Loader logo

Lồi Đĩa Đệm Là Gì? Cách Phòng Ngừa Nguy Cơ Lồi Đĩa Đệm

thumbnail
By Optimal365 Chiropractic
24/08/2024
|

Trong xã hội hiện đại với nhịp sống nhanh, áp lực công việc ngày càng gia tăng cùng với thói quen ít vận động và tư thế ngồi làm việc không đúng cách, chúng ta dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp. Lồi đĩa đệm là một trong những bệnh lý phổ biến gây ra các cơn đau cấp tính và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và lao động của người bệnh. Vậy lồi đĩa đệm là gì và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chuyên sâu hơn về tình trạng bệnh lý này và đưa ra những biện pháp hữu ích để bảo vệ sức khỏe cột sống của bạn.

Theo nghiên cứu tại khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, khoảng 57,5% các trường hợp lồi đĩa đệm xảy ra ở nhóm tuổi từ 30 – 60, tỉ lệ bị bệnh cao hơn so với các độ khác. Về mặt giới tính, phụ nữ có xu hướng bị lồi đĩa đệm nhiều hơn nam giới, với tỉ lệ phụ nữ chiếm khoảng 62,5%, trong khi nam giới chiếm khoảng 37,5%. Lồi đĩa đệm là gây ra các cơn đau cấp tính và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và lao động của người bệnh. Vậy lồi đĩa đệm là gì và làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chuyên sâu hơn về tình trạng bệnh lý này và đưa ra những biện pháp hữu ích để bảo vệ sức khỏe cột sống của bạn.

Lồi đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống có chức năng hấp thụ lực và tạo khoảng trống cho các rễ thần kinh đi qua. Theo thời gian, lớp bao xơ ngoài của đĩa đệm bị suy yếu dẫn đến tình trạng phình (lồi) đĩa đệm. Khi lớp bao xơ này càng yếu, nhân bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài hoặc thoát vị qua vết nứt chèn ép vào các rễ thần kinh xung quanh gây lồi đĩa đệm.

Lồi đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm có giống nhau không?

  • Lồi đĩa đệm: Đây là giai đoạn đầu trước khi dẫn tới thoát vị đĩa đệm, ở giai đoạn này đĩa đệm dần mất đi độ đàn hồi và phồng ra ngoài. Tuy nhiên, phần bao xơ (vòng sợi) chưa hoàn toàn bị rách.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn và là biến chứng của lồi đĩa đệm gây ra. Lúc này, phần bao xơ của đĩa đệm hoàn toàn rách hẳn, khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, dẫn tới chèn ép dây thần kinh và khu vực tủy sống. Cơn đau trở nên dữ dội, âm ỉ hơn, gây tê bì, yếu cơ, mất cảm giác vùng cơ.

Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm

Thoái hóa tự nhiên của đĩa đệm: Nhân nhầy của đĩa đệm chứa khoảng 80% nước khi còn trẻ. Theo thời gian, đĩa đệm trong cột sống dần mất nước và các chất dinh dưỡng cần thiết, làm giảm độ đàn hồi và khả năng chịu lực. Khi đĩa đệm trở nên khô hơn, vòng sợi bao quanh nhân nhầy cũng trở nên yếu hơn, dẫn đến hiện tượng phình ra ngoài.

Tính chất công việc và thói quen sinh hoạt: Các hoạt động thường ngày như nâng, xoay, cúi hoặc thường xuyên mang vác vật nặng có thể tạo ra lên đĩa đệm. Khi quá trình này lặp đi lặp lại, có thể gây ra các vết rách nhỏ trong vòng sợi của đĩa đệm, dẫn đến phình ra ngoài. Bên cạnh đó, đối với những người có tính chất công việc phải ngồi quá lâu nhưng ngồi sai tư thế, lưng cong hoặc khom người về phía trước có thể làm tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm.

Chấn thương cấp tính: Một số trường hợp va chạm mạnh, chẳng hạn như té ngã, tai nạn giao thông, hoặc chấn thương thể thao, có thể gây tác động mạnh đột ngột lên cấu trúc của đĩa đệm và tạo điều kiện cho đĩa đệm phình ra ngoài.

Một số nguyên nhân khác:

  • Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá làm giảm lượng máu lưu thông đến đĩa đệm, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe, do đó dễ bị thoái hóa và gây phình đĩa đệm.
  • Bệnh chuyển hóa: Một số bệnh chuyển hóa như tiểu đường, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đĩa đệm.
Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm
Lồi đĩa đệm gây ra đau nhức, tê bì và hạn chế vận động của người bệnh

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lồi đĩa đệm

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế): “Phồng (lồi) đĩa đệm không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây thoát vị đĩa đệm, gây ảnh hưởng lớn đến vận động và sinh hoạt của người bệnh”.

Chèn ép rễ thần kinh

Khi đĩa đệm bị phình ra gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc tủy sống. Khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển kèm theo cảm giác tê, ngứa ran hoặc yếu ở cánh tay hoặc chân.

Tiến triển thành thoát vị đĩa đệm

Phình (lồi) đĩa đệm là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này sẽ tiến triển thành thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, trong quá trình lồi đĩa đệm, vòng sợi của đĩa đệm bị căng giãn và suy yếu. Nếu tình trạng này kéo dài, các lớp vòng sợi có thể bị nứt hoặc rách, tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra ngoài và gây thoát vị đĩa đệm.

Hẹp ống sống

Về mặt giải phẫu, ống sống là cấu trúc bao quanh và bảo vệ tủy sống. Khi lồi đĩa đệm, phần nhân nhầy của đĩa đệm sẽ bị đẩy ra ngoài, làm giảm không gian trong ống sống. Tình trạng hẹp ống sống thường xảy ra ở các đoạn cột sống có đường kính ống sống vốn đã hẹp sẵn như ở vùng thắt lưng (L4-L5, L5-S1) hoặc cổ (C5-C6, C6-C7), gây ra các triệu chứng như: tê bì, yếu cơ.

Lồi đĩa đệm không chỉ làm thu hẹp ống sống mà còn có thể gây viêm ở các mô xung quanh. Phản ứng viêm này có thể dẫn đến sự tăng trưởng bất thường của mô xơ, khiến ống sống bị hẹp thêm.

Đau lưng mãn tính

Đĩa đệm bị phình và chèn ép rễ thần kinh gây ra hội chứng đau thần kinh tọa. Cơn đau lan từ lưng xuống mông, đùi và có thể xuống tận cẳng chân và bàn chân.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lồi đĩa đệm
Khi đĩa đệm giữa các đốt sống bị phình ra chèn ép lên dây thần kinh hoặc tủy sống gây đau lưng

Lồi đĩa đệm thường xảy ra ở những vị trí nào?

  • Lồi đĩa đệm cột sống cổ (Cervical spine – C5/C6 và C6/C7): Cột sống cổ là vị trí rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là đĩa đệm ở các đốt sống C5/C6 và C6/C7. Lồi đĩa đệm ở khu vực này thường liên quan đến thói quen ngồi sai tư thế trong thời gian dài, hoặc do chấn thương. Khoảng 15% đến 25% các trường hợp lồi đĩa đệm xảy ra ở vùng cổ .
  • Lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng (Lumbosacral spine – L4/L5 và L5/S1): Vùng thắt lưng thường là nơi thường xuyên chịu áp lực lớn do trọng lượng cơ thể cũng như thói quen vận động, sinh hoạt hàng ngày. Khoảng 90% các trường hợp lồi đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng , trong đó đĩa đệm giữa các đốt sống L4/L5 và L5/S1 là hai vị trí phổ biến nhất .
  • Lồi đĩa đệm cột sống ngực (Thoracic spine – T7/T8 và T8/T9): Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng lồi đĩa đệm ở cột sống ngực vẫn có thể xảy ra, chủ yếu là do chấn thương hoặc thoái hóa. Chỉ 1% đến 2% các trường hợp lồi đĩa đệm xảy ra ở vùng này.

Lồi đĩa đệm có tự lành được không?

Lồi đĩa đệm là một tổn thương cấu trúc của cột sống, không thể tự lành như các vết thương thông thường. Thuốc giảm đau chỉ giúp làm giảm triệu chứng tạm thời và không chữa được bệnh. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó người bệnh cần thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Làm thế nào để tránh nguy cơ bị lồi đĩa đệm?

Để tránh nguy cơ bị lồi đĩa đệm, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Khi nâng vác vật nặng hãy gập đầu gối, giữ lưng thẳng và nâng vật lên bằng sức của chân. Tránh cong lưng để bảo vệ cột sống.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực lên cột sống.
  • Giữ thẳng lưng khi đứng, vai thả lỏng sẽ giúp phân bổ đều trọng lượng, giảm áp lực lên cột sống. Khi ngồi làm việc với máy tính, cần điều chỉnh màn hình ngang tầm mắt và sử dụng ghế có hỗ trợ lưng dưới để giảm thiểu áp lực lên cột sống
  • Khi ngủ, chọn nệm có độ cứng và đàn hồi vừa phải tránh nằm tư thế úp mặt.
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục với các nhóm cơ lưng, bụng và cẳng chân.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và ngưng hút thuốc.
  • Khi ngồi lâu, bạn nên thực hiện động tác kéo giãn để duy trì sự linh hoạt của cột sống.
Làm thế nào để tránh nguy cơ bị lồi đĩa đệm?
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng giúp cải thiện các triệu chứng của lồi đĩa đệm

Các phương pháp điều trị lồi đĩa đệm

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị lồi đĩa đệm hiệu quả, giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục như:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Để tăng cường sức khỏe và đẩy nhanh quá trình hồi phục, bạn nên dành thời gian cho các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ trở nên dẻo dai hơn giảm thiểu các cơn đau và hỗ trợ quá trình tự phục hồi.
  • Thuốc giảm đau: Tùy vào mức độ đau, có những phương pháp điều trị khác nhau. Với những cơn đau nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Tuy nhiên, đối với những cơn đau dữ dội, cần có sự can thiệp của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc sử dụng corticosteroid trong thời gian ngắn để kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Các phương pháp điều trị lồi đĩa đệm
Thuốc giảm đau làm giảm cơn đau cấp tính do lồi đĩa đệm gây ra giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, lồi đĩa đệm có thể gây chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như đau nhức, yếu cơ, tê bì chân tay và hạn chế khả năng vận động. Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, phẫu thuật sẽ là giải pháp cuối cùng để giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép.

Điều trị lồi đĩa đệm tại Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal365 Chiropractic

Tại Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal 365 Chiropractic hiện đang cung cấp phác đồ điều trị tại Optimal 365 Chiropractic đều được thiết kế cá nhân hóa, phù hợp với tình trạng sức khỏe riêng biệt của từng bệnh nhân. Ngoài điều trị triệu chứng đội ngũ bác sĩ của chúng tôi còn tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của lồi đĩa đệm, từ đó áp dụng các liệu pháp điều trị chính xác để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi không ngừng đầu tư vào trang thiết bị hiện đại và công nghệ trị liệu tiên tiến, cùng với dịch vụ chăm sóc tận tâm nhằm mang đến trải nghiệm điều trị tốt nhất cho mỗi khách hàng.

Điều trị lồi đĩa đệm tại Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal365 Chiropractic
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn bạn sẽ có một lộ trình điều trị rõ ràng và hiệu quả

Cung cấp hướng dẫn bài tập và tư vấn về cách sinh hoạt lành mạnh để giúp cải thiện khả năng vận động và duy trì sức khỏe cơ xương khớp. Các Bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức về bảo vệ cột sống, giúp bạn duy trì tư thế đúng và phòng ngừa chấn thương. Tại Optimal 365 Chiropractic, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trong quá trình phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống bền vững.

Quy trình chẩn đoán lồi đĩa đệm tại Optimal365 Chiropractic

Quy trình chẩn đoán bệnh lý lồi đĩa đệm tại Optimal365 Chiropractic gồm 5 bước như sau:

  • Thăm khám và chẩn đoán: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng của bệnh nhân, phân tích phim chụp X-quang và các xét nghiệm cần thiết (nếu có) để xác định chính xác tình trạng lồi đĩa đệm. Việc này giúp bác sĩ hiểu rõ mức độ lồi đĩa đệm, ảnh hưởng của nó đến các cấu trúc xung quanh và tình trạng chèn ép thần kinh.
  • Lập phác đồ điều trị: Dựa trên kết quả chẩn đoán cùng phim chụp X-ray, bác sĩ sẽ thiết kế phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân, nhắm đến việc giảm đau, giảm chèn ép và phục hồi chức năng cho các đĩa đệm bị lồi. Phác đồ này được điều chỉnh dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng lồi đĩa đệm và các yếu tố cá nhân của bệnh nhân.
  • Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): Các thao tác Chiropractic sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng và chính xác để điều chỉnh các đốt sống sai lệch về lại vị trí ban đầu, giải phóng tình trạng chèn ép lên dây thần kinh, giảm đau nhức và kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể.
  • Vật lý trị liệu công nghệ cao: Sử dụng công nghệ điều trị tiên tiến và vật lý trị liệu công nghệ cao, như sóng xung kích hoặc laser điều trị để giảm cơn đau và các điểm sưng viêm. Đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi các đĩa đệm bị tổn thương nhanh gấp 5 lần..
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng: Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tại nhà nhằm tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và ngăn ngừa tái phát. Việc này giúp duy trì tối đa hiệu quả đạt được sau điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tái phát tình trạng lồi đĩa đệm.

Lời kết

Bài viết trên Optimal365 Chiropractic đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lồi đĩa đệm và các phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình và tìm ra giải pháp phù hợp để phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Integrity Spine & Orthopedics. (n.d.). What are the risks of disc protrusion? Retrieved September 16, 2024, from https://integrityspineortho.com/what-are-the-risks-of-disc-protrusion/

2. Viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. (n.d.). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng tiêm hydrocortison ngoài màng cứng. Retrieved September 16, 2024, from https://nsti.vista.gov.vn/publication/view/dac-diem-lam-sang-can-lam-sang-va-hieu-qua-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-bang-tiem-hydrocortison-ngoai-mang-cung-342957.html

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch