Loader logo

Cong vẹo cột sống

thumbnail
By optimal_365
18/08/2024
|

Cong vẹo cột sống là một dị tật xương phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và đang có xu hướng gia tăng ở người lớn. Tại Việt Nam, tình trạng cong vẹo cột sống chiếm khoảng 1- 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em từ 10-18 tuổi. Vẹo cột sống không chỉ gây bất tiện cho đời sống hằng ngày của bệnh nhân mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu cong vẹo cột sống, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc can thiệp sớm có thể ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh cong vẹo cột sống là gì?

Cột sống khỏe mạnh có đường cong sinh lý tự nhiên hình chữ S mềm mại khi nhìn từ bên cạnh: cổ ngả ra trước, lưng cong ra sau, thắt lưng ưỡn và xương cùng cụt cong nhẹ về sau. Khi nhìn thẳng, cột sống tạo thành một đường thẳng từ đỉnh đầu đến xương cùng. Ngược lại, cong vẹo cột sống là tình trạng cong vẹo bất thường ở cột sống, khiến cột sống lệch sang trái hoặc phải (cong cột sống), hoặc đổ quá xa về phía trước hoặc phía sau (gù cột sống). Từ đó khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý tự nhiên bởi độ cong bất thường của cột sống.

Bệnh cong vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong vẹo bất thường

Vẹo cột sống ở bé gái nhiều gấp đôi so với bé trai và thường gặp nhất sau 10 tuổi. Phương pháp điều trị cong vẹo cột sống sẽ được xác định dựa theo mức độ cong vẹo và nguy cơ tiến triển của bệnh. Một số phương pháp điều trị thường gặp là điều chỉnh tư thế, bài tập hỗ trợ cải thiện vẹo, mang đai chỉnh hình hoặc phẫu thuật cột sống.

Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống

Vẹo cột sống do bẩm sinh/di truyền

Có khoảng 80% ca bệnh vẹo cột sống được chẩn đoán là vô căn (không rõ nguyên nhân). Khoảng 10% các trường hợp vẹo cột sống là do nguyên nhân bẩm sinh hoặc di truyền xảy ra ở trẻ em, đặc biệt khi vẹo cột sống xuất hiện trong các thành viên gia đình. Với trường hợp vẹo cột sống do di truyền, trong quá trình phát triển của thai nhi, cột sống không phát triển hoàn chỉnh hoặc các đốt sống bị dính liền, không tách rời nhau. Vẹo cột sống do bẩm sinh có thể liên quan đến các yếu tố môi trường như mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc bị chèn ép trong quá trình mang thai.

Mặc dù chưa có nghiên cứu khẳng định rõ ràng di truyền là nguyên nhân tiên quyết, tuy nhiên, tỷ lệ người bị lệch cột sống bẩm sinh di truyền từ người nhà tương đối cao. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe đã khẳng định rằng có mối liên kết giữa di truyền và tật cong vẹo cột sống.

Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống
Vẹo cột sống bẩm sinh/di truyền chiếm 80% ca bệnh

Vẹo cột sống thần kinh – cơ 

Vẹo cột sống thần kinh – cơ có thể xảy ra ở những người gặp phải tình trạng bệnh thần kinh – cơ như khuyết tật bẩm sinh, bại não, loạn dưỡng cơ, bệnh Marfan,… Các bệnh này ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của cơ, làm mất khả năng kiểm soát và giữ thăng bằng cột sống, dẫn đến tình trạng vẹo cột sống.

Cột sống của bệnh nhân bị cong theo hình chữ “C”, yếu cơ một bên và khiến bệnh nhân không thể giữ tư thế đứng thẳng bình thường. Nếu vẹo cột sống thần kinh – cơ xuất hiện ngay lúc mới sinh thì tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và cần phải can thiệp sớm.

Vẹo cột sống chức năng 

Là một dạng vẹo cột sống tạm thời, trong đó cột sống bị cong nhưng không có sự thay đổi trong cấu trúc xương hoặc đốt sống. Tình trạng này thường xuất hiện do các yếu tố bên ngoài như tư thế không đúng, các vấn đề về cơ, hoặc các tình trạng bệnh lý khác gây ra sự mất cân bằng tạm thời trong cơ thể. Vì không có tổn thương cấu trúc, vẹo cột sống chức năng thường được điều trị bằng cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ, bao gồm cải thiện tư thế hoặc điều trị vấn đề cơ liên quan.

Vẹo cột sống do hoạt động sai tư thế

Hoạt động sai tư thế trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống ở cả người lớn và trẻ em. Ví dụ như ngồi làm việc, học tập cong lưng, tập luyện thể thao sai tư thế, khom lưng mang vác vật nặng quá sức… Tư thế ngồi, vận động hoặc đứng sai trong thời gian dài và lập đi lập lại liên tục sẽ gây sức ép lớn lên cột sống, dễ gây ra những tổn thương ngoài mong muốn và gây ra tật cong vẹo cột sống.

Vẹo cột sống do hoạt động sai tư thế
Sử dụng các thiết bị điện tử sai tư thế là một trong những nguyên nhân cong vẹo cột sống

Vẹo cột sống do hội chứng bàn chân bẹt

Có đến 30% trẻ em châu Á bị hội chứng bàn chân bẹt. Đây là tình trạng lòng bàn chân không có lõm hoặc vòm làm chân bị xoay đổ vào phía trong, khiến chân mất khả năng phân phối lực đúng cách, dẫn đến sự mất cân bằng trong tư thế và dáng đi. Bàn chân bẹt có thể khiến xương cẳng chân của trẻ bị xoay khi đi lại, chạy nhảy, gây ra sự lệch trục ở các khớp đầu gối. Sự lệch trục này cũng có thể lan rộng, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây ra chứng vẹo cột sống.

Vẹo cột sống do thoái hoá

Cong vẹo cột sống do thoái hóa chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi. Khi tuổi tác tăng lên, hệ thống dây chằng và các cấu trúc mô mềm quanh cột sống dần suy yếu, làm giảm khả năng hỗ trợ cột sống. Sự hình thành các gai xương và các vấn đề như loãng xương, thoái hóa đĩa đệm, hoặc gãy lún đốt sống góp phần gây ra tình trạng cong vẹo cột sống.

Những yếu tố này làm cho cột sống mất đi sự ổn định và dẫn đến biến dạng theo thời gian, gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Các giai đoạn phát triển của cong vẹo cột sống

Giai đoạn nhẹ: Trong giai đoạn này, nhiều người chủ quan rằng cong vẹo cột sống với mức độ nhẹ thì không đáng lo ngại và không cần điều trị. Tuy nhiên, độ cong dưới 20 độ vẫn có thể ảnh hưởng đến vận động và gây rối loạn tư thế. Nếu không can thiệp, tình trạng này có thể tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cấu trúc cơ thể. Khoảng 20% trường hợp vẹo cột sống nhẹ có nguy cơ tiến triển nếu không được điều trị.

Giai đoạn trung bình: Theo Trung tâm Chống Vẹo Cột Sống Nam Florida, khi góc Cobb của vẹo cột sống vượt quá 25 độ, tỷ lệ tiến triển bệnh có thể lên đến 68%. Trong giai đoạn này, sự khác biệt giữa hai bên sườn và bả vai trở nên rõ rệt, đặc biệt khi cúi người về phía trước. Biến chứng đáng lo ngại nhất là sự bất đối xứng của cơ thể (cơ thể bị nghiêng về một phía hoặc 2 bên vai không đều nhau) gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và cảm xúc của người bệnh.

Giai đoạn nặng: Khi độ cong của cột sống vượt quá 45 độ, bệnh đã tiến vào giai đoạn nghiêm trọng. Ở mức độ này, vẹo cột sống không chỉ gây thay đổi rõ rệt về tư thế và ngoại hình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng. Nghiên cứu cho thấy rằng trong các trường hợp nặng, hơn 70% bệnh nhân có thể gặp vấn đề về hô hấp hoặc tim mạch do lồng ngực chèn ép các cơ quan này, đe dọa sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống đáng kể.

Các giai đoạn phát triển của cong vẹo cột sống
Các giai đoạn phát triển của tật vẹo cột sống

Các dạng cong vẹo cột sống phổ biến

Cong vẹo cột sống chữ C

Cong vẹo cột sống hình chữ C là tình trạng cột sống uốn cong theo một hướng, tạo thành hình chữ C, thay vì duy trì đường thẳng tự nhiên khi nhìn từ phía sau. Thông thường, loại vẹo cột sống này ít nguy hiểm hơn vẹo cột sống hình chữ S. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn tiến nhanh và chuyển từ vẹo cột sống chữ C sang chữ S. Một số vị trí thường xảy ra vẹo cột sống chữ C bao gồm: Vẹo cột sống từ lồng ngực, vẹo cột sống từ dưới ngực và vẹo cột sống thắt lưng.

Cong vẹo cột sống chữ C
Vẹo cột sống dạng chữ C

Cong vẹo cột sống chữ S

Cong vẹo cột sống hình chữ S là tình trạng cột sống có một đường cong lớn ở vùng ngực (lưng trên) và một đường cong ngược lại ở vùng thắt lưng (lưng dưới).Hai đường cong này đi ngược chiều nhau, tạo thành hình chữ “S” khi nhìn từ phía sau. Mức độ cong vẹo nhẹ (dưới 20 độ), trung bình (20-40 độ) hoặc nặng (trên 40 độ). Vẹo cột sống chữ S còn được gọi là vẹo cột sống kép. Loại vẹo cột sống này rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì đường cong cột sống có xu hướng cân bằng lẫn nhau, rất khó phát hiện điểm bất thường.

Vẹo cột sống chữ S cũng nghiêm trọng hơn so với dạng chữ C và bệnh nhân sẽ cần được can thiệp và điều trị khẩn cấp hơn. Quá trình điều trị rất phức tạp, bao gồm tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật chỉnh hình cũng khó khăn hơn.

Cong vẹo cột sống chữ S
Vẹo cột sống chữ S nguy hiểm và khó điều trị hơn

Dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sống

Khi bị cong vẹo cột sống, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường rõ rệt về hình dáng cơ thể, ảnh hưởng đến ngoại hình và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu lâm sàng điển hình của vẹo cột sống:

  • Hình dáng cột sống cong rõ ràng: Cột sống và các đốt sống không thẳng hàng mà có xu hướng xoáy vặn về một phía. Khi nhìn từ phía sau, cột sống có thể uốn cong thành hình chữ S hoặc chữ C, thay vì thẳng như bình thường.
  • Cơ thể nghiêng về 1 phía: Tình trạng vai nghiêng, vòng eo lệch, đầu nghiêng, hình dáng tổng thể của cơ thể nghiêng về 1 phía.
  • Hai vai không đều: Một bên vai có thể cao hơn bên còn lại, gây ra sự bất đối xứng rõ ràng.
  • Một bên vai nhô ra ngoài: Một hoặc cả hai bả vai có thể nhô ra không bình thường. Khoảng cách giữa mỏm cùng vai và gai vai cả hai bên cơ thể không đều nhau.
  • Hông không đều: một phần hông nhô ra ngoài, bên thấp bên cao, gây mất cân đối cho phần thắt lưng.
  • Đau lưng: cong vẹo cột sống gây đau lưng, đặc biệt là sau khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Đôi khi có thể kèm theo cảm giác tê hoặc yếu ở chân.
Dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sống
Dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sống

Những biến chứng khôn lường của bệnh cong vẹo cột sống

Gây tổn thương phổi và tim

Những trường hợp vẹo cột sống nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng khung xương sườn đè ép lên phổi và tim. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy khó thở, giảm dung tích phổi, hạn chế hô hấp, tim bị chèn ép hoặc thậm chí là các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi hoặc suy tim.

Tự ti về ngoại hình

Nếu cột sống bị cong vẹo nghiêm trọng có thể gây ra những biến đổi về ngoại hình như xương sườn nổi rõ, vai lệch không đồng đều, thắt lưng và thân người lệch hẳn sang một bên. Những thay đổi này khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình, nhất là với trẻ em và thanh thiếu niên.

Thoái hoá khớp

Cong vẹo cột sống gây áp lực không đều lên các khớp, đặc biệt là các khớp cột sống, hông và gối, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp sớm, gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động.

Gây đau lưng mãn tính

Các bệnh nhân cong vẹo cột sống thường có nguy cơ cao bị đau lưng, cổ, và đau thần kinh tọa mãn tính do cột sống không còn thẳng hàng và các cơ, dây chằng phải làm việc quá mức để duy trì thăng bằng. Hậu quả là gây ra đau lưng do sự bất thường trong cấu trúc của cột sống làm thay đổi cách lực được phân phối qua các đốt sống, cơ bắp, và dây thần kinh. Điều này sẽ gây nhiều phiền phức trong sinh hoạt, di chuyển và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Những biến chứng của bệnh cong vẹo cột sống
Vẹo cột sống có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường

Biện pháp chẩn đoán bệnh cong vẹo cột sống

Khi phát hiện các triệu chứng cong vẹo cột sống, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thực hiện kiểm tra, chẩn đoán tình trạng, nguyên nhân để được chỉ định giải pháp can thiệp kịp thời trong việc điều trị cong vẹo cột sống để ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng.

Khám cột sống tổng quát

Bác sĩ sẽ kiểm tra tư thế của bệnh nhân khi đứng thẳng và khi cúi người về phía trước để xem có sự bất đối xứng nào ở vai, hông, hoặc xương bả vai. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kết hợp chẩn đoán hình ảnh và sử dụng các công cụ để đo độ cong của cột sống để ước tính mức độ vẹo cột sống.

Xét nghiệm cột sống

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh sau đây để tìm kiếm nguyên nhân và xác định mức độ bệnh:

  • Chụp X-quang: Sử dụng một lượng nhỏ tia bức xạ để tạo ra hình ảnh cột sống của bệnh nhân. Đây là phương pháp chính để xác định và đánh giá mức độ cong vẹo cột sống. X-quang giúp đo góc Cobb, là chỉ số đánh giá độ nghiêng của cột sống và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng cong vẹo.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng sóng vô tuyến và từ tính để phác họa hình ảnh chi tiết về cột sống và mô xung quanh. MRI được sử dụng để đánh giá các cấu trúc mô mềm xung quanh cột sống, bao gồm đĩa đệm, dây chằng và tủy sống. MRI hữu ích trong việc phát hiện các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra vẹo cột sống, bao gồm khối u hoặc dị dạng thần kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Sử dụng tia X chụp ở nhiều góc độ khác nhau để xây dựng hình ảnh 3D của cơ thể người bệnh. Chụp cắt lớp CT được sử dụng để đánh giá các bất thường ở xương hoặc khớp mà X-quang thông thường không thể hiển thị.
Biện pháp chẩn đoán bệnh cong vẹo cột sống
Bác sĩ chỉ định thực hiện kiểm tra hình ảnh để chấn đoạn bệnh vẹo cột sống

Phòng ngừa vẹo cột sống như thế nào?

Phòng ngừa cong vẹo cột sống ở người lớn tuổi

Những người lớn tuổi nên chủ động phòng ngừa cong vẹo cột sống từ sớm vì cột sống khi đã lão hóa trở nên dễ tổn thương hơn, dẫn đến nguy cơ cong vẹo cao hơn. Phòng ngừa từ sớm giúp duy trì cột sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ đau nhức và bảo vệ khả năng tự chăm sóc bản thân ở tuổi già.

  • Thực hành bài tập trị liệu: Các bài tập tăng cường cơ lưng và cơ bụng giúp hỗ trợ cột sống, duy trì sự linh hoạt và ngăn ngừa thoái hóa. Các môn thể thao như yoga, pilates và bơi lội là lựa chọn tốt với trình trạng cong vẹo cột sống ở người lớn tuổi. Ngoài ra, các bài tập giãn cơ giúp duy trì độ linh hoạt của cột sống và các khớp, giảm nguy cơ căng cơ và chấn thương.
  • Duy trì tư thế đúng: Luôn giữ lưng thẳng, vai thả lỏng và phân bố trọng lượng đều giữa hai chân khi đứng. Khi ngồi, nên sử dụng ghế có tựa lưng, điều chỉnh chiều cao ghế để bàn chân đặt vững trên sàn và tránh ngồi quá lâu ở một tư thế.
  • Thay đổi lối sống: Tránh các hoạt động gây áp lực lên cột sống, duy trì cân nặng khỏe mạnh, và học cách thực hiện các công việc hàng ngày một cách an toàn. Ngoài ra, để duy trì sức khỏe xương, người lớn tuổi nên đảm bảo chế độ ăn giàu canxi (từ sữa, sản phẩm từ sữa, rau xanh) và vitamin D (từ ánh nắng mặt trời, thực phẩm bổ sung).
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Người lớn tuổi nên thường xuyên kiểm tra mật độ xương và theo dõi sức khỏe cột sống để phát hiện sớm tình trạng loãng xương, một yếu tố có thể dẫn đến tình trạng vẹo cột sống.

Phòng ngừa cong vẹo cột sống ở trẻ em

Ở giai đoạn này, cột sống của trẻ đang trong quá trình phát triển. Phòng ngừa cong vẹo cột sống sớm giúp duy trì sự phát triển bình thường của cột sống, bảo vệ sức khỏe lâu dài và tăng cường chất lượng cuộc sống cho trẻ.

  • Luyện tập thể dục thể thao: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao như bơi lội, đạp xe, chạy bộ, và các bài tập tăng cường hệ cơ bắp, giúp duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của cột sống.
  • Duy trì tư thế đúng: Ý thức về tư thế ngồi, đứng và di chuyển đúng cách trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Trẻ nên ngồi thẳng lưng, hai chân đặt vững trên sàn, và đầu nhìn thẳng về phía trước. Bàn và ghế nên được điều chỉnh phù hợp với chiều cao của trẻ để tránh việc cúi gập hoặc ngồi lệch khi học. Ngoài ra, trẻ nên đeo ba lô trên cả hai vai, không nên đeo lệch một bên và trọng lượng của ba lô không nên vượt quá 10-15% trọng lượng cơ thể trẻ.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ kiểm tra sự phát triển của cột sống và phát hiện sớm các dấu hiệu cong vẹo, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình về vấn đề cột sống. Ngoài ra, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như lệch vai, hông, hoặc xương bả vai, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Giáo dục và nâng cao nhận thức về tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày: Nhà trường và phụ huynh cần phối hợp để đảm bảo trẻ em được giáo dục về tư thế ngồi học, đeo ba lô, xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử để xây dựng thói quen tốt và tránh tư thế sai gây áp lực lên cột sống.
  • Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Khuyến khích trẻ tránh ngồi lâu trước màn hình máy tính, điện thoại hoặc tivi, và thường xuyên đứng dậy, vận động sau mỗi 30-60 phút.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm áp lực lên cột sống và ngăn ngừa nguy cơ cong vẹo cột sống.

Phương pháp điều trị cong vẹo cột sống an toàn – không xâm lấn tại Optimal365 Chiropractic

Optimal365 Chiropractic mang đến giải pháp hàng đầu và hiệu quả cho bệnh nhân cong vẹo cột sống mà không cần phẫu thuật hoặc đeo áo nẹp chỉnh vẹo cột sống. Phác đồ điều trị tại Optimal365 Chiropractic không chỉ giúp khôi phục đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống mà còn mang lại sự giảm đau nhanh chóng và lâu dài cho bệnh nhân. 

Phương pháp điều trị cong vẹo cột sống an toàn - không xâm lấn tại Optimal365 Chiropractic

Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu có hơn 20 năm kinh nghiệm, Optimal365 Chiropractic thiết kế phác đồ điều trị cá nhân hóa cho từng bệnh nhân, đảm bảo tối ưu hóa quá trình hồi phục và rút ngắn thời gian chữa trị. Điều này giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại với cuộc sống thường ngày và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách đáng kể. 

Quy trình điều trị tại Optimal365 Chiropractic được chia thành 4 giai đoạn:

  • Nắn chỉnh Chiropractic: Tái cấu trúc cột sống, giảm chèn ép lên hệ thống thần kinh. Bác sĩ sẽ điều chỉnh cột sống để khôi phục đường cong sinh lý tự nhiên và cải thiện khả năng vận động.
  • Điều trị cơ chuyên sâu: Giải phóng co thắt cơ tầng sâu và tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của hệ thống cơ
  • Trị liệu công nghệ cao: Trang thiết bị và máy móc hiện đại giúp giảm đau nhanh chóng và thúc đẩy quá trình phục hồi.
  • Bài Tập Phục Hồi Chức Năng: Hệ thống bài tập chuyên biệt tăng cường cơ lưng và bụng, giúp duy trì cột sống trong tư thế đúng, cải thiện chức năng vận động và ngăn chặn bệnh tái phát. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống hỗ trợ tại nhà để tiếp tục cải thiện sức khỏe xương khớp.

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh cong vẹo cột sống, nguyên nhân, biến chứng và cách trị vẹo cột sống phù hợp. Cong vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh mà còn làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh nên nắm rõ các dấu hiệu để nhận biết bệnh sớm và đến bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời để giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Website, N. (2024, February 2). Scoliosis. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/scoliosis/

2. Scoliosis – Symptoms and causes – Mayo Clinic. (2023, May 13). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scoliosis/symptoms-causes/syc-20350716

3. Professional, C. C. M. (n.d.). Scoliosis. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15837-scoliosis

4. Eidelson, S. G., MD. (2014, February 26). Normal curves of your spine. Health Central. https://www.healthcentral.com/condition/back-pain/normal-curves-your-spine

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch