Loader logo

[Giải đáp] Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ Không?

thumbnail
By optimal_365
26/08/2024
|

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến ngày nay, gieo rắc nỗi đau nhức, tê bì cho biết bao người. Giữa vô vàn phương pháp điều trị, câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không luôn khiến nhiều người băn khoăn. Bài viết này Optimal365 Chiropractic sẽ giải đáp thắc mắc này và mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện về lợi ích cũng như lưu ý khi đi bộ cho người thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề y khoa phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng này xảy ra khi nhân nhầy – phần lõi mềm nằm ở trung tâm đĩa đệm cột sống – bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các rễ dây thần kinh cột sống xung quanh.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây đau nhức

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm là sự thoái hóa cột sống và do chấn thương đĩa đệm. Đa số những chấn thương này chủ yếu xuất phát từ quá trình vận động, tập luyện thể thao quá sức. Theo thời gian, đĩa đệm dần mất đi độ ẩm và trở nên kém linh hoạt, khiến cho lớp vỏ bao quanh dễ bị rách nứt, tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, chấn thương do tai nạn, va đập mạnh hoặc mang vác vật nặng sai tư thế cũng có thể là yếu tố dẫn đến tình trạng này.

Triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm là cảm giác đau nhức, tê bì hoặc mất cảm giác ở khu vực bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, lan tỏa xuống chân hoặc tay tùy thuộc vào vị trí thoát vị. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như hạn chế vận động, yếu cơ, co cứng cơ bắp.

Bị thoát vị địa đệm có nên đi bộ không?

Nhiều người trong chúng ta vẫn còn đang băn khoăn là người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không ? Câu trả lời là có, nhưng nên có cường độ và cách đi phù hợp để tránh khiến cho thoát vị đĩa đệm trở nên nặng hơn.

Khi đi bộ, người bệnh nên giữ người thẳng, nhìn thẳng về phía trước, thả lỏng hai tay và bắt đầu tiếp đất từ gót chân rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân. Cách này giúp giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm, từ đó giảm nguy cơ gây tổn thương thêm. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh đi quá nhanh, đi trên đường dốc hoặc gập ghềnh và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu tập luyện theo bất kỳ chương trình nào.

Bị thoát vị địa đệm có nên đi bộ không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Lợi ích của bài tập đi bộ cho người bị thoát vị đĩa đệm

Tăng cường lưu lượng máu và oxy đến tế bào: Đi bộ giúp bơm máu, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào đĩa đệm, duy trì độ ẩm và kích thích quá trình chữa lành. Nhờ vậy, các tổn thương do thoát vị đĩa đệm được phục hồi nhanh chóng hơn.

Tăng cường sức mạnh cơ bắp hỗ trợ cột sống: Cơ bắp đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự ổn định và linh hoạt của thắt lưng. Tuy nhiên, ít vận động khiến cơ dễ bị yếu đi, dẫn đến tình trạng lệch cột sống, làm trầm trọng thêm tình trạng thoát vị đĩa đệm. Đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu đến cơ, loại bỏ độc tố và cải thiện độ linh hoạt, từ đó hỗ trợ cột sống hiệu quả.

Giảm đau tự nhiên: Đi bộ nhẹ nhàng giải phóng endorphin – chất giảm đau tự nhiên của cơ thể, giúp giảm bớt cảm giác đau nhức do thoát vị đĩa đệm.

Cải thiện tâm trạng: Hoạt động thể chất như đi bộ giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu, cải thiện tâm trạng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi.

Lợi ích của bài tập đi bộ cho người bị thoát vị đĩa đệm
Đi bộ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp hỗ trợ cột sống cho người thoát vị đĩa đệm

Những lưu ý khi tập thể thao ở người bị thoát vị đĩa đệm

Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ cần lưu ý về cường độ tập luyện như sau:

  • Bắt đầu với thói quen đi bộ ngắn từ 5 – 10 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần thời gian đi.
  • Có thể sử dụng máy chạy bộ với cường độ phù hợp, tuy nhiên cần trao đổi trước với bác sĩ để có quyết định hợp lý.
Những lưu ý khi tập thể thao ở người bị thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tập thói quen đi bộ 5 – 10 phút mỗi ngày

Bị thoát vị đĩa đệm nên tập những môn thể thao gì?

Bên cạnh câu hỏi thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không, thì không ít người lo lắng về việc thoát vị đĩa đệm nên tập gì. Sau đây là các bộ môn phù hợp và an toàn cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Tập yoga

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tạp chí Yoga & Physical Therapy nhận định rằng: Một số bài tập Yoga có thể cải thiện hiệu quả tình trạng đau thắt lưng và các bệnh lý liên quan đến cột sống cổ. Cụ thể, Yoga giúp giảm đau, giúp cơ thể dẻo dai, giãn cơ cũng như hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi sau điều trị.

Bạn có thể áp dụng một số bài tập cho người thoát vị đĩa đệm L5 S1 hay bài tập chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 nhẹ nhàng như: Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose), tư thế nhân sư (Swaying Sphinx), tư thế đá gót chân (Kicking Heel), tư thế biến thể mèo và bò (Modified Cat Cow), tư thế cây cầu (Bridge) và tư thế duỗi cơ hình lê (Piriformis Stretch) tăng cường sức mạnh cơ bụng và mông, kích thích lưu thông tuần hoàn máu.

Bị thoát vị đĩa đệm nên tập những môn thể thao gì?
Một số bài tập yoga có thể cải thiện tình trạng bệnh

Lưu ý: Trước khi bắt đầu luyện tập nên tìm hiểu và chọn các bài tập đơn giản, không quá phức tạp. Vì không phải tất cả động tác yoga đều phù hợp cho tình trạng thoát vị đĩa đệm. Không nên tập luyện quá sức và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh chấn thương hoặc làm tình trạng nghiêm trọng hơn.

Tập luyện bơi lội

Nếu bạn cần một môn thể thao an toàn cho tình trạng thoát vị đĩa đệm, bơi lội là lựa chọn lý tưởng. Ở trong môi trường nước,trọng lượng cơ thể sẽ giảm đi, từ đó giảm áp lực lên đĩa đệm, giảm đau cổ, vai và lưng. Bơi lội cũng thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dinh dưỡng cho đĩa đệm, giúp phục hồi và duy trì sức khỏe cột sống.

Tuy nhiên, không nên tập luyện quá sức, bơi quá sâu hoặc quá lâu, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi để tránh làm tổn thương thêm các đĩa đệm. Ngoài ra, khởi động kỹ lưỡng trước khi bơi cũng là bước quan trọng để ngăn ngừa co cơ và chuột rút.

Đi bộ

Đi bộ hàng ngày là cách vận động nhẹ nhàng, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: ung thư vú, “chống lại” các gen làm tăng cân và đặc biệt là giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Khi đi bộ, cơ thể sẽ tiết ra một loại dịch bôi trơn, giúp làm giảm độ ma sát ở khu vực khớp, ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên cột sống và hỗ trợ quá trình phục hồi xương khớp.

Bị thoát vị đĩa đệm nên tập những môn thể thao gì?
Người cao tuổi có vấn đề về thoát vị đĩa đệm nên cân nhắc đi bộ để cải thiện sức khỏe

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên bắt đầu với những quãng đường ngắn và tăng dần lộ trình theo thời gian. Đồng thời, duy trì tư thế đúng khi đi bộ:

  • Giữ đầu thẳng: Tránh cúi đầu hay gù vai, hãy hướng mắt nhìn về phía trước một cách tự nhiên. Giữ đầu thẳng giúp cột sống được giữ thẳng hàng, giảm áp lực lên cổ và vai.
  • Thả lỏng vai: Vai nên được thả lỏng và thư giãn, tránh gồng hoặc siết chặt cơ bắp.
  • Đung đưa tay tự nhiên: Hai tay nên đung đưa tự nhiên theo nhịp bước chân, tránh gồng cứng hoặc siết chặt nắm tay.
  • Bước chân vừa phải: Bước chân với kích thước vừa phải, không quá dài cũng không quá ngắn.

Đi xe đạp

Được biết đến như một bộ môn cardio lý tưởng, đạp xe được xếp vào danh sách những môn thể thao “thân thiện” cho sức khỏe. Đạp xe giúp tăng cường các nhóm cơ nhỏ xung quanh cột sống, từ đó có thể hỗ trợ việc ổn định cơ lưng, cải thiện tuần hoàn máu và giảm mệt mỏi cũng như căng thẳng.

Nếu bạn mới bắt đầu, nên đạp xe trong khoảng thời gian ngắn từ 15 đến 30 phút mỗi ngày, chú ý đến tư thế ngồi và cách điều chỉnh xe đạp để phù hợp với cơ thể để tránh gây tình trạng đau mỏi cơ.

Bị thoát vị đĩa đệm không nên tập những môn thể thao gì?

Đối với những người mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, việc lựa chọn các hoạt động thể chất phù hợp là vô cùng quan trọng để không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Không chỉ dừng lại ở thắc mắc người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không , mà nhiều người còn quan tâm đến liệu thoát vị đĩa đệm không nên tập những môn thể thao nào?

Tập Gym

Khác với những người bình thường, người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý nhiều hơn về những rủi ro tiềm ẩn khi tập luyện với các bài tập nặng và tư thế khó. Việc nâng tạ nặng hay thực hiện các động tác đòi hỏi sự linh hoạt cao có thể gia tăng áp lực lên cột sống, khu vực vốn đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh hiện tại. Tập gym sai tư thế sẽ khiến các cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn và tiềm ẩn nguy cơ gây chấn thương đĩa đệm nặng hơn.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý nhiều hơn về những rủi ro khi tập luyện với các bài tập nặng và tư thế khó. Việc nâng tạ nặng hay thực hiện các động tác uốn cong đòi hỏi sự linh hoạt cao có thể gia tăng áp lực lên cột sống, nhất là phần thắt lưng. Bên cạnh đó, luyện tập sai tư thế sẽ khiến các cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn và tiềm ẩn nguy cơ gây chấn thương đĩa đệm.

Chạy bộ

Đĩa đệm đóng vai trò như một bộ phận giảm xóc cho cột sống. Khi chạy bộ, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn ép vào chân và thắt lưng, tạo áp lực lên đĩa đệm. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bị thoát vị đĩa đệm không nên chạy bộ.

Hoạt động này có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bao gồm đau nhức, tê bì, yếu cơ,… Chạy bộ tác động mạnh lên phần hông, mông và lưng của cơ thể, khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương thêm, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi.

Bị thoát vị đĩa đệm không nên tập những môn thể thao gì?
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên chạy bộ để tránh ảnh hưởng đến đĩa đệm

Các môn thể thao có tư thế vặn người

Theo các chuyên gia y khoa, động tác vặn mình là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên trầm trọng hơn. Những môn thể thao như: tennis, golf, cầu lông,… người chơi cần phải thường xuyên vặn mình về một bên, lâu dần sẽ dẫn tới nguy cơ làm sai lệch đi cấu trúc của cột sống.

Đá bóng

Sở dĩ bóng đá dễ dẫn đến chấn thương là bởi đặc thù vận động của môn thể thao này. Các người chơi phải di chuyển liên tục với tốc độ cao, thực hiện những pha xoay người đột ngột, dứt khoát, cùng với những cú sút bóng mạnh. Việc tập luyện cường độ cao trong thời gian dài cũng là yếu tố khiến cơ bắp và khớp xương chịu áp lực lớn, dẫn đến nguy cơ tổn thương. Vì vậy, nếu đang trong thời gian điều trị và phục hồi thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần hạn chế chơi bộ môn thể thao này.

Bóng rổ

Bóng rổ đòi hỏi người chơi phải nhảy cao, chạy nhanh và đột ngột thay đổi hướng di chuyển. Đặc biệt, khi khom lưng để chuyền bóng, vùng bụng, hông và lưng dưới đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và linh hoạt. Tư thế này sẽ giúp cầu thủ phòng thủ và di chuyển linh hoạt trên sân bóng rổ. Vì vậy, chấn thương ở lưng và hông thường xảy ra do vận động liên tục và cường độ cao. Vì vậy bóng rổ không phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Những hoạt động này có thể làm tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm, dẫn đến các triệu chứng đau nhức, tê bì, chấn thương và thậm chí là chèn ép thêm vào các rễ thần kinh đã bị tổn thương từ trước.

Các bài tập yoga dành riêng cho chân

Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, các động tác giữ thẳng chân có thể gây áp lực lớn lên cột sống, đặc biệt là vùng bị tổn thương. Các bài tập như nằm ngửa duỗi thẳng chân hoặc cúi người chạm ngón tay vào mũi chân có thể tăng áp lực này, chèn ép vào rễ thần kinh, gây đau nhức và tê bì. Hậu quả nghiêm trọng hơn, tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên trầm trọng và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Vì vậy, người có vấn đề về đĩa đệm cột sống nên cẩn trọng và tránh thực hiện các bài tập này.

Ngồi xổm

Đối với người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, tư thế ngồi xổm nên được tránh vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi thực hiện động tác này, lực nén lên cột sống và đĩa đệm sẽ gia tăng đáng kể, gây chèn ép các bộ phận này trong thời gian dài. Hệ quả là sự lưu thông dinh dưỡng bị cản trở, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm thêm nghiêm trọng, đau nhức dữ dội và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Bị thoát vị đĩa đệm không nên tập những môn thể thao gì?
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên ngồi xổm

Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tận gốc không dùng thuốc, phẫu thuật

Theo số liệu thống kê, chỉ khoảng 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật và được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không còn hiệu quả. Ngay cả với những ca mổ thành công, hiệu quả không đảm bảo luôn cao và nhiều bệnh nhân có thể gặp biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là bại liệt.

Vì vậy, để tránh biến chứng và rủi ro, người bệnh nên cân nhắc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp bảo tồn, an toàn và không xâm lấn như nắn chỉnh cột sống Chiropractic. Optimal365 Chiropractic hiện đang là cơ sở uy tín chuyên điều trị thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý cơ xương khớp, cột sống bằng phương pháp Chiropractic không xâm lấn. Phương pháp này giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động hiệu quả và được nhiều Khách hàng an tâm điều trị.

Về ưu điểm, trị liệu thần kinh cột sống mang đến những lợi ích nổi bật như:

  • Hiệu quả lâu dài : Chiropractic hướng đến điều trị tận gốc nguyên nhân gốc rễ gây thoát vị đĩa đệm, giúp bệnh nhân có thể quay trở lại cuộc sống bình thường mà không cần phụ thuộc vào thuốc men hay can thiệp phẫu thuật.
  • An toàn và không xâm lấn : Quy trình điều trị diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Hiệu quả nhanh chóng : Nhiều người bệnh đã cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt sau khi thực hiện phác đồ điều trị.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp : Các bác sĩ tại Optimal365 Chiropractic đều được đào tạo chuyên sâu và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Chiropractic.
Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tận gốc không dùng thuốc, phẫu thuật
Tập luyện vật lý trị liệu cải thiện đĩa đệm cùng các sĩ của Optimal365 Chiropractic

Những thông tin trên đã phần nào làm sáng tỏ cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không ? Nếu có điều kiện, hãy thay đổi lộ trình đi bộ khác nhau để tránh nhàm chán. Để tâm trí thư giãn, bạn không nên bàn chuyện công việc, gia đình mà hãy sử dụng các thiết bị giải trí như nghe nhạc… Hãy liên hệ với Optimal365 Chiropractic ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Được bác sĩ tư vấn đi bộ đúng cách sẽ tăng cường độ dẻo dai cơ bắp, giúp khớp vận động tốt, hệ tuần hoàn lưu thông nhịp nhàng và tinh thần thoải mái, rất tốt cho những người mắc bệnh về thoát vị đĩa đệm.

Nguồn tham khảo:

  1. Is walking good for a herniated disc? What physical activities are recommended? (n.d.). https://www.institutoclavel.com/en/blog/is-walking-good-for-a-herniated-disc
  2. Sales, J. R., MD. (n.d.). Everyday Activities to Avoid with Herniated Disc. Spine-health. https://www.spine-health.com/blog/everyday-activities-avoid-herniated-disc
  3. Cowan, R. S., MD. (n.d.). Injured Athletes: 4 Exercises for Herniated lumbar Discs. https://blog.barricaid.com/blog/injured-athletes-4-exercises-for-herniated-lumbar-discs

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Instituto Clavel. (n.d.). Is walking good for a herniated disc? What physical activities are recommended? https://www.institutoclavel.com/en/blog/is-walking-good-for-a-herniated-disc

2. Sales, J. R., MD. (n.d.). Everyday Activities to Avoid with Herniated Disc. Spine-health. https://www.spine-health.com/blog/everyday-activities-avoid-herniated-disc

3. Cowan, R. S., MD. (n.d.). Injured Athletes: 4 Exercises for Herniated lumbar Discs. https://blog.barricaid.com/blog/injured-athletes-4-exercises-for-herniated-lumbar-discs

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch