Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ : Hoạt động thể chất thường xuyên là điều vô cùng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe hệ cơ xương, giảm nguy cơ té ngã, chấn thương và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, các Bác sĩ Chuyên khoa cũng khuyến khích người bệnh nên áp dụng một số môn thể thao vừa sức để giảm thiểu tình trạng đau do đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Vậy người thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào ? Hãy cùng Optimal365 Chiropractic tìm hiểu ngay trong bài viết dưới dây.
Những môn thể thao phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm
Theo nghiên cứu trên Tạp chí Y – Dược học Quân sự (Học viện Quân Y), trong các bệnh lý về cột sống, thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ lớn nhất, đặc biệt là vùng thắt lưng. Khảo sát hơn 4000 ca bệnh thì có đến gần 27% là bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh gây ra những cơn đau nhức, tê bì tay chân, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày và thậm chí là những biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động điều trị.
Với sự phát triển y học, hiện có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa và ngoại khoa. Ngoài ra, các bác sĩ khuyên người bệnh nên vận động để tăng cường sự linh hoạt cơ bắp và duy trì cân nặng hợp lý. Vậy người thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào để hỗ trợ điều trị, tránh tập luyện sai khiến tổn thương thêm nghiêm trọng? Dưới đây là 5 gợi ý bộ môn phù hợp với bệnh lý này.
Bơi lội
Bơi lội chính là câu trả lời thuyết phục hàng đầu cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào. Bởi các động tác bơi kết hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, đầu, cổ và cột sống, giúp cải thiện hệ xương khớp và thư giãn gân cơ. Ngoài ra, người bơi còn phải duy trì nhịp thở sâu và đều, qua đó tăng cường lưu thông máu và oxy cho cơ thể.
Bơi lội là bộ môn có độ an toàn cao, rất ít nguy cơ chấn thương cột sống như các môn hoạt động mạnh khác. Tuy vậy, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên nóng vội trong quá trình điều trị. Hãy duy trì cường độ bơi phù hợp với tình trạng cột sống. Trung bình một tuần, người bệnh nên bơi 3 – 4 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút.
Yoga/Pilates
Cả yoga và pilates đều là những phương thức tập luyện tăng cường lưu thông máu và cải thiện tư thế hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm. Yoga tập trung nhiều vào hơi thở, các động tác thư giãn nhẹ nhàng giúp xoa dịu vùng cơ căng cứng để vận động tốt hơn. Trong khi pilates tập trung nhiều vào nâng cao sức mạnh và độ linh hoạt của nhóm cơ cốt lõi, làm thuyên giảm cơn đau.
Cả 2 bộ môn này có nhiều tư thế tương đồng, giúp đẩy lùi các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Các động tác phù hợp như kéo giãn cơ gân kheo, thắt lưng,… sẽ giải tỏa áp lực lên cột sống và giúp vùng cơ xung quanh linh hoạt hơn, tránh biến chứng teo cơ. Một số tư thế tốt cho chứng thoát vị đĩa đệm phải kể đến tư thế chim chó (Bird Dog), tư thế rắn hổ mang (Cobra), tư thế đầu gối chạm ngực,…
Đạp xe được xếp vào danh sách “bộ môn lý tưởng” dành cho các trường hợp có tiền sử chấn thương hoặc các bệnh lý về cơ xương khớp với 2 ưu điểm vượt trội chính là giúp điều chỉnh tư thế và cải thiện độ linh hoạt của cơ xương.
Cụ thể, khi đạp xe, trọng lượng cơ thể sẽ giúp kéo giãn cột sống, gia tăng độ dẻo dai của cơ và dây chằng, giảm thiểu tình trạng lắng đọng canxi. Do đó, các dây thần kinh bị chèn ép bởi đĩa đệm sẽ dần được giải phóng, làm thuyên giảm cơn đau nhức, tê bì.
Một số lưu ý khi áp dụng:
- Tập với cường độ vừa phải, không chạy quãng đường quá dài với tốc độ quá nhanh.
- Tư thế đạp xe phải giữ lưng thẳng và thoải mái, không cúi đầu và nên điều chỉnh độ cao yên xe phù hợp.
- Đặc biệt, chỉ nên chạy xe ở đoạn đường bằng phẳng, tránh xóc nảy tạo lực mạnh hơn lên cột sống.
Đi bộ
Theo báo Sức khỏe & Đời sống (cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế): “Khi chúng ta càng lớn tuổi, hàm lượng canxi trong cơ thể càng giảm và sẽ dễ gặp phải những chấn thương khi vận động mạnh hoặc vận động sai tư thế”. Do đó, đi bộ là một trong những môn thể thao bảo vệ cơ xương khớp an toàn cũng như giúp tăng cường mật độ xương, giúp nhóm cơ dây chằng trở nên linh hoạt hơn.
Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm chỉ cần dành ra khoảng 30 – 45 phút mỗi sáng hoặc chiều để đi bộ. Đối với người mới đầu, nên đi với quãng đường ngắn (khoảng 1 – 2km) đi thật nhẹ nhàng và thư giãn, sau đó tăng tốc dần và bước thật đều đặn. Khi đi cần giữ lưng và đầu thẳng, kết hợp đánh tay nhịp nhàng. Chỉ sau một thời gian duy trì thói quen này, sức khỏe cột sống không chỉ được cải thiện mà còn rất tốt cho sức khỏe hệ tim mạch, tinh thần sảng khoái hơn và chất lượng giấc ngủ từ đó cũng cải thiện hơn.
Bài tập treo xà đơn.
Treo xà đơn là một bài tập tổng hợp, giúp kích hoạt nhiều nhóm cơ khác nhau, bao gồm: Cơ vai, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay và cơ ngực. Giúp hỗ trợ cải thiện độ linh hoạt của khớp vai, ngoài ra còn giúp giảm nguy cơ chấn thương, thoái hóa khớp. Đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm, treo xà đơn sẽ hỗ trợ giảm đau do các cơ được kéo giãn, giảm sự chèn ép của đĩa đệm bị thoát vị lên dây thần kinh.
Một số lưu ý khi áp dụng bài tập:
- Đầu tiên, người tập tuyệt đối không bỏ qua phần khởi động kỹ càng.
- Quá trình tập cần duy trì tư thế đúng, lưng giữ thẳng, siết bụng và hít thở nhịp nhàng.
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chỉ nên tập treo mình lên xà khoảng 30 giây cho mỗi lần và lặp lại từ 3 – 5 lần mỗi set. Mỗi tuần tập 3 lần, tránh tập quá sức gây tác dụng ngược lên đĩa đệm.
Lợi ích khi tập thể thao đối với người bị thoát vị đĩa đệm
Người thoát vị đĩa đệm thường xuyên tập luyện các môn thể thao phù hợp sẽ nhận được nhiều lợi ích cho quá trình điều trị và phục hồi như:
- Giảm áp lực đang đè nén lên đĩa đệm để xoa dịu triệu chứng đau đớn, nhức mỏi, tê bì,…
- Cải thiện sức mạnh, độ dẻo dai và linh hoạt của cơ lưng, gân kheo và những vùng bị ảnh hưởng như cơ bụng, mông,…
- Mở rộng khoảng trống giữa các đĩa đệm, kéo đĩa đệm bị thoát vị hoặc bị trượt trở lại vị trí ban đầu.
- Kết hợp cùng các phương pháp nội khoa sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
- Đẩy nhanh quá trình phục hồi sau phẫu thuật và giảm nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.
Người bị thoát vị đĩa đệm không nên tập môn thể thao nào?
Bệnh nhân nên tìm hiểu rõ thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào trước khi lên kế hoạch tập luyện. Bởi không phải bộ môn nào cũng phù hợp, thậm chí những môn vận động mạnh còn làm tình trạng cột sống tồi tệ hơn.
Cụ thể, người bị thoát vị đĩa đệm không nên chạy bộ, tập võ thuật, golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ và những bộ môn tác động mạnh, đột ngột lên cột sống khác. Ngoài ra, còn phải tránh những bài squat, ép chân, xoay người,… Đặc biệt, tuyệt đối không tập những bài nâng tạ nặng như deadlift.
Những điều cần lưu ý khi tập thể thao cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Người thoát vị đĩa đệm cần tuân thủ chặt chẽ các lưu ý dưới đây nếu muốn phát huy tối đa công dụng của các môn thể thao.
- Chọn đúng bộ môn, bài tập, cường độ và duy trì tư thế tốt cho cột sống. Tập luyện là quá trình cần sự kiên nhẫn, tăng dần theo thời gian. Việc tập luyện quá sức chỉ khiến bệnh tình thêm nặng. Những bộ môn hoạt động quá mạnh còn dẫn tới nguy cơ biến chứng, gây tê liệt cột sống.
- Dù tập bộ môn nào, đừng bao giờ quên khởi động thật kỹ để cơ thể làm quen, tránh nguy cơ căng thẳng và chấn thương.
- Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu. Bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán chuyên môn. Từ đó, lên phác đồ điều trị và lịch tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh.
- Nên dùng các dụng cụ bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết, tránh chấn thương cột sống trong khi tập.
Điều quan trọng, để đẩy nhanh kết quả điều trị, bệnh nhân nên duy trì thói quen luyện tập thể thao kết hợp với các phương pháp không xâm lấn như trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic). Đa số, các cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường xuất phát từ tình trạng khối thoát vị chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống. Hiểu rõ nguyên lý và gốc rễ dẫn đến tình trạng bệnh, các Bác sĩ Chiropractic sẽ tiến hành thao tác nắn chỉnh bằng tay, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh cột sống, từ đó giải phóng chèn ép rễ thần kinh, kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể, giúp cơn đau thuyên giảm mà không cần sử dụng thuốc, không phẫu thuật.
Hiện Trung tâm Trị liệu cơ xương khớp cột sống Optimal365 Chiropractic là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu ứng dụng phương pháp này. Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Chiropractic hơn 20 năm kinh nghiệm từ Hoa Kỳ thăm khám, cho ra phác đồ điều trị cá nhân hóa và hiệu quả với từng khách hàng.
Trên đây là một số gợi ý cho những ai thắc mắc thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào . Bệnh nhân hãy cân nhắc chọn lựa môn thể thao phù hợp và tập luyện đúng cách. Đừng quên liên hệ với Optimal365 Chiropractic để được chuyên gia hỗ trợ cải thiện sức khỏe cột sống với phác độ chuẩn y khoa.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ. (n.d.). Hoạt động thể chất và sức khỏe cơ xương khớp. Retrieved from CDC website: https://www.cdc.gov
2. Tạp chí Y - Dược học Quân sự. (n.d.). Nghiên cứu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Retrieved August 28, 2024, from https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/nghien-cuu-thoat-vi-dia-dem-cot-song-lung/
3. Báo Sức khỏe & Đời sống. (n.d.). Tác động của tuổi tác đến sức khỏe cơ xương khớp. Retrieved from Báo Sức khỏe & Đời sống website: https://suckhoedoisong.vn
4. Hội thần kinh học Việt Nam. (n.d.). Nghiên cứu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Retrieved from https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/nghien-cuu-thoat-vi-dia-dem-cot-song-lung/