Thuốc giảm đau xương khớp thường được sử dụng phổ biến để xoa dịu cơn đau nhức, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau với công dụng và cách sử dụng khác biệt. Nếu không may sử dụng sai thuốc hoặc sai liều lượng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Các loại thuốc giảm đau xương khớp
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không kê đơn, thường được sử dụng để giảm các triệu chứng đau đầu, đau nhức xương khớp và hạ sốt. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế loại trong cơ thể là enzyme cyclooxygenase (COX) hệ thần kinh trung ương, giúp tham gia vào quá trình sản xuất prostaglandin – chất trung gian gây đau và viêm.
Với đặc tính an toàn và ít tác dụng phụ khi sử dụng đúng liều, Paracetamol được xem là lựa chọn phù hợp cho các cơn đau từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng chống viêm, nên không hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp hay tình trạng viêm cấp tính.
- Chống chỉ định: Paracetamol chống chỉ định cho những người có phản ứng dị ứng với thành phần của thuốc, những người bị thiếu máu nhiều lần, hoặc mắc bệnh lý liên quan đến gan, người có tiền sử xơ gan, viêm gan, hoặc suy gan. Ngoài ra, thuốc cũng không nên được sử dụng cho những người thiếu hụt men Glucose-6-phosphat Dehydrogenase.
Lưu ý khi sử dụng: Không sử dụng kéo dài, nếu triệu chứng không giảm trong 3 – 5 ngày, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hoạt động bằng cách ức chế enzyme Cyclooxygenase, giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ cơ chế này, các loại thuốc NSAID có khả năng giảm đau mạnh hơn so với Paracetamol. Ngoài việc giảm đau, NSAID còn có các tác dụng như kháng viêm, hạ sốt nhẹ và chống kết tập tiểu cầu.
- Chống chỉ định:
- Người có dị ứng với thành phần của thuốc
- Phụ nữ mang thai ở ba tháng đầu hoặc cuối thai kỳ, người đang cho con bú
- Người mắc loét dạ dày tiến triển hoặc có tiền sử xuất huyết dạ dày.
- Các bệnh nhân suy gan, suy thận cũng cần tránh sử dụng thuốc NSAID bởi NSAIDs có thể làm giảm tưới máu thận, gây suy thận nặng hơn.
Thuốc chống viêm nhóm Corticoid
Thuốc chống viêm nhóm Corticoid thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý viêm khớp mãn tính. Cơ chế hoạt động của corticoid tương tự hormone cortisol tự nhiên của cơ thể, giúp ức chế phản ứng viêm, giảm sưng, đau và cứng khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng corticoid kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: tăng huyết áp, loãng xương, tăng cân, suy giảm miễn dịch, rối loạn tâm thần, và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, (tác dụng gặp nhiều nhất là cushing).
- Chống chỉ định:
- Corticoid chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc, nhiễm nấm toàn thân, loãng xương và một số bệnh lý khác.
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần thận trọng khi sử dụng corticoid.
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ được chỉ định cho bệnh nhân đau xương khớp kèm theo triệu chứng căng cơ, sưng phù do chấn thương hoặc thay thế trong trường hợp người bệnh không sử dụng được thuốc nhóm NSAIDs. Một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này như cyclobenzaprine, metaxalone…
Thuốc giảm đau thần kinh trung ương
Morphin, Pethidin và Methadone là các thuốc giảm đau opioid mạnh, tác động lên hệ thần kinh trung ương và được sử dụng trong trường hợp đau xương khớp rất nghiêm trọng hoặc mãn tính khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
- Morphin: Được dùng cho các cơn đau nặng, mãn tính, như ung thư xương. Nguy cơ gây nghiện cao, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn khi thật cần thiết.
- Pethidin: Có tác dụng giảm đau ngắn hạn, thường dùng trong môi trường bệnh viện cho các cơn đau cấp. Nguy cơ gây nghiện và tác dụng phụ nếu dùng dài hạn.
- Methadone: Tác dụng dài, dùng cho đau mãn tính phức tạp, nhưng yêu cầu giám sát chặt chẽ do nguy cơ ngộ độc.
Việc sử dụng thuốc giảm đau thần kinh trung ương cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích giảm đau và nguy cơ tác dụng phụ, và nên được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị đau xương khớp.
Một số tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Phần lớn các loại thuốc giảm đau đều ức chế thành phần duy trì lớp nhầy trong dạ dày, khiến niêm mạc bị axit dịch vị tấn công gây loét, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy và táo bón. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị thủng ruột, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa nặng.
Ảnh hướng đến chức năng của gan và thận
Paracetamol (Acetaminophen) được chuyển hóa qua gan và tạo ra một chất chuyển hóa độc hại là N-acetyl-p-benzoquinone imine (NAPQI). Khi dùng liều cao hoặc lạm dụng lâu dài, lượng NAPQI tăng vượt khả năng giải độc của gan, gây hoại tử tế bào gan và có thể dẫn đến suy gan cấp tính.
Sử dụng thuốc giảm đau xương khớp trong thời gian dài có thể làm gia tăng mức men gan, từ đó tăng nguy cơ suy gan nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây tích nước ở thận, dẫn đến khả năng mắc suy thận hoặc tổn thương thận đột ngột.
Ảnh hưởng đến tim mạch
Sử dụng thuốc giảm đau một cách quá mức hoặc vượt quá liều lượng quy định có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Người bệnh có thể phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, suy tim, và đột quỵ.
Lý do là vì, việc sử dụng Diclofenac hoặc Ibuprofen liều cao có thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên tới 30 – 40% so với người không sử dụng thuốc. Một số NSAIDs (như Diclofenac và Ibuprofen) có tác dụng mạnh hơn trên enzyme COX-2, làm giảm sản xuất prostaglandin tại thành mạch máu và ức chế giãn mạch. Hệ quả là tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng này thậm chí có thể dẫn đến tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ảnh hưởng đến hệ xương khớp
Sử dụng thuốc giảm đau ở liều cao có thể làm cản trở sự phát triển của xương và sụn, dẫn đến việc mật độ xương bị giảm nhanh chóng. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương, đặc biệt là ở các vùng như cột sống và cổ xương đùi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây ra biến chứng như hoại tử hoặc tê liệt, ảnh hưởng đến khả năng cử động của cơ thể.
Một số tác hại khác
Ngoài những biến chứng nghiêm trọng đối với các cơ quan nội tạng, việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp còn có thể dẫn đến tình trạng “lệ thuộc” ở người bệnh. Khi ngừng sử dụng thuốc, nhiều người có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và gia tăng cơn đau nhức, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
Các lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau xương khớp
Khi sử dụng thuốc giảm đau xương khớp, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ/dược sĩ chuyên khoa, không tự đổi thuốc, đúng liều lượng (không tự tăng/giảm liều hay tự ngừng thuốc), đúng thời điểm (sau khi ăn no), đúng thời gian điều trị (theo lộ trình điều trị đã được hướng dẫn).
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Người bệnh có tiền sử mắc bệnh lý mãn tính (tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, béo phì) cần hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.
- Nếu quá trình sử dụng thuốc giảm đau có biến chứng hoặc bất cứ vấn đề nào bất thường, người bệnh nên ngừng thuốc và liên hệ bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.
Điều trị đau xương khớp không dùng thuốc – không xâm lấn tại Optimal365 Chiropractic.
Hiện nay, các chuyên gia y khoa và tổ chức chăm sóc sức khỏe ngày càng khuyến nghị sử dụng phương pháp bảo tồn và không xâm lấn thay vì phụ thuộc vào thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật. Dưới đây là những lý do chính:
- Hạn chế tác dụng phụ và rủi ro của thuốc giảm đau
- Giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh
- Kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, kích hoạt hormone giảm đau tự nhiên (endorphin) và cải thiện tâm lý người bệnh.
Optimal365 Chiropractic, hiện đang là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng Phác đồ trị liệu thần kinh cột sống với sứ mệnh giúp Khách hàng thoát khỏi cơn đau một cách an toàn mà không phụ thuộc vào thuốc – không xâm lấn – không can thiệp phẫu thuật. Liệu trình không chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng mà còn giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra đau nhức, từ đó giúp bạn khôi phục chức năng vận động và nâng cao chất lượng sống một cách bền vững.
Với các thao tác nắn chỉnh bằng tay, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại cấu trúc xương khớp bị sai lệch quay về vị trí ban đầu, giảm chèn ép thần kinh. Từ đó giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây đau, mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng và an toàn theo nguyên tắc 3 Không: Không thuốc – Không tiêm – Không phẫu thuật.
Tại Optimal365 Chiropractic, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa với 20 năm kinh nghiệm, đến từ Mỹ sẽ nghiên cứu chi tiết về tình trạng bệnh lý của mỗi người để xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa phù hợp nhất, cam kết giải quyết dứt điểm cơn đau xương khớp, hỗ trợ phục hồi khả năng vận động của cơ thể.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn có hệ thống trang thiết bị hiện đại tiên tiến và đội ngũ kỹ thuật viên tận tâm sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng trong quá trình điều trị, tư vấn chi tiết về chế độ ăn uống, sinh hoạt để người bệnh có được hiệu quả trị liệu tốt nhất, ngăn chặn nguy cơ tái phát sau này.
Như vậy, Optimal365 Chiropractic đã tổng hợp 6 loại thuốc giảm đau xương khớp phổ biến hiện nay và cảnh báo một số nguy cơ khi lạm dụng thuốc. Nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề xương khớp nào và cần được tư vấn thêm về cách dùng thuốc giảm đau hay trị liệu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đặt lịch khám gần nhất.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. WebMD. (n.d.). Osteoarthritis pain relief: Risks and benefits. https://www.webmd.com/osteoarthritis/oa-pain-relief-risks-benefits
2. Medical News Today. (n.d.). What is the best medication for joint pain? Retrieved October 21, 2024, from https://www.medicalnewstoday.com/articles/what-is-the-best-medication-for-joint-pain#otc-medication
3. WebMD. (n.d.). Arthritis pain relief. https://www.webmd.com/arthritis/arthritis-pain-relief