Chiropractic giúp các vận động viên tối ưu hóa sự cân bằng của cơ thể, rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phản xạ nhanh khi chơi bóng rổ. Việc cải thiện sự phối hợp giữa các nhóm cơ cũng giúp cầu thủ di chuyển linh hoạt và nhanh nhẹn hơn trên sân.

Optimal365 Chiropractic – Chăm sóc sức khỏe thể thao toàn diện

Với sứ mệnh cải thiện sức khỏe xương khớp cho người chơi thể thao, bác sĩ tại Optimal365 Chiropractic đã thiết kế phác đồ Sport Enhancement chuyên biệt, ứng dụng kỹ thuật đặc biệt, trang thiết bị hiện đại để tối ưu hóa quá trình khám chữa bệnh, dành riêng cho người chơi thể thao và vận động viên.

Với giải pháp điều trị gồm 3 giai đoạn: Nắn chỉnh Chiropractic – Điều trị cơ chuyên sâu – Trị liệu công nghệ cao. Trung tâm Trị liệu cơ xương khớp cột sống Optimal365 Chiropractic là đơn vị tiên phong trong việc chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diện bằng phương pháp điều trị Chiropractic an toàn, hiệu quả, đảm bảo 3 Không: Không tiêm – Không thuốc – Không phẫu thuật.

Optimal365 Chiropractic tự hào với đội ngũ các Bác sĩ và Chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu đến từ Mỹ, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị thần kinh cột sống. Chúng tôi cam kết mang đến cho người bệnh những phác đồ trị liệu được thiết kế riêng biệt, đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý cụ thể của từng cá nhân. Mỗi bệnh nhân tại Optimal365 Chiropractic đều được đội ngũ bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chuyên sâu để thiết kế phác đồ điều trị phù hợp nhất. Quy trình này giúp người bệnh nhanh chóng giảm đau, cải thiện chức năng vận động và phục hồi toàn diện.

Optimal365 Chiropractic không ngừng đầu tư vào trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến để đảm bảo sự chính xác trong quá trình chẩn đoán và gia tăng hiệu quả trị liệu. Bên cạnh quá trình trị liệu chuyên môn, đội ngũ kỹ thuật viên tại phòng khám còn hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu phù hợp cho từng thể trạng của người bệnh. Điều này giúp gia tăng hiệu quả điều trị, giảm đau nhanh chóng, và thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng một cách toàn diện.

Optimal365 Chiropractic luôn đặt trải nghiệm điều trị của bệnh nhân lên hàng đầu. Với sự kết hợp giữa đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại và các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, chúng tôi cam kết mang đến kết quả điều trị tốt nhất, giúp bệnh nhân phòng ngừa chấn thương, sớm lấy lại sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Optimal365 Chiropractic - Chăm sóc sức khỏe thể thao toàn diện
Optimal365 Chiropractic cùng đồng hành và điều trị tận tâm các chấn thương thể thao

Phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao

Phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe và tối ưu hóa hiệu suất vận động. Cách phòng ngừa chấn thương tốt nhất khi chơi thể thao là khởi động đúng cách để làm ấm cơ và tăng lưu lượng máu đến các mô, chuẩn bị cơ thể cho các hoạt động mạnh. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ những hướng dẫn sau đây để phòng tránh chấn thương thể theo hiệu quả:

  • Giãn cơ sau khi tập luyện: Sau khi tập luyện hoặc thi đấu, giãn cơ đúng cách giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng cho các nhóm cơ vừa hoạt động mạnh. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng căng cơ và giảm đau nhức sau khi vận động.
  • Huấn luyện kỹ lưỡng : Vận động viên cần học, tuân thủ và thực hành đúng kỹ thuật khi luyện tập/thi đấu, luôn tuân thủ theo chỉ dẫn của huấn luyện viên trước, trong và sau mỗi lần luyện tập/thi đấu để ngăn ngừa chấn thương.
  • Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ phù hợp : Trang thiết bị thể thao phù hợp như giày, mũ bảo hiểm, găng tay, băng bảo vệ cổ tay hoặc đầu gối rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi các tác động mạnh hoặc va chạm. Dụng cụ hỗ trợ phải được bảo quản tốt, thay mới kịp thời. Sân tập cần được bảo dưỡng, duy trì tình trạng tốt.
  • Tăng cường thể lực dần dần: Tăng dần cường độ tập luyện để cơ thể thích nghi, thay vì đẩy bản thân quá sức ngay từ đầu. Điều này giúp giảm nguy cơ căng cơ và các chấn thương do vận động quá mức. Chương trình tập luyện nên được điều chỉnh từ mức độ thấp đến cao, tập trung vào việc nâng cao sức mạnh, sự bền bỉ và độ linh hoạt của cơ thể.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng: giúp cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng đối mặt với các yêu cầu thể lực cao. Đảm bảo cung cấp đủ protein, vitamin, khoáng chất (như canxi và magie) giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và xương khớp. Uống đủ nước cũng rất quan trọng để duy trì sự dẻo dai và giảm nguy cơ chuột rút.
  • Chăm sóc y tế tốt : Cần có đội ngũ y tế chờ sẵn trong lúc tập luyện hoặc thi đấu để chăm sóc kịp thời nếu bị chấn thương. Vận động viên phải có hồ sơ sức khỏe, và nên tuân theo các chỉ dẫn điều trị và phục hồi đầy đủ trước khi quay lại tập luyện. Việc trở lại quá sớm khi chưa hoàn toàn hồi phục có thể làm tăng nguy cơ tái phát chấn thương.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi gặp chấn thương thể thao . Nếu gặp các dấu hiệu chấn thương thể thao nêu trên, bạn hãy nhanh chóng đến Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal365 Chiropractic để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Verywell Fit. (n.d.). Sports Injury First Aid Treatment. Retrieved from https://www.verywellfit.com/sports-injury-first-aid-treatment-3120820

2. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases (NIAMS). (n.d.). Sports Injuries. Retrieved from https://www.niams.nih.gov/health-topics/sports-injuries

3. MedlinePlus. (n.d.). Sports Injuries. Retrieved from https://medlineplus.gov/sportsinjuries.html

4. KidsHealth. (n.d.). First Aid: Dislocations. Retrieved from https://kidshealth.org/en/parents/dislocations-sheet.html

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch