Tình trạng dị dạng thân hình, lưng gù khiến trẻ tự ti với bạn bè cùng trang lứa và ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình chữa trị. Tuy nhiên, nếu được can thiệp sớm trẻ vẫn có cơ hội lấy lại được hình dạng và chức năng tự nhiên ban đầu của cột sống. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin toàn diện về cách chữa cong vẹo cột sống ở trẻ em hiệu quả, phục hồi an toàn mà không cần phẫu thuật. Qua đó, giúp các bậc phụ huynh có kiến thức và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho con em mình.
Cong vẹo cột sống ở trẻ em là gì?
Cong vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng xương cột sống cong vẹo bất thường. Thay vì duy trì hình dạng thẳng đứng tự nhiên, cột sống của trẻ bị cong hoặc xoắn về một phía, thường tạo thành hình chữ C hoặc S.
Bệnh thường được phát hiện trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng của tuổi dậy thì từ 10 đến 15 tuổi. Theo Báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), tính riêng tại Việt Nam, số trẻ em gặp phải các vấn đề về tình trạng cong vẹo, biến dạng cột sống đang chiếm khoảng 0,5 – 1% dân số. Thêm vào đó, mức độ cong vẹo có thể dao động từ nhẹ đến nặng và nếu không được chẩn đoán và tìm cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm: ảnh hưởng đến chức năng hô hấp như tim, phổi , hạn chế khả năng phát triển chiều cao, đau lưng, yếu cơ hoặc giảm khả năng vận động.
Nguyên nhân khiến trẻ em bị cong vẹo cột sống
Để áp dụng cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em phù hợp, cha mẹ cũng cần chú ý đến các tác nhân ảnh hưởng đến tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em, bao gồm:
- Nguyên nhân bẩm sinh : Cong vẹo cột sống bẩm sinh là một dạng cong vẹo do các dị tật bẩm sinh của xương sống, phát triển ngay từ khi em bé còn trong bụng mẹ (chỉ chiếm khoảng 1/10.000), cụ thể: sự không phát triển hoàn chỉnh của cột sống hoặc các đốt sống không tách biệt hoàn toàn, một bên xương sườn lồi ra rõ rệt, xương bả vai bị nhô, đầu nghiêng hoặc hai vai bất cân xứng.
- Yếu tố di truyền : Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố quan trọng góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em. Cụ thể, nếu một trong các bố mẹ bị cong vẹo cột sống, xác suất con cái cũng mắc bệnh này có thể lên đến 25 – 40%. Trong trường hợp cả bố và mẹ đều bị, xác suất di truyền cho con cái có thể lên tới 60 – 80%.
- Bệnh lý thần kinh cơ : Các bệnh lý như bại não hay bại liệt có thể làm suy yếu cơ bắp, ảnh hưởng đến khả năng duy trì cấu trúc cột sống thẳng đứng, dẫn đến cong vẹo cột sống.
- Bàn chân bẹt : Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân phẳng, không có vòm, mất cung bàn chân, phần chân xoay đổ vào trong. Khi đó khả năng chịu lực sẽ kém hơn, khó khăn hơn trong việc giữ cân bằng cơ thể. Hiện nay có khoảng 30% trẻ em Châu Á đang gặp phải tình trạng bàn chân bẹt và là nguyên nhân gây ra biến chứng cong vẹo cột sống ở trẻ.
- Thói quen sinh hoạt sai tư thế : Một số thói quen sinh hoạt không tốt như ngồi học sai tư thế, đeo ba lô nặng một bên vai, sử dụng thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Thường xuyên cúi gập người khi viết bài, chơi game hoặc ngủ không đúng cách trong thời gian dài có thể tạo áp lực lên cột sống, dẫn đến biến dạng cong vẹo.
Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị vẹo cột sống
Cột sống khỏe mạnh ở trẻ em thường thẳng hàng khi nhìn từ cổ xuống thắt lưng, tạo thành đường cong nhẹ ở phần lưng và ưỡn nhẹ ở phần thắt lưng khi nhìn ngang. Tuy nhiên, trẻ có thể mắc tật vẹo cột sống, khiến cơ thể cong vẹo bất thường khi đứng thẳng hoặc một bên lưng bị nhô cao khi cúi gập.
Để nhận biết trẻ cong vẹo cột sống, phụ huynh có thể quan sát các dấu hiệu sau đây:
- Lưng không bằng phẳng: Khi quan sát từ phía sau, có thể thấy lưng trẻ không thẳng, có một hoặc nhiều đường cong bất thường.
- Vai không cân đối : Một vai có thể cao hơn vai bên kia.
- Lưng không đối xứng: Một bên lưng có thể lồi hoặc lõm so với bên kia, ưỡn nhẹ ở phần thắt lưng khi nhìn ngang. Khi trẻ cúi người về phía trước, nhìn từ phía sau sẽ thấy rõ phần lồng ngực hoặc thắt lưng nhô cao bất thường.
- Hông không cân đối: Một bên hông có thể cao hơn bên kia, vòng eo không đều.
- Đầu nghiêng về một bên: Trẻ thường có xu hướng nghiêng đầu về một bên.
- Khó đứng thẳng: Trẻ có thể khó đứng thẳng, thường có xu hướng đứng nghiêng về một bên.
- Sự thay đổi về sức đề kháng và vận động: Ở một số bệnh lý thần kinh cơ, trẻ có thể có biểu hiện suy giảm sức mạnh cơ và khó vận động.
Phương pháp chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ
Chẩn đoán thông qua kiểm tra thể chất
Kiểm tra thể chất là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và sàng lọc cong vẹo cột sống ở trẻ em. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quan tư thế đứng và đi của trẻ, cụ thể:
- Đo chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI để theo dõi sự phát triển của cột sống
- Kiểm tra và đánh giá độ cong của cột sống bằng cách xem hông – vai – đầu của trẻ có cân bằng hay không
- Cho trẻ cúi người xuống cho đến khi 2 tay chạm hoặc gần chạm đất, bác sĩ quan sát từ phía sau để phát hiện những bất thường của cột sống bao gồm: bướu sườn gồ một bên, đường thẳng ở giữa cột sống bị lệch…
- Kiểm tra sức mạnh cơ ở phía lồi đường cong, cơ bụng và lưng, các phản xạ ở phần bụng và chân.
Một trong những phương pháp kiểm tra đơn giản nhưng hiệu quả cao là phép thử cúi người về phía trước Adams ( Adam’s Forward Bend Test ). Trong bài kiểm tra này, trẻ sẽ cúi người về phía trước trong khi bác sĩ quan sát từ phía sau để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của đường cong cột sống.
Chẩn đoán thông qua chụp X-quang
Chụp X-quang cột sống là phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng nhất để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng cong vẹo cột sống. Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ nhìn thấy cấu trúc của cột sống một cách chi tiết, từ đó xác định vị trí, mức độ và hướng cong vẹo của cột sống. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp thêm các kỹ thuật hình ảnh khác như MRI hoặc CT để đánh giá chi tiết hơn về tình trạng cột sống và các mô xung quanh, đặc biệt khi trẻ có triệu chứng tê hoặc đau lan xuống chân để kiểm tra các tổn thương do chèn ép thần kinh.
Biến chứng vẹo cột sống ở trẻ nếu không điều trị kịp thời
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vẹo cột sống có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Giảm chiều cao : Vẹo cột sống có thể tác động khá lớn đến sự phát triển chiều cao, làm giảm từ 5 – 6cm chiều cao tối thiểu của trẻ. Lý do là vì cột sống cong vẹo (đặc biệt là cong vẹo hình chữ S) sẽ giảm chiều cao so với cột sống với đường cong sinh lý tự nhiên khiến cho phần thân trên của trẻ bị ngắn lại.
- Gây biến dạng cột sống : Khi cột sống bị cong vẹo nghiêm trọng, nó có thể chèn ép các cơ quan nội tạng khác như tim, phổi, gây ra các vấn đề về hô hấp và tim mạch.
- Đau nhức lưng mãn tính : Vẹo cột sống có thể gây ra tình trạng đau nhức ở lưng, vai, cổ và chân, ảnh hưởng đến khả năng vận động, chất lượng giấc ngủ, khả năng tập trung học tập và sinh hoạt của trẻ.
- Rối loạn chức năng cơ quan : Khi cột sống bị cong vẹo, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng như hệ tiêu hóa, hệ bài tiết,… Bên cạnh đó cong vẹo cột sống ở trẻ em còn làm suy giảm chức năng tim, phổi, gây ra tình trạng khó thở, mệt mỏi khi vận động.
- Gây ảnh hưởng đến tâm lý : Vẹo cột sống có thể khiến trẻ em cảm thấy tự ti, mặc cảm về ngoại hình, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của trẻ.
- Gây khó khăn trong sinh hoạt, vận động thể chất : Khi vẹo cột sống tiến triển nặng, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, ngồi, đứng, tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao.
Cách chữa cong vẹo cột sống ở trẻ em
Cong vẹo cột sống ở trẻ em có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, để tìm ra cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em phù hợp cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và độ tuổi của trẻ. Dưới đây là hai phương pháp điều trị chính: Nội khoa và ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị không xâm lấn, thường được áp dụng cho các trường hợp vẹo cột sống nhẹ hoặc ở giai đoạn đầu. Các cách thức điều trị nội khoa bao gồm:
- Theo dõi: Đối với các trường hợp vẹo cột sống nhẹ (góc vẹo dưới 20 độ), bác sĩ có thể chỉ định theo dõi định kỳ để đánh giá sự tiến triển của bệnh.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện độ linh hoạt và giảm bớt áp lực lên cột sống.
- Đeo đai chỉnh hình: Đai chỉnh hình được sử dụng để hỗ trợ cột sống, hạn chế sự tiến triển của vẹo cột sống. Loại đai phù hợp sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên mức độ vẹo cột sống và độ tuổi của trẻ.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm đau và kháng viêm như: Paracetamol, Naproxen,… chỉ mang tính giảm đau tạm thời. Nếu các bậc phụ huynh đang cho con em sử dụng thuốc, cần có sự tư vấn từ bác sĩ Chuyên khoa để đảm bảo đủ liều lượng và an toàn. Lưu ý việc sử dụng thuốc không phải là cách chữa cong vẹo cột sống lâu dài và không tác động đúng vào gốc rễ bệnh lý.
Điều trị ngoại khoa – Phẫu thuật cột sống cho trẻ có góc vẹo trên 40 độ
Phẫu thuật là cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em cuối cùng được áp dụng cho các trường hợp vẹo cột sống nặng (góc vẹo trên 45 độ) hoặc khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả. Mục tiêu của phẫu thuật là chỉnh lại vị trí của cột sống và ngăn chặn sự tiến triển của vẹo cột sống. Ngoài ra, trong điều trị ngoại khoa cũng sẽ chia thành hai loại phẫu thuật cột sống chính, bao gồm:
- Phẫu thuật gắn cố định: Trong phẫu thuật này, các thanh kim loại hoặc vít sẽ được cấy vào hai hoặc nhiều đốt sống lại với nhau để tạo ra sự ổn định của cột sống và giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây giảm khả năng chuyển động của cột sống tại vị trí được phẫu thuật.
- Phẫu thuật cắt u sợi thần kinh: Phẫu thuật này được áp dụng cho các trường hợp vẹo cột sống do u sợi thần kinh, một loại u lành tính phát triển ở tủy sống.
- Phẫu thuật ghép xương: Để điều chỉnh đường cong của cột sống, Bác sĩ sẽ chỉnh hình dạng của cột sống bằng cách ghép xương nhân tạo.
- Phẫu thuật nối đốt sống: phương pháp sử dụng dây hoặc thanh để điều chỉnh sự phát triển của đốt sống. Thay vì cố định cột sống, phương pháp này cho phép kiểm soát sự phát triển và duy trì khả năng chuyển động tự nhiên của cột sống. Do vậy, phương pháp này phù hợp hơn với trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Phẫu thuật cột sống là một ca phẫu thuật phức tạp và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng hoặc đau kéo dài. Do đó, chỉ nên thực hiện phẫu thuật khi thực sự cần thiết và dưới sự giám sát của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Tại sao nên chọn trị liệu thần kinh cột sống?
Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic là một trong những cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em không dùng thuốc, không xâm lấn, tập trung vào việc điều chỉnh cấu trúc cột sống và các khớp liên quan để giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Chiropractic dựa trên nguyên lý rằng cấu trúc cột sống và hệ thống dây thần kinh có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Các bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện các thao tác nắn chỉnh bằng tay để điều chỉnh các đốt sống bị lệch hoặc xoay, giúp đưa chúng về vị trí đúng. Quá trình này giúp giảm áp lực lên dây thần kinh và cải thiện sự linh hoạt của cột sống. Trị liệu thần kinh cột sống không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng của các cơ quan nội tạng liên quan.
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc điều trị vẹo cột sống ở trẻ em giúp tránh những rủi ro từ các phương pháp can thiệp mạnh như phẫu thuật. Bằng cách điều chỉnh các đốt sống bị lệch và giảm áp lực lên dây thần kinh, phương pháp này không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện chức năng vận động và sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Bố mẹ nên trị cong vẹo cột sống cho trẻ ở đâu?
Việc lựa chọn địa chỉ uy tín để tìm ra cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em là vô cùng quan trọng. Hiểu được điều này, Trung tâm Trị liệu cơ xương khớp cột sống Optimal365 Chiropractic mang đến giải pháp toàn diện Chiropractic với cam kết 3 Không: Không tiêm – Không dùng thuốc – Không phẫu thuật .
Tại Optimal365 Chiropractic, chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của phương pháp nắn chỉnh cột sống và phục hồi cấu trúc tự nhiên của cơ thể để cải thiện sức khỏe và nâng tầm vận động cho trẻ. Với sự theo dõi chặt chẽ từ đội ngũ y bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm và chương trình tập vật lý trị liệu cá nhân hóa, chúng tôi cam kết mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân của mình.
Optimal365 Chiropractic tự hào với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, được đào tạo chuyên sâu về phương pháp Chiropractic tại Mỹ. Đảm bảo rằng mỗi lần nắn chỉnh đều an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả, mang đến sự chăm sóc tốt nhất cho từng bệnh nhân. Optimal365 Chiropractic cung cấp một kế hoạch điều trị cá nhân hóa, dựa trên đánh giá kỹ lưỡng và mục tiêu cụ thể của từng bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ tại trung tâm luôn theo dõi chặt chẽ tiến trình điều trị và điều chỉnh phương pháp nếu cần thiết để đảm bảo hiệu quả tối đa cho bệnh nhân.
Đối với những bậc phụ huynh đang tìm kiếm giải pháp điều trị vẹo cột sống cho con mà không muốn sử dụng phương pháp y học xâm lấn, Trung tâm Trị liệu cơ xương khớp cột sống Optimal365 Chiropractic là lựa chọn đáng tin cậy. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và an toàn, giúp trẻ phục hồi sức khỏe cột sống và tự tin hơn trong cuộc sống. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu và tìm hiểu thêm về cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em hiệu quả ngay hôm nay!
Giải pháp phòng ngừa cong vẹo cột sống ở trẻ em
Bên cạnh các cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em , việc phòng ngừa tình trạng này cũng là một điều đáng quan tâm. Một số giải pháp tránh khỏi nguy cơ vẹo cột sống cho trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo:
- Khuyến khích con trẻ tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt của cơ thể và giúp trẻ có một tư thế tốt.
- Điều chỉnh tư thế ngồi và đứng đúng cho trẻ khi học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động khác.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D và protein, giúp phát triển hệ xương khớp chắc khỏe.
- Tránh tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ vì có thể gây áp lực lên cột sống, làm tăng nguy cơ cong vẹo.
- Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu vẹo cột sống và có biện pháp điều trị kịp thời.
Một số câu hỏi thường gặp về cong vẹo cột sống ở trẻ em
Những thông tin bên trên đã phần nào làm rõ về các cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để giải đáp những băn khoăn và lo lắng còn tồn tại, Optimal365 Chiropractic sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp về cong vẹo cột sống ở trẻ em.
Trẻ bị cong vẹo cột sống có tham gia các hoạt động thể chất được không?
Trẻ em bị cong vẹo cột sống hoàn toàn vẫn có thể tham gia các hoạt động thể chất bình thường. Việc vận động giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, duy trì tính linh hoạt cho các nhóm cơ quanh cột sống và cơ dựng sống, góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, mức độ và loại hình hoạt động thể chất phù hợp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng cong vẹo. Trong trường hợp cong vẹo nhẹ, trẻ có thể tham gia hầu hết các hoạt động mà không gặp hạn chế. Đối với những trường hợp nặng hơn, việc mang nẹp chỉnh hình có thể cần thiết, và một số hoạt động có thể cần được điều chỉnh để tránh làm tổn thương thêm cột sống.
Trẻ bị cong vẹo cột sống cần tránh tập luyện các môn thể thao nào?
Đa phần các hoạt động thể thao đều mang lại lợi ích cho trẻ em, kể cả những trẻ đang bị cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, việc lựa chọn môn thể thao phù hợp cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe và giai đoạn điều trị của trẻ.
Những môn đòi hỏi sự va chạm mạnh hoặc các động tác xoay mạnh cột sống như judo, bóng đá, bóng rổ và chạy có thể cần được hạn chế, vì chúng có thể tạo áp lực lên cột sống và làm tăng nguy cơ tổn thương. Thay vào đó, các bài tập nhẹ nhàng hơn như bơi lội, yoga, hoặc các bài tập cải thiện tư thế có thể được khuyến nghị như một phần của chương trình điều trị và phục hồi chức năng.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến dáng đi của trẻ để có thể sớm phát hiện và có cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em kịp thời, dứt điểm. Để phòng tránh các hệ quả nguy hiểm mà cong vẹo cột sống mang lại, quý phụ huynh nên đưa con trẻ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Optimal365 Chiropractic hy vọng sẽ giúp ích cho bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con em mình nên đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn liệu trình điều trị.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. OrthoInfo. (n.d.). Idiopathic scoliosis in children and adolescents. American Academy of Orthopaedic Surgeons. https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/idiopathic-scoliosis-in-children-and-adolescents/
2. Cleveland Clinic. (n.d.). Scoliosis. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15837-scoliosis
3. Tvekteris. (2019, October 23). What are the causes of scoliosis: Prevention in children. eHealth Connection. https://blogs.cooperhealth.org/ehealth/2019/10/08/what-causes-scoliosis-nj-pa-cooper-university-health-care/
4. Cedars-Sinai. (n.d.). Scoliosis in children. https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/s/scoliosis-in-children.html
5. Bệnh viện Nghệ An. Vẹo cột sống ở trẻ em: Dấu hiệu và phương pháp điều trị. https://bvnghean.vn/veo-cot-song-o-tre-em-dau-hieu-va-phuong-phap-dieu-tri/
6. Hamman, L. Nguyên nhân gây vẹo cột sống ở trẻ em và cách phòng ngừa. ACC. https://acc.vn/nguyen-nhan-gay-veo-cot-song-o-tre-em-va-cach-phong-ngua/
7. Vinmec. Phục hồi chức năng cho trẻ em bị cong vẹo cột sống. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-cho-tre-em-bi-cong-veo-cot-song-vi
8. Vinmec. Triệu chứng cong vẹo cột sống ở trẻ em. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/trieu-chung-cong-veo-cot-song-o-tre-em-vi