Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống, gây đau đớn, tê bì, yếu liệt. Nếu không chữa trị nghiêm túc, tình trạng bệnh có thể chuyển biến xấu, thậm chí có thể gây liệt vĩnh viễn. Vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Optimal365 Chiropractic tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này.
Cấu tạo đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Cột sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống, bao gồm: C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7 và liên kết với nhau bằng các đĩa đệm, hơi uốn cong theo hình chữ C . Mỗi đĩa đệm như một chiếc “đệm cao su”, có chứa nhân nhầy ở giữa và bao xơ ở ngoài, giúp giảm chấn động và tạo điều kiện linh hoạt cho cột sống.
Trong đĩa đệm bao gồm nhân nhầy nằm bên trong (có kết cấu như lớp gel) chứa thành phần proteoglycans, bao xơ hình tròn bên ngoài với cấu tạo chính là các sợi collagen. Cuối cùng là tấm sụn nằm giữa mân sụn vùng thân sống, giúp bảo vệ bề mặt thân đốt sống, tránh nhân nhầy bị ép vào.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi đĩa đệm bị lão hóa, rách nứt hoặc do chấn thương. Lúc này, phần nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống, dẫn đến đau nhức và nhiều triệu chứng khác.
Trường hợp nhiều đĩa đệm bị thoát vị cùng một lúc sẽ dẫn tới thoát vị đĩa đệm đa tầng cột sống cổ , với nguy cơ biến chứng cao. Vì lúc này, áp lực chèn lên cột sống lớn hơn nhiều với thoát vị đơn tầng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng thường nằm ở độ tuổi trên 40. Riêng vị trí cổ thường diễn ra sớm hơn vì hệ thống thần kinh và mạch máu vùng này khá nghèo nàn, dễ lão hóa sớm. Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (Sở Y tế tỉnh Hòa Bình), bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khá phổ biến, với tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 18,6/100.000 người.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Tuổi tác
Theo thời gian, cột sống dẫn mất đi sự dẻo dai vốn có. Do đó ở một số trường hợp, đĩa đệm dần suy yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Dẫn đến đĩa đệm dần mất nước, các đĩa đệm dần trở nên mỏng hơn và ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp thụ lực. Vì vậy, đĩa đệm ở người lớn tuổi thường dễ bị tổn thương hơn. Tuy nhiên, theo cảnh báo của bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tình trạng này đang ngày càng trẻ hóa, nhất là đối với dân công sở.
Di truyền
Theo số liệu thống kê, tình trạng thoát vị đĩa đệm do ảnh hưởng từ gen di truyền chỉ chiếm khoảng 10%. Gen di truyền có ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc của đĩa đệm hoặc mức độ phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây thoát vị như tuổi tác, chấn thương,…Vì vậy, những người có cha mẹ hoặc anh chị em bị thoát vị đĩa đệm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Đối với những trường hợp này, nên đặc biệt chú ý đến các thói quen vận động và sinh hoạt hàng ngày, nên hạn chế sử dụng các loại cafein, đồ uống có cồn và thực phẩm không lành mạnh. Đồng thời, việc thăm khám và tầm soát cột sống định kỳ tại các cơ sở trị liệu thần kinh cột sống uy tín cũng là một phương án phù hợp để hạn chế nguy cơ tiến triển bệnh lý.
Lối sống không lành mạnh
Lối sống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Trong đó, phải kể đến thói quen lười vận động, khiến cơ bắp vùng xung quanh cổ yếu và không hỗ trợ giảm áp lực cột sống. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất cho sụn khớp (canxi, chondroitin, glucosamine,…), hút thuốc lá, uống rượu bia,…làm suy giảm chất lượng đĩa đệm nhanh chóng.
Tư thế sinh hoạt sai
Ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng sai cách, vặn người hay xoay cổ đột ngột,… đều là những yếu tố liên quan đến tư thế sinh hoạt, dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), ThS.BS. Nguyễn Huy Hoàng khuyến nghị cần điều chỉnh các tư thế sai như ngồi gò ép, đứng khom lưng, ưỡn người quá mức, đứng lâu tại một vị trí, nằm sấp,…
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ lâm sàng
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở 1-2 đốt sống cổ, sau đó cơn đau có thể lan ra vùng bả vai, cánh tay, sau đầu và hốc mắt. Cảm giác tê ngứa có thể xuất hiện từ cổ và lan ra toàn thân, hoặc chỉ tập trung ở cánh tay, bàn tay và ngón tay.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp khó khăn trong việc cúi đầu, ngửa cổ hoặc xoay đầu, cùng với cảm giác không thoải mái khi thực hiện các động tác như đưa tay ra sau lưng hoặc giơ lên cao. Một số dấu hiệu khác có thể bao gồm: khó thở, đau một bên lồng ngực, đau khi ho, hắt hơi, đau khi đi đại tiện.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cận lâm sàng
Trong các trường hợp cận lâm sàng, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ này thường được phát hiện qua chụp MRI với những biểu hiện như: Đĩa đệm thoát vị ra phía trước hoặc sau, khối nhân nhầy không ở vị trí bình thường, cùng với sự thay đổi cấu trúc cột sống và dấu hiệu chèn ép lên rễ dây thần kinh hoặc tủy sống.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tăng theo cấp độ
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể tăng theo cấp độ:
- Ở cấp độ 1 , bệnh nhân có cảm giác cổ hơi cứng và đau mỗi khi cúi hoặc ngửa đầu, cơn đau sẽ lan xuống vai và tăng lên khi làm việc nặng.
- Đến cấp độ 2 , cơn đau kéo dài từ gáy ra sau đầu và tai, có thể gây ra cảm giác đau ngay cả khi chỉ xoay nhẹ cổ.
- Ở cấp độ 3 , nhức có thể xuất hiện ở vùng chẩm, trán, gáy và lan xuống bả vai, kèm theo triệu chứng tê bì ở một hoặc cả hai bên cánh tay, đôi khi có thể kèm theo nấc cụt, ngáp, chảy nước mắt và chóng mặt khi hoạt động.Những triệu chứng này cần được nhận diện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời, nhằm giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?
Thiếu máu lên não
Thoát vị đĩa đệm gây thiếu máu não là biến chứng xuất phát do tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa và hình thành gai xương. Lúc này, các gai xương và nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào động mạch. Dẫn tới lượng máu truyền dẫn lên não không ổn định, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới đột quỵ, xuất huyết não, suy giảm trí nhớ.
Hẹp ống sống cổ (hẹp đốt sống)
Theo Tạp chí Y – Dược học Quân sự số 3-2019, thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất gây là hẹp ống sống. Ở mỗi ống sống là các đĩa đệm, và chức năng chính của đĩa đệm là giảm xóc cho cột sống. Tuy nhiên khi đĩa đệm thoát vị, đĩa đệm phình to bất thường sẽ dẫn tới những thay đổi trong cấu trúc, làm giảm đường kính trước sau của ống sống, có thể tạo ra áp lực lên ống sống, làm thu hẹp không gian cho tủy sống và dây thần kinh. Vì thế, người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi vùng vai gáy, kèm theo tê bì và yếu tay chân. Cảm giác này có thể rõ rệt hơn khi phải thẳng lưng lâu, và sẽ thuyên giảm khi nằm thư giãn.
Chèn ép tủy sống
Đây là một trong những biến chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm. Cụ thể là tình trạng vòng sợi (bao xơ) bên ngoài đĩa đệm bị rách hoàn toàn khiến phần nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên khu vực rễ thần kinh và lỗ tủy sống. Hệ quả là biểu hiện đau nhức dữ dội, tay chân mất cảm giác, tê bì, chuột rút ở vùng cánh tay, đau một bên lồng ngực và khó vận động, khó nâng nhấc tay. Khi trở nặng, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ teo cơ cánh tay, rối loạn thần kinh, thậm chí là tàn phế.
Liệt vĩnh viễn
Liệt vĩnh viễn là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Người bệnh chịu áp lực lên tủy sống, làm tổn thương các dây thần kinh, dẫn đến mất khả năng vận động. Bởi vậy, quá trình vận động, sinh hoạt hằng ngày gặp khó khăn trong và thậm chí mất hoàn toàn khả năng vận động ở các chi nếu không can thiệp kịp thời.
Tê bì, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
Các dây thần kinh ở cổ (rễ thần kinh cổ) đi từ tủy sống qua các lỗ thần kinh liên hợp giữa các đốt sống cổ và lan tỏa ra khắp cơ thể, bao gồm cả cánh tay. Khi đĩa đệm thoát vị, nó có thể chèn ép các rễ thần kinh này, gây ra đau, tê, yếu hoặc cảm giác như bị kim châm lan xuống vùng cánh tay.
Về mặt biểu hiện, người bệnh thường cảm thấy những cơn đau râm ran, sau đó nhói ở vùng cổ, bả vai và lan xuống cánh tay. Nếu không thay đổi tư thế, vận động hoặc có những cử động mạnh ở vùng cơ quanh cổ, tình trạng đau sẽ kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.
Rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật do thoát vị đĩa đệm là biến chứng xảy ra khi dây thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép, làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh tự động. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, cảm giác lạnh hoặc nóng không đồng đều, và thay đổi huyết áp đột ngột.
Một số biểu hiện rõ rệt của hội chứng này bao gồm chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, cùng với cảm giác đau ở hốc mắt và mắt mờ từng cơn. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp hiện tượng đỏ mặt đột ngột, ra mồ hôi, hạ huyết áp, tăng nhu động ruột, và đau ngực từng cơn do thực quản bị chèn ép, gây khó khăn khi nuốt.
Cơn đau lan rộng toàn thân
Cơn đau thường khởi phát từ vùng cổ, sau đó lan xuống bả vai, cánh tay, và có thể lan rộng theo khu vực cột sống cổ đến khu vực cột sống thắt lưng, lan xuống mông, đùi và chân. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ sự nhức nhối, râm ran hoặc như bị kim châm, đi kèm với tê bì hoặc yếu cơ ở các chi.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị cần được thực hiện bài bản, phù hợp với từng giai đoạn và tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn, áp dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình. Biện pháp điều trị nội khoa phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau, chống viêm (ibuprofen, naproxen, corticosteroids) : Giúp giảm các triệu chứng đau nhức, viêm sưng.
- Thuốc giãn cơ (gabapentin, pregabalin) : Giúp thư giãn các cơ bắp bị co thắt, giảm co cứng cơ.
- Thuốc bổ thần kinh : Giúp cải thiện tình trạng tê bì, châm chích.
Ngoài ra, điều trị nội khoa còn có châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, sử dụng thiết bị hỗ trợ và điều chỉnh lối sống.
Phẫu thuật
Theo hướng dẫn điều trị của Viện Y tế Quốc gia Anh (NICE) khuyến nghị rằng phẫu thuật chỉ nên được xem xét sau khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần. Theo đánh giá của NICE, chỉ khoảng 5% bệnh nhân cần đến phẫu thuật khi:
- Các phương pháp điều trị trước đó không phát huy tác dụng
- Thoát vị đĩa đệm gây hội chứng chùm đuôi ngựa, phần chân tê liệt, rối loạn bàng quang, không thể kiểm soát đại tiểu tiện, mất cảm giác vùng hậu môn và bộ phận sinh dục.
- Loét dạ dày, tổn thương nội tạng do lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau
Trị liệu thần kinh cột sống cổ (Chiropractic).
Trị liệu thần kinh cột sống được đánh giá là phương án tối ưu trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không phẫu thuật hữu hiệu, đẩy lùi cơn đau và cải thiện chức năng vận động đáng kể. Các kỹ thuật trị liệu chủ yếu hỗ trợ điều chỉnh vị trí các đốt sống và đĩa đệm qua các phương pháp:
- Ứng dụng kỹ thuật nắn chỉnh cột sống chuyên nghiệp.
- Sử dụng thiết bị chuyên dụng để kéo giãn cột sống.
- Tập các bài phục hồi chức năng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tại Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal365 Chiropractic
Thay vì sử dụng thuốc để ngắt cơn đau tạm thời, Optimal365 Chiropractic khuyên bạn nên tìm kiếm giải pháp từ những chuyên gia về Trị liệu Thần kinh Cột sống có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nắn chỉnh cơ xương khớp, cột sống để thăm khám và điều trị. Trị liệu thần kinh cột sống tuy là một phương pháp khá mới ở Việt Nam, thế nhưng tại các quốc gia phát triển như Mỹ, phương pháp này đã ra đời và phát triển hơn 125 năm. Đây cũng được xem là một phương pháp điều trị bảo tồn an toàn, không phẫu thuật, không xâm lấn và mang lại kết quả phục hồi tối ưu cho các trường hợp bệnh lý về cơ xương khớp, cột sống.
Tại Nghiên cứu của Hiệp hội Chiropractic Quốc tế (International Chiropractic Association): Một báo cáo từ Hiệp hội Chiropractic Quốc tế cho thấy tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng khi áp dụng Chiropractic rất hiếm, dưới 1 trên 1 triệu ca điều trị. Họ cũng nhấn mạnh rằng phương pháp này là một trong những liệu pháp không xâm lấn an toàn nhất cho các vấn đề về cột sống, bao gồm thoát vị đĩa đệm.
Về kỹ thuật, các Bác sĩ sẽ xác định chính xác điểm thoát vị và dùng tay nắn chỉnh, tác động đúng vào điểm gây đau, giúp khôi phục lại vị trí đĩa đệm. Từ đó, giúp giải phóng tình trạng đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, Các đốt sống khi được nắn chỉnh lại vị trí ban đầu sẽ giảm tình trạng áp lực đè nén lên đĩa đệm, giúp khôi phục lại chức năng và tái cấu trúc đĩa đệm.
Optimal365 Chiropractic hiện đang là Trung tâm trị liệu cơ xương khớp, cột sống ứng dụng thành công phương pháp nắn chỉnh Chiropractic, giúp giải quyết tận gốc căn nguyên gây ra các vấn đề bệnh lý về thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống, đau thần kinh tọa,…Từ đó phục hồi và trả lại trạng thái cân bằng, linh hoạt cho cơ thể. Tại đây, bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm với sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa, trang thiết bị hiện đại và các phương pháp trị liệu hiệu quả.
Phương pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, việc loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh là điều thiết yếu. Hãy chú ý điều chỉnh tư thế sao cho đúng trong mọi hoạt động hàng ngày. Đặc biệt là tư thế khi làm việc, ngồi và mang vác vật nặng. Khi nâng vật nặng, hãy ngồi xuống trước khi bê vật rồi từ từ đứng lên, tránh thói quen cúi gập người rồi nhấc vật nặng.
Ngoài ra, tập thể dục đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên lựa chọn một môn thể thao phù hợp, trong đó bơi lội hay yoga là lựa chọn rất tốt cho bệnh lý này.
Với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị hiện đại, Optimal365 Chiropractic cam kết mang đến sự chăm sóc tận tình và chu đáo, theo dõi sát sao quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ để đạt hiệu quả tối ưu. Hãy đến với Optimal365 Chiropractic để được thăm khám và tiến hành điều trị theo phác đồ tối ưu nhất.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Staehler, R. (n.d.). Cervical herniated disc symptoms and treatment options. Spine-health. https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/cervical-herniated-disc-symptoms-and-treatment-options
2. Mayo Clinic. (2023, October 24). Herniated disk – Diagnosis and treatment. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/diagnosis-treatment/drc-20354101
3. UF Health. (n.d.). Cervical herniated disk. https://ufhealth.org/conditions-and-treatments/cervical-herniated-disk
4. Medtronic. (n.d.). Treatment options for cervical herniated disc. https://www.medtronic.com/uk-en/patients/treatments-therapies/cervical-herniated-disc-artificial/treatment.html