Loader logo

Tê bì chân tay

thumbnail
By Optimal365 Chiropractic
20/08/2024
|

Tê bì là tình trạng mất cảm giác hoặc giảm cảm giác ở một phần cơ thể, thường là ở các chi (tay hoặc chân). Tê bì có thể xảy ra một cách tạm thời do tư thế ngồi hoặc đứng sai cách dẫn đến chèn ép thần kinh. Ngoài ra, tê bì chân tay có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng khó lường như: mất cảm giác hoàn toàn, mất kiểm soát vận động, teo cơ hoặc liệt chi… Hãy cùng Optimal365 Chiropractic tìm hiểu về các nguyên nhân phổ biến gây tê bì chân tay và cách đối phó với chúng nhé!

Tê bì chân tay là gì?

Tê bì chân tay là một trong những hội chứng liên quân các dây thần kinh phổ biến, đặc biệt trong môi trường hiện đại với nhịp sống bận rộn và thói quen ít vận động. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác đau nhói bất thường, giống như kim châm hoặc kiến bò. Ngoài ra, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như đau, mất cảm giác tại khu vực bị tê, liệt ngọn chi… Tình trạng tê bì này thường liên quan đến các rối loạn chức năng của thần kinh ngoại biên.

Các vị trí ở tay, chân thường xảy ra tê bì gồm:

  • Ngón tay: Đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ, và ngón giữa. Những ngón này thường bị tê trong hội chứng ống cổ tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép.
  • Lòng bàn tay : Tê bì ở lòng bàn tay có thể xuất hiện khi có vấn đề với dây thần kinh, chẳng hạn như chèn ép dây thần kinh giữa hoặc dây thần kinh trụ.
  • Cổ tay và khuỷu tay: Cơn tê thường diễn ra ở hai vị trí cổ tay và khuỷu tay, triệu chứng này xảy ra có thể do rễ dây thần kinh bị tác động. Tê bì ở cổ tay thường do hội chứng ống cổ tay, viêm gân hoặc các vấn đề về khớp gây chèn ép dây thần kinh bao gồm thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ hoặc dây thần kinh trụ bị chèn ép tại khuỷu tay.
  • Ngón chân: Tê bì ở các ngón chân, đặc biệt là ngón cái, có thể do bệnh tiểu đường, thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc bệnh lý mạch máu.
  • Bàn chân : Tê ở lòng bàn chân hoặc mu bàn chân có thể do bệnh lý thần kinh ngoại biên, thoái hóa cột sống, hoặc chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng.
  • Cổ chân : Tê bì ở cổ chân thường gặp khi dây thần kinh bị chèn ép hoặc viêm ở vùng gân gót.
  • Bắp chân và đùi : Tê ở bắp chân và đùi thường liên quan đến triệu trứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng, hẹp ống sống hoặc dây thần kinh bị chèn ép do lưu thông máu kém.
  • Chứng tê chân: Ở giai đoạn đầu, những cơn tê biểu hiện như kim châm ở đầu ngón chân. Tiếp đến, cảm giác ngứa râm ran xuất hiện ở phần đùi, chân, lan dần xuống mông và bàn chân. Nếu không điều trị kịp thời có thể tê và mất cảm giác cả hai chân.
Tê bì chân tay là gì?
Tê bì chân tay là một triệu chứng thần kinh quen thuộc

Triệu chứng của tê bì chân tay

Những người hay gặp tình trạng tê bì thường có những biểu hiện như:

  • Cảm giác kim châm hoặc kiến bò: Cảm giác như có kim châm hoặc như kiến bò trên da hoặc tê liệt một phần đặc biệt là ở ngón tay hoặc ngón chân.
  • Mất cảm giác hoặc giảm cảm giác: Người bệnh có thể mất cảm giác ở vùng bị ảnh hưởng, làm cho việc cầm nắm hoặc vận động trở nên khó khăn. Trong một số trường hợp, người bệnh không nhận biết được cảm giác nóng, lạnh, hoặc đau ở vùng bị tê bì.
  • Đau hoặc cảm giác nóng rát ở tứ chi: Cảm giác đau nhức, nóng rát đặc biệt là vào ban đêm ở tứ chi
  • Chuột rút: Cảm giác chuột rút, co thắt và đau mỏi không tự chủ ở cơ bắp, đặc biệt là vào ban đêm
  • Cảm giác tê buốt: Tê buốt, đau nhức lan dọc xuống cánh tay và các ngón tay, chân và ngón chân
  • Gây nên nhiều cơn đau nhức ở những vùng cơ khác: Tê bì chân tay thường kèm theo triệu chứng đau nhức cổ, vai gáy và lan dần đến các cơ xương khớp khác.
  • Hạn chế vận động, đi lại khó khăn: Triệu chứng tê bì thường lan rộng đến hết cánh tay, cổ chân và vùng cẳng chân. Tình trạng này thường diễn ra sau mỗi lần vận động, gây khó khăn cho việc đi lại.
  • Yếu cơ hoặc khó vận động: Tê bì chân tay kéo dài có thể đi kèm với tình trạng yếu cơ, khiến việc cử động, nắm giữ đồ vật hoặc đi lại trở nên khó khăn.
Triệu chứng của tê bì chân tay
Chuột rút, cảm giác kim châm là một trong những triệu chứng của tê bì tay chân

Nguyên nhân gây tê bì tay chân

Căng thẳng và áp lực ảnh hưởng lên dây thần kinh

Căng thẳng, áp lực ảnh hưởng lên dây thần kinh là một trong những nguyên nhân gây tê bì chân tay. Điều này xảy ra khi bạn ngồi hoặc đứng ở cùng một tư thế trong thời gian dài, khiến tuần hoàn máu bị hạn chế và dây thần kinh bị chèn ép. Lúc này, quá trình lưu thông máu đến các vùng tay và chân bị cản trở, gây nên tình trạng tê bì.

Tổn thương dây thần kinh

Tê bì có thể xuất hiện khi có tổn thương hoặc chèn ép lên dây thần kinh. Ví dụ, thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng gây chèn ép dây thần kinh, gây ra tê bì và đau nhức kéo dài. Ngoài ra, các vấn đề về cột sống như thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống, và viêm khớp cột sống cũng có thể làm cho các dây thần kinh bị chèn ép hoặc kích thích, dẫn đến việc truyền dẫn thần kinh bị gián đoạn và giảm chức năng vận động.

Nguyên nhân gây tê bì tay chân
Tổn thương dây thần kinh là nguyên nhân gây nên tê bì

Bệnh lý xương khớp

Triệu chứng tê bì chân tay cũng là một trong những cảnh báo của bệnh xương khớp. Có rất nhiều bệnh lý xương khớp gây nên cảm giác tê bì, tiêu biểu như:

  • Thoái hóa cột sống: Bệnh lý này khiến cột sống, sụn khớp bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây nên cảm giác đau nhức, tê bình cổ vai gáy và lan dần xuống tay, chân.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bên trong cột sống bị lệch. Từ đó, gây áp lực và chèn ép dây thần kinh, dẫn đến cảm giác tê bì các chi.
  • Thoái hóa khớp: Khi phần sụn khớp tay, khớp chân và khớp háng bị bào mòn, gây chèn ép dây thần kinh. Tình trạng này dẫn đến quá trình lưu thông máu, dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay.

Thiếu máu hoặc bệnh lý mạch

Các bệnh lý về xương khớp, hoạt động sai tư thế, tổn thương dây thần kinh đều ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Máu không được lưu thông đến những bộ phận khác trên cơ thể, nhất là đầu ngón chân và ngón tay thường gây nên cảm giác tê bì. Ngoài ra, các bệnh lý như xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, hoặc bệnh động mạch ngoại biên có thể gây giảm lưu thông máu đến các chi, dẫn đến tê bì.

Thiếu máu hoặc bệnh lý mạch
Các bệnh lý xương khớp gây thiếu máu và gây tê bì

Các bệnh lý khác

Tê bì chân tay không chỉ do các bệnh lý xương khớp gây nên mà còn do nhiều bệnh lý khác, tiêu biểu như:

  • Bệnh đa xơ cứng: Bệnh này còn được biết đến với tên gọi rối loạn tự miễn, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Qua đó, gây hại đến màng bọc Myelin, dẫn đến cảm giác tê đầu ngón chân, ngón tay.
  • Bệnh tiểu đường : Biến chứng của bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê bì tay chân, còn gọi là bệnh lý thần kinh tiểu đường.
  • Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng này khiến các gân bị sưng to, dẫn đến dây thần kinh đi qua cổ tay bị chèn ép. Từ đó, gây cảm giác tê bì đầu ngón tay, cổ tay lan rộng lên toàn cánh tay.
  • Đột quỵ hoặc bệnh lý não : Tê bì tay chân có thể là triệu chứng ban đầu của đột quỵ hoặc các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
  • Ống sống bị hẹp: Thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống gây chèn ép ống sống, làm giảm cảm giác ở vùng tay và chân. Ống sống bị tắc nghẽn cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, là nguyên nhân chính gây tê mỏi tay chân.

Các đối tượng dễ bị tê bì chân tay

Hiện tượng tê bì chân tay có thể xảy ra ở mọi nhóm đối tượng, kể cả trẻ vị thành niên đến người cao tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê, triệu chứng tê bì tay chân thường gặp ở các nhóm đối tượng như:

Người cao tuổi

Đối tượng bị tê bì chân tay cao nhất là người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên làm suy giảm sức khỏe của hệ thần kinh và mạch máu gây nên nhiều tổn thương. Theo Hiệp hội Cột sống Hoa Kỳ, có tới 60% người trên 50 tuổi gặp các triệu chứng liên quan đến cột sống, gây tê bì chân tay. Bên cạnh đó, người lớn tuổi thường gặp các vấn đề như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, và xơ cứng động mạch – những nguyên nhân chính gây tê bì chân tay.

Các đối tượng dễ bị tê bì chân tay
Người cao tuổi thường có nguy cơ bị tê bì vô cùng cao

Người bị rối loạn chuyển hoá

Bên cạnh những bệnh lý xương khớp, các căn bệnh liên quan đến chuyển hóa cũng là nguyên nhân tê bì chân tay thường gặp. Những người bị rối loạn chuyển hóa thường có xu hướng tê bì chân tay cao hơn hẳn.

Nguyên nhân chính là do nhóm bệnh này ảnh hưởng đến vi mạch, dẫn đến tình trạng thiếu máu trong việc nuôi dưỡng dây thần kinh. Biểu hiện ban đầu là rối loạn co thắt mạch máu, gây mất cảm giác ở đầu ngón chân, ngón tay và các cơ khác trên cơ thể.

Phụ nữ sau sinh

Tê bì chân tay cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi, bao gồm sự gia tăng áp lực lên dây thần kinh và mạch máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tê bì, đặc biệt ở tay và chân. Ban đầu, các đầu ngón tay, ngón chân sẽ cảm giác như bị kim châm, lâu dần kèm theo chuột rút, tê buốt. Cơn đau có thể lan dần sang những vùng liên quan như cẳng chân, cẳng tay hoặc vùng mông.

Biện pháp phòng ngừa tê bì chân tay

  • Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Ngồi làm việc trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi có thể gây ra căng cơ, chèn ép dây thần kinh, và giảm lưu thông máu đến các chi, dẫn đến tình trạng tê bì. Cứ mỗi 50 phút làm việc, hãy dành ra 5-10 phút để đứng dậy, đi lại hoặc thực hiện các động tác giãn cơ. Điều này giúp giảm căng thẳng và áp lực lên hệ cơ, đặc biệt là vùng cổ, vai và lưng.
  • Tư thế làm việc: Làm việc trong tư thế không thoải mái hoặc không đúng tư thế, đặt máy tính ở độ cao không phù hợp, hoặc không sử dụng ghế có đệm lưng, có thể dẫn đến căng cơ và áp lực lên cổ và vai. Hãy đảm bảo bạn ngồi làm việc đúng tư thế, đặt máy tính ở vị trí phù hợp và sử dụng ghế có đệm lưng để hỗ trợ tư thế làm việc tốt hơn.
  • Tập thể dục và vận động: Khi cơ thể thiếu vận động, cơ bắp trở nên yếu, làm cản trở lưu thông máu và gây ra tình trạng tê bì hoặc mất cảm giác ở tay và chân. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu đến các chi, cải thiện việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ bắp và dây thần kinh.
  • Ăn uống cân đối: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cơ bắp và tuần hoàn máu. Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường và chất béo gây cản trở quá trình lưu thông máu và gây căng thẳng hệ cơ. Hãy hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đường, và chất béo bão hòa. Thay vào đó, ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm giàu protein và chất xơ.
  • Tác dụng của vitamin B12: Vitamin B12, còn được gọi là cobalamin, đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh và duy trì sức khỏe của các tế bào thần kinh. Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất miếng bọc thần kinh (miếng bọc miễn dịch) và giúp duy trì tuần hoàn máu. Thiếu hụt vitamin B12 gây ra rối loạn thần kinh, bao gồm tê bì, và mất cân bằng.
Biện pháp phòng ngừa tê bì chân tay
Ngồi làm việc đúng tư thế nhằm hạn chế triệu chứng tê bì tay chân

Biến chứng của tê bì chân tay nếu không điều trị kịp thời

Nhiều người vẫn thường nghĩ tê bì chân tay là một triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng tê bì diễn ra thường xuyên và không có hướng điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn: Nếu không được điều trị, tình trạng tê bì sẽ gây ra tổn thương không thể hồi phục cho hệ thống thần kinh.
  • Giảm khả năng cảm nhận: Mất cảm giác hoặc giảm khả năng cảm nhận làm tăng nguy cơ chấn thương do không cảm nhận được đau hoặc nhiệt độ, dẫn đến bỏng hoặc tổn thương không được chăm sóc kịp thời.
  • Suy giảm chức năng vận động: Tê bì chân tay có thể gây yếu cơ và suy giảm chức năng vận động, làm giảm khả năng thực hiện các công việc hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Nhiễm trùng và loét : Đối với bệnh nhân tiểu đường, tê bì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và phát triển thành lở loét nghiêm trọng ở chân, đôi khi dẫn đến hoại tử và cần phải cắt cụt chi để ngăn nhiễm trùng lây lan.
  • Yếu cơ và teo cơ: Thường xuyên tê bì dẫn đến yếu cơ và thậm chí là teo cơ. Tình trạng suy giảm cảm giác và yếu cơ có thể làm tăng nguy cơ té ngã, gây chấn thương.

Phác đồ điều trị tê bì chân tay an toàn – không thuốc – không phẫu thuật tại Optimal365

Đến với Optimal365 Chiropractic, người bệnh sẽ được chẩn đoán kết hợp phương pháp điều trị chuyên sâu giữa Bác sĩ Chiropractic và Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao. Với phác đồ điều trị bao gồm 4 giai đoạn: Nắn chỉnh Chiropractic – Điều trị cơ chuyên sâu – Trị liệu công nghệ cao – Bài tập phục hồi chức năng. Cam kết Không tiêm – Không thuốc – Không phẫu thuật.

Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên tại Optimal365 Chiropractic không chỉ tập trung vào việc giảm đau và giảm tê bì mà còn giải quyết nguyên nhân gốc rễ và các triệu chứng đi kèm để xây dựng một kế hoạch điều trị cá nhân hóa và hiệu quả. Tại Optimal365, chúng tôi sử dụng những phương pháp điều trị tiên tiến nhất, kết hợp giữa vật lý trị liệu và nắn chỉnh thần kinh cột sống nhằm giúp bệnh nhân giảm đau và phục hồi sức khỏe toàn diện cho hệ cơ xương khớp.

Phác đồ điều trị tê bì chân tay an toàn - không thuốc - không phẫu thuật tại Optimal365
Phác đồ điều trị tê bì chân tay an toàn – không thuốc – không phẫu thuật tại Optimal365

Can thiệp tận gốc căn nguyên gây bệnh tê bì chân tay bằng Nắn chỉnh Chiropractic

Chiropractic là một phương pháp điều trị tê bì chân tay không sử dụng thuốc, không phẫu thuật, không tiêm. Phương pháp này chú trọng điều chỉnh cột sống, dây thần kinh bằng kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng. Qua đó, giúp hạn chế áp lực lên đĩa đệm, giảm chèn ép thần kinh, thúc đẩy khả năng lưu thông máu và hạn chế triệu chứng tê bì chân tay. Chiropractic chú trọng can thiệp tận gốc căn nguyên gây bệnh, giúp điều trị nhiều bệnh lý xương khớp:

  • Kỹ thuật nắn chỉnh giúp điều chỉnh đường cong sinh lý của cột sống, hạn chế áp lực, hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh.
  • Thúc đẩy tuần hoàn, gia tăng khả năng tự phục hồi của cơ thể.
  • Cải thiện quá trình tuần hoàn máu đến toàn cơ thể, giảm thiểu triệu chứng tê bì đầu ngón chân, ngón tay.

Cải thiện sự linh hoạt và nâng tầm vận động bằng Vật lý Trị liệu chuyên sâu

Optimal365 Chiropractic áp dụng điều trị tê bì chân tay bằng phương pháp vật lý trị liệu chuyên sâu với liệu trình cá nhân hóa. Phương pháp vật lý trị liệu chuyên sâu kết hợp công nghệ cao giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp, mang đến nhiều công dụng đối với xương khớp:

  • Cải thiện sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, các cơ xương khớp.
  • Cải thiện tuần hoàn dinh dưỡng, gia tăng khả năng tự phục hồi cơ xương khớp bị tổn thương.
  • Giảm thiểu tối đa nguy cơ liệt xương khớp, liệt thần kinh.
Cải thiện sự linh hoạt và nâng tầm vận động bằng Vật lý Trị liệu chuyên sâu
Trị liệu cơ chuyên sâu giúp gia tăng khả năng tự hồi phục của cơ thể

Chữa lành tổn thương từ sâu bên trong mô cơ bằng máy móc công nghệ cao

Optimal365 Chiropractic đặc biệt chú trọng vào việc đầu tư trang thiết bị và máy móc hiện đại nhằm mang đến những phương pháp điều trị tiên tiến, an toàn và hiệu quả. Phương pháp điều trị tê bì chân tay tại Optimal365 Chiropractic không chỉ dựa trên sự kết hợp giữa nắn chỉnh cột sống và vật lý trị liệu mà còn sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương xương khớp:

  • Mở rộng khoang đốt sống với máy kéo giãn cột sống công nghệ cao, giúp giảm áp lực lên đĩa đệm và các dây thần kinh bị chèn ép, hỗ trợ giảm đau và đưa đĩa đệm trở về vị trí ban đầu một cách tự nhiên.
  • Sử dụng các thiết bị điều trị công nghệ cao như máy laser, sóng siêu âm hoặc điện xung, giúp giảm sưng viêm và giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
  • Giúp giải phóng cơ thắt tầng sâu, thúc đẩy quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể nhanh gấp 5 lần so với phương pháp thông thường.
Chữa lành tổn thương từ sâu bên trong mô cơ bằng Máy móc công nghệ cao
Chữa lành tổn thương từ sâu bên trong mô cơ bằng máy móc công nghệ cao

Tê bì chân tay là triệu chứng phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà cả ở thanh thiếu niên, có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa cột sống, thoát vị điã đệm, hoặc chèn ép dây thần kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm liệt cơ, mất khả năng vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hy vọng bài viết trên của Optimal365 Chiropractic đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tê bì chân tay và tầm quan trọng của việc điều trị sớm. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Pietrangelo, A. (2023, April 18). Why am I experiencing numbness and tingling? Healthline. https://www.healthline.com/health/numbness-and-tingling

2. Mayo Clinic. (2023, June 8). Numbness in hands. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/symptoms/numbness-in-hands/basics/causes/sym-20050842

3. Fletcher, J. (2024, January 23). Why do my arms go numb at night? Medical News Today. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322967

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch