Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường khiến các đốt sống bị cong hoặc xoay sang một bên, gây cản trở cho việc đi lại và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên tình trạng bệnh lý này vẫn có thể khắc phục được nếu điều trị sớm và đúng phương pháp. Trong bài viết sau đây, Optimal365 Chiropractic sẽ giới thiệu top 9 cách chữa vẹo cột sống và hỗ trợ giảm đau an toàn, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Tổng quan về cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị cong hoặc xoay bất thường sang một bên trái hoặc phải, cũng có thể cong về trước hoặc sau. Có 2 dạng cong vẹo cột sống thường gặp là cong theo hình chữ S hoặc cong theo hình chữ C.
Về mức độ nghiêm trọng, vẹo cột sống chữ S sẽ nguy hiểm hơn loại vẹo cột sống chữ C vì loại hình bệnh này tác động xấu đến cả đường cong ở thắt lưng lẫn ngực. Tuy nhiên, người bệnh vẹo cột sống chữ C nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh thành vẹo cột sống chữ S.
Vẹo cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO, tình trạng cong vẹo cột sống đang ngày càng có xu hướng tăng cao với số lượng bệnh nhân được chẩn đoán cong vẹo cột sống lên tới 28 triệu người.
Cong vẹo cột sống thường xuất hiện phổ biến ở độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 15 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 0,5% – 1%. Trong đó, tỷ lệ vẹo cột sống ở bé gái cao gấp 8 lần so với bé trai do các yếu tố như: sự phát triển nhanh của hệ cơ xương, yếu tố di truyền và nội tiết tố giới tính.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, mỗi năm độ cong vẹo ở trẻ sẽ tăng 2% và phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như dị dạng thân hình, khó thở, chèn ép tim phổi, thậm chí là phẫu thuật cột sống.
Cong vẹo cột sống có chữa được hay không?
Bệnh cong vẹo cột sống hoàn toàn có thể điều trị được, trong trường hợp người bệnh phát hiện sớm các triệu chứng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu chủ quan và để tình trạng bệnh lý tiến triển nặng, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị, mất nhiều thời gian, chi phí thậm chí có nguy cơ cao phải áp dụng phẫu thuật. Đặc biệt, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như:
- Thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau lưng, nhất là khi ngồi lâu hoặc mang vác vật nặng.
- Cảm thấy tự ti về ngoại hình, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh
- Dẫn đến những tổn thương, ảnh hưởng tim, phổi, gây suy tim, viêm phổi do cong vẹo cột sống.
Đối với những trường hợp trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được chỉ định cách chữa cong vẹo cột sống bằng phương pháp ngoại khoa phù hợp.
Gợi ý 9 cách hỗ trợ giảm đau và điều trị cong vẹo cột sống hiệu quả
Đối với phương pháp hỗ trợ giảm đau do cong vẹo cột sống
Sử dụng đai lưng chỉnh hình cột sống
Đai lưng chỉnh hình cột sống được biết đến là một thiết bị y tế mang công dụng hỗ trợ cột sống. Bác sĩ sẽ chỉ định đeo đai nẹp xương sống để điều chỉnh lại vị trí các đốt sống của người bệnh, giúp điều chỉnh tư thế, hạn chế tình trạng đau nhức khi vận động. Phương pháp này thường được ưu tiên cho những người có bệnh nền vì họ cần hạn chế việc dùng thuốc. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc khi điều trị cong vẹo cột sống. Việc đeo đai nẹp cũng ít gây ra bất tiện gì cho chuyển động và sinh hoạt hằng ngày nên bệnh nhân có thể đeo nẹp cả ngày lẫn đêm. Khi chơi thể thao, người bệnh có thể tạm thời bỏ nẹp trong thời gian ngắn nhưng nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện.
Thực hiện các bài tập thư giãn
Đối với trường hợp vẹo cột sống ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thư giãn cơ để giảm đau và cải thiện khả năng di chuyển. Một trong số các bài tập hiệu quả, được ưa chuộng hiện nay là yoga, nhất là các động tác tập trung vào khớp và cột sống. Đây là cách chữa vẹo cột sống hiệu quả mà bạn nên thử áp dụng hàng ngày.
Tập thể dục điều trị cong cột sống
Tập luyện thể thao là một trong những phương pháp rất tốt trong quá trình góp phần khôi phục đường cong sinh lý. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị: Đối với người cong vẹo cột sống, các bài tập kéo dãn và tăng cường sức mạnh các nhóm cơ có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Cụ thể, các bài tập tăng cường cơ lưng, cơ bụng, các động tác như: Plank, Squat và tập xoay kéo dãn cơ lưng để tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ thể, từ đó điều chỉnh cột sống về đúng vị trí.
Lưu ý: việc tập đúng tư thế và chọn lựa bài tập vừa sức là rất quan trọng, vì vậy trước khi tập luyện, cần có sự tham vấn từ chuyên gia.
Chữa cong vẹo cột sống bằng các bài tập vật lý trị liệu
Điều trị vẹo cột sống bằng các bài tập vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và kiểm soát sự tiến triển của biến dạng cột sống. Các bài tập được thiết kế nhằm tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của các nhóm cơ ở vùng thân, lưng, hông và vai nhằm cải thiện độ cân bằng và ổn định của cột sống. Các nhóm cơ đó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các đốt sống và giảm được mức độ biến dạng do vẹo cột sống.
Liệu pháp massage
Những liệu pháp massage chuyên nghiệp có thể hỗ trợ trong việc giảm các triệu chứng gây đau do cong vẹo cột sống, cải thiện tuần hoàn máu, làm tăng lưu thông máu và năng lượng trong cơ thể. Từ đó giúp người bệnh giảm đau lưng và cải thiện tình trạng cơ, khớp bị ảnh hưởng bởi cong vẹo cột sống. Người bệnh có thể lựa chọn massage như một phương pháp kèm theo để giúp hỗ trợ, tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị chính.
Liệu pháp châm cứu
Trong Nghiên cứu của Y học Trung Hoa, liệu pháp châm cứu được xem là phương pháp giúp lưu thông khí huyết, còn xét về góc độ Y học hiện đại, châm cứu sẽ kích thích vùng cột sống sản sinh ra endorphine, một loại hormone giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, châm cứu có thể giúp thư giãn các bó cơ căng cứng quanh khu vực bị cong vẹo, giúp cải thiện tình trạng co thắt cơ, từ đó cải thiện sự linh hoạt và chuyển động của cột sống. Việc kết hợp châm cứu với các phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu và tập luyện có thể mang lại kết quả tốt hơn trong việc quản lý và điều trị cong vẹo cột sống.
Đối với phương pháp điều trị cong vẹo cột sống
Điều trị cong vẹo cột sống nội khoa
Cách chữa vẹo cột sống bằng điều trị nội khoa áp dụng cho trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau lưng, khó thở, sưng viêm … Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh và mức độ cơn đau để sử dụng loại thuốc kê toa, thuốc giảm đau phù hợp, giúp thuyên giảm các triệu chứng đau nhức, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý rằng những loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời mà không thể can thiệp vào gốc rễ của bệnh lý. Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề như viêm loét và xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan và thận, loãng xương. Vì vậy, người bệnh cũng cần kết hợp tập vật lý trị liệu để tối ưu hiệu quả điều trị.
Tiêm thuốc vào cột sống bị cong vẹo
Cột sống bị cong vẹo có thể kích thích hoặc gây sức ép đến các dây thần kinh nằm trong và xung quanh cột sống. Từ đó khiến người bệnh bị đau, có cảm giác tê hoặc ngứa ran các cơ bắp từ lưng lan đến tận bàn chân (đối với cột sống thắt lưng). Đối với trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid và gây tê cục bộ tại vùng lưng để giảm các triệu chứng trên trong thời gian ngắn hạn.
Tuy nhiên cần tránh lạm dụng steroid lâu dài hoặc liều cao vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương, rối loạn nội tiết, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày. Việc sử dụng steroid để chữa cong vẹo cột sống cần được tham khảo ý kiến từ các bác sĩ có chuyên môn.
Lưu ý: Việc lạm dụng steroid lâu dài hoặc liều cao có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương, rối loạn nội tiết, tăng huyết áp.
Chữa cong vẹo cột sống bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật nắn chỉnh bằng tay, tác động chuẩn xác tới các khu vực đốt sống bị sai lệch về vị trí đúng. Mục đích là để khôi phục trục cột sống chuẩn, ngăn chặn nguy cơ tăng độ cong – gù – vẹo, đồng thời lấy lại khoảng cách chuẩn của các khoang đốt sống, khôi phục lại đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể. Nắn chỉnh cột sống giúp cải thiện cấu trúc và chức năng cột sống, mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh. Đồng thời, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ quá trình điều trị, và cung cấp lời khuyên về tư thế và thói quen hàng ngày để duy trì kết quả điều trị và ngăn ngừa tái phát.
Phẫu thuật cột sống cong vẹo
Cách chữa vẹo cột sống cuối cùng trong các phương pháp điều trị là thực hiện phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mổ cong vẹo cột sống khi tình trạng đã quá nặng, độ cong trở nên nghiêm trọng (>45 độ trong độ tuổi còn phát triển và >50 độ trong độ tuổi trưởng thành), cơn đau không thể kiểm soát và gây ảnh hưởng lớn đến chức năng tim, phổi. Tuy nhiên, giải pháp này tồn tại rất nhiều rủi ro, nhất là với các bệnh nhi có thể bị sốc thuốc, hôn mê, liệt do tổn thương thần kinh, nhiễm trùng, đau lưng mãn tính…sau phẫu thuật.
Lưu ý: Cần cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng về phương pháp này đối với những bệnh nhi nhỏ tuổi và người đang gặp phải vấn đề sức khỏe về: tim mạch, tiểu đường.
Cong vẹo cột sống có tái phát sau điều trị không?
Sau điều trị, nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và bảo vệ chức năng cột sống thì bệnh cong vẹo cột sống vẫn có thể quay trở lại sau điều trị. Đặc biệt với trẻ đang phát triển hoặc người bệnh lớn tuổi thường có nguy cơ tái phát cao do các yếu tố sau:
- Trẻ Đang Phát Triển: Trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển có thể có nguy cơ tái phát cao nếu không duy trì tư thế đúng, không tuân thủ các bài tập và lời khuyên của bác sĩ. Cột sống của trẻ vẫn đang phát triển và dễ bị ảnh hưởng bởi các thói quen xấu bao gồm ngồi học hoặc chơi điện tử trong tư thế không đúng, mang ba lô nặng không đúng cách hoặc thiếu hoạt động thể chất…
- Người Lớn Tuổi: Người lớn tuổi thường gặp các vấn đề liên quan đến thoái hóa cột sống tự nhiên. Các vấn đề như loãng xương, thoái hóa đốt sống và tình trạng yếu hoặc suy giảm cơ có thể làm tăng nguy cơ tái phát hoặc làm nặng thêm tình trạng cong vẹo cột sống.
Chính vì vậy, người bệnh cần tiếp tục có biện pháp bảo vệ cột sống của mình bằng cách:
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, vận động với cường độ phù hợp.
- Chú ý tới chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ canxi, vitamin, khoáng chất có lợi và tuyệt đối không nên thường xuyên dung nạp quá nhiều các loại đồ ăn nhanh, nước uống có gas.
- Kiên trì tập luyện các bài tập phục hồi chức năng cột sống.
Cong vẹo cột sống có tái phát sau điều trị không?
Sau điều trị, nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và bảo vệ chức năng cột sống thì bệnh cong vẹo cột sống vẫn có thể quay trở lại sau điều trị. Đặc biệt với trẻ đang phát triển hoặc người bệnh lớn tuổi thường có nguy cơ tái phát cao do các yếu tố sau:
- Trẻ Đang Phát Triển: Trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển có thể có nguy cơ tái phát cao nếu không duy trì tư thế đúng, không tuân thủ các bài tập và lời khuyên của bác sĩ. Cột sống của trẻ vẫn đang phát triển và dễ bị ảnh hưởng bởi các thói quen xấu bao gồm ngồi học hoặc chơi điện tử trong tư thế không đúng, mang ba lô nặng không đúng cách hoặc thiếu hoạt động thể chất…
- Người Lớn Tuổi: Người lớn tuổi thường gặp các vấn đề liên quan đến thoái hóa cột sống tự nhiên. Các vấn đề như loãng xương, thoái hóa đốt sống và tình trạng yếu hoặc suy giảm cơ có thể làm tăng nguy cơ tái phát hoặc làm nặng thêm tình trạng cong vẹo cột sống.
Chính vì vậy, người bệnh cần tiếp tục có biện pháp bảo vệ cột sống của mình bằng cách:
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, vận động với cường độ phù hợp.
- Chú ý tới chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ canxi, vitamin, khoáng chất có lợi và tuyệt đối không nên thường xuyên dung nạp quá nhiều các loại đồ ăn nhanh, nước uống có gas.
- Kiên trì tập luyện các bài tập phục hồi chức năng cột sống.
Cách giúp phòng ngừa tình trạng cong vẹo cột sống
Phòng ngừa tình trạng cong vẹo cột sống đòi hỏi sự lưu tâm từ nhiều khía cạnh cuộc sống hàng ngày, bao gồm tư thế đúng, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đến việc duy trì lối sống lành mạnh. Dưới đây là các biện pháp cụ thể để giúp phòng ngừa tình trạng này:
- Chú ý về tư thế sinh hoạt
Ngồi và đứng sai tư thế trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến dẫn đến cong vẹo cột sống. Bạn cần tránh việc đặt áp lực lớn lên cột sống và phần lưng dưới vì có thể gây chấn thương đột ngột. Về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm hoặc cong vẹo cột sống.
- Thực hiện bài tập phục hồi chức năng:
Thực hiện các bài tập tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh ở lưng giúp hỗ trợ và ngăn ngừa tái phát tình trạng cong vẹo cột sống. Luyện tập thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu áp lực lên cột sống, cải thiện những ảnh hưởng xấu do đứng, ngồi sai tư thế, đồng thời gia tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho xương khớp, cột sống.
- Đối với trẻ em
Phụ huynh có thể phòng ngừa căn bệnh cong vẹo cột sống cho con bằng cách chọn lựa bàn học phù hợp với chiều cao và lứa tuổi. Tránh để trẻ nhỏ sử dụng các thiết bị quá lâu, và ngồi sai tư thế khi sử dụng các thiết bị điện tử. Ngoài ra, bạn nên rèn luyện cho trẻ thói quen ngồi ngay ngắn, đúng tư thế, không cúi đầu thấp hoặc ngồi xiêu vẹo. Phụ huynh nên mua cho trẻ cặp 2 quai để cân bằng trọng lượng cả 2 bên vai.
- Tầm soát và kiểm tra định kỳ:
Đối với bệnh nhân bị cong vẹo cột sống, việc tầm soát và thăm khám định kỳ là vô cùng quan trọng để theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh nhân bị cong vẹo cột sống cần được tầm soát và thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng/lần để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra, như thoái hóa đốt sống, chèn ép dây thần kinh, hoặc đau nhức mãn tính. Ngoài ra, kiểm tra định kỳ còn cho phép bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị nếu có bất kỳ sự thay đổi nào trong tình trạng cột sống của bệnh nhân.
Optimal365 Chiropractic – Trung tâm chữa trị cong vẹo cột sống uy tín
Optimal365 Chiropractic là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật bằng ứng dụng phương pháp điều trị bảo tồn cơ xương khớp. Đặc biệt, phương pháp này không tiêm, không dùng thuốc, không can thiệp phẫu thuật nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả tối ưu, an toàn và không có tác dụng phụ.
Đội ngũ của Optimal365 Chiropractic là những chuyên gia đầu ngành với hơn 20 năm kinh nghiệm từ Mỹ. Phác đồ điều trị tại Optimal365 Chiropractic được thiết kế riêng biệt và tối ưu nhất cho từng khách hàng, dựa trên tình trạng cụ thể của họ, tập trung vào việc phục hồi đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống và mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân.
Vẹo cột sống là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng, bạn nên thăm khám và có hướng điều trị áp dụng các cách chữa cong vẹo cột sống phù hợp để cải thiện tình trạng và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về vẹo cột sống, hãy liên hệ với Trung tâm Trị liệu cơ xương khớp cột sống Optimal365 Chiropractic để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Novakovic, A. (2023, April 24). Everything you need to know about scoliosis. Medical News Today. https://www.medicalnewstoday.com/articles/190940
2. Mayo Clinic. (2023, May 13). Scoliosis – Diagnosis and treatment. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scoliosis/diagnosis-treatment/drc-20350721
3. NHS. (2024, February 2). Treatment in adults. https://www.nhs.uk/conditions/scoliosis/treatment-in-adults/
4. Bonbone. 8 phương pháp chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật bạn cần biết. https://bonbone.com.vn/8-phuong-phap-chua-veo-cot-song-khong-can-phau-thuat-ban-can-biet/