Mất nước có thể là nguyên nhân gây đau đầu, do cơ thể thất thoát nước qua hơi thở, bài tiết và mồ hôi. Khi không được bổ sung kịp thời, tình trạng mất nước sẽ gây mất cân bằng điện giải, khiến các mô não tạm thời co lại và tạo ra cơn đau đầu.
Ngược lại, nếu cơ thể được cung cấp đủ nước, quá trình lưu thông máu lên não sẽ diễn ra ổn định, giúp giảm đáng kể các triệu chứng đau đầu. Vì vậy, việc tìm hiểu uống gì để giảm đau đầu là rất quan trọng và cần thiết cho mọi đối tượng để bảo vệ sức khỏe.
1. Nên uống gì để giảm đau đầu?
1.1. Nước lọc
Nước lọc là thức uống thiết yếu đầu tiên cần bổ sung khi tìm cách giảm đau đầu. Nước giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ quá trình vận chuyển dinh dưỡng đến các tế bào, từ đó giảm nguy cơ mất nước – một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu.
Trung bình, người trưởng thành cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước cần thiết có thể thay đổi tùy vào giới tính, độ tuổi và mức độ hoạt động. Bạn có thể tính toán lượng nước cần thiết theo công thức sau:
Lượng nước cơ thể cần (oz) = Cân nặng (kg) x 2 x 0.5
Lưu ý: 1 oz tương đương với 0.03 lít.
Ngoài ra, có thể tham khảo lượng nước khuyến nghị hàng ngày theo cân nặng qua bảng sau:
Cân nặng (kg) | Lượng nước (ml) |
40 – 43 | 960 |
45 – 49 | 1080 |
50 – 54 | 1200 |
55 – 59 | 1320 |
60 – 64 | 1440 |
65 – 69 | 1560 |
70 – 74 | 1680 |
75 – 79 | 1920 |
80 – 84 | 2040 |
85 – 90 | 2160 |
1.2. Nước chanh
Nước chanh không chỉ thức uống giải khát mát lành mà còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể. Theo nghiên cứu của National Library of Medicine, vitamin C có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa và điều hòa tình trạng viêm thần kinh, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nửa đầu một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, nước chanh hỗ trợ cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể, một yếu tố quan trọng để giảm đau đầu do mất nước. Với những lợi ích này, nước chanh là một lựa chọn tự nhiên và hiệu quả giúp giảm đau đầu, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể.
Lưu ý: Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng nước chanh tươi, pha loãng và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học.
1.3. Nước cam nguyên chất
Cam vắt nguyên chất rất giàu vitamin C và magie, cứ 100g nước cam vắt thì có chứa đến 53.2mg vitamin C và 10mg magie. Uống cam vắt sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng viêm. Đồng thời, cam là loại quả mọng nên cũng giúp bạn bổ sung thêm nước, ngăn ngừa tình trạng mất nước và góp phần cải thiện triệu chứng đau đầu.
1.4. Nước ngâm trái cây
Nước ngâm trái cây là loại nước uống có hương vị thơm ngon, giúp bạn giải khát và nhanh chóng bù nước cho cơ thể, từ đó ngăn chặn các cơn đau đầu do mất nước. Nước ngâm trái cây cũng rất đa dạng về chủng loại, bạn có thể thoải mái chọn loại trái cây yêu thích để tăng hương vị và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết (K, Mg, vitamin C, E, bromelain…) chẳng hạn như táo, nho, dứa, anh đào, dưa hấu,…
1.5. Nước ép nho
Nếu bạn thắc mắc nên uống gì để giảm đau đầu thì nước ép nho là một lựa chọn không thể bỏ qua. Thành phần trái nho rất giàu vitamin C và magie (chứa đến 5mg magie trong 100g nho). Đây là loại khoáng chất có thể ngăn ngừa các rối loạn dẫn truyền thần kinh – một nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau nửa đầu.
Theo khuyến nghị, nam giới trưởng thành nên tiêu thụ 400 – 420 mg magie/ngày và khoảng 310 – 320 mg magie/ngày đối với nữ giới. Do đó, người bị đau đầu nên thêm nước ép nho vào thực đơn hàng ngày của mình để bổ sung lượng magie cần thiết, giảm các triệu chứng đau đầu.
1.6. Nước ép bưởi
Từ lâu, bưởi đã được biết đến như một loại trái cây tốt cho sức khỏe. Cứ 100g bưởi sẽ có đến 31.2 mg vitamin C và 9 mg magie nên rất hữu ích với người đang bị đau đầu. Lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm. Còn magie là chất cần thiết để điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh và làm giảm các cơn đau nửa đầu hiệu quả.
Ngoài ra, nước ép bưởi còn cung cấp một lượng nước lớn cho cơ thể, giúp xoa dịu nhanh những triệu chứng đau đầu do mất nước. Bưởi cũng là loại trái cây nên ăn khi bị cúm, sốt cao, giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi và rất có ích khi muốn giảm cân.
1.7. Nước dừa nguyên chất
Nước dừa nguyên chất rất giàu các loại khoáng chất, vitamin, chất điện giải, axit amin và phytohormone tốt cho cơ thể. Uống nước dừa nguyên chất không thêm đường là cách bổ sung nước và chất điện giải nhanh chóng, an toàn, đồng thời hỗ trợ hạ huyết áp. Từ đó giúp cơ thể xoa dịu các cơn đau đầu do huyết áp hiệu quả.
1.8. Nước húng quế
Nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu húng quế có tác dụng giải tỏa căng thẳng, làm giảm nhanh các triệu chứng đau đầu. Do đó, nước lá húng quế cũng mang tác dụng tương tự khi bạn phải đối mặt với cơn đau đầu dai dẳng. Cách làm nước húng quế khá đơn giản, bạn có thể dùng cả lá húng quế tươi hoặc khô để nấu lấy nước uống, vị khá dễ uống và có mùi thơm đặc trưng.
1.9. Nước ép trái cây không đường
Loại nước tiếp theo trong danh sách nên uống gì để giảm đau đầu là nước ép trái cây không đường. Các loại nước hoa quả giúp bạn bổ sung lượng nước cần thiết cho hoạt động hàng ngày, cũng như rất giàu các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
Để tăng hiệu quả giảm đau đầu, bạn nên chọn các loại hoa quả có chứa nhiều magie – mang lại tác dụng ổn định chức năng thần kinh và giảm tình trạng đau nửa đầu. Một số loại trái cây được ưa chuộng như họ quả mọng, quả dứa, anh đào, đu đủ, cam, bưởi, dưa…
1.10. Cà phê
Cà phê là nước uống chứa caffeine – chất có tác dụng giảm viêm nên có thể hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau đầu khi dùng ở liều lượng vừa phải. Theo nghiên cứu, mỗi người không nên dùng quá 200 mg caffeine/ngày để đảm bảo công dụng cải thiện các cơn đau đầu.
Ngược lại, việc lạm dụng cà phê sẽ khiến các cơn đau đầu trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên mỗi loại cà phê lại chứa hàm lượng caffeine khác nhau. Do đó, người dùng phải đọc kỹ bao bì để nắm được thông tin này và tránh tiêu thụ dư thừa caffeine. Cụ thể:
- Cà phê phin: Có hàm lượng 85 mg caffeine/125ml cà phê nên bạn có thể tiêu thụ tối đa 294 ml cà phê phin mỗi ngày.
- Cà phê hòa tan: Có hàm lượng 26 mg caffeine/100g cà phê. Vì vậy, bạn có thể tiêu thụ tối đa 796g cà phê hòa tan mỗi ngày. Lưu ý rằng sản phẩm này thường chứa nhiều đường và chất bảo quản nên cần thận trọng khi chọn loại cà phê hòa tan phù hợp.
1.11. Trà xanh
Nếu bạn chưa biết nên uống gì để giảm đau đầu thì trà xanh là một gợi ý tuyệt vời. Trong lá trà có hàm lượng chất chống oxy hóa epigallocatechin gallate (EGCG) rất cao. Theo nghiên cứu, chất này có liên quan đến việc giảm stress và chống viêm, giúp bạn đối phó với chứng đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng. Ngoài ra, uống trà xanh còn bổ sung các chất chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
1.12. Trà gừng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà gừng hoặc ngậm gừng có tác dụng giảm đau, giảm buồn nôn do tình trạng đau đầu gây ra. Nguyên nhân là thành phần của gừng có chứa gingerol – hợp chất giúp chống viêm và ức chế các tác nhân gây đau đầu hiệu quả. Bên cạnh đó, uống trà gừng cũng giúp bạn thư giãn và cải thiện giấc ngủ, từ đó góp phần xoa dịu triệu chứng đau đầu căng thẳng rất tốt.
1.13. Trà bạc hà
Theo nghiên cứu của Viện Đau đầu Quốc gia Hoa Kỳ, uống trà bạc hà có tác dụng làm dịu căng thẳng thần kinh và giảm đam hiệu quả. Do đó, người bị đau đầu có thể sử dụng loại nước uống này để khắc phục tình trạng đau đầu căng thẳng. Để tăng hương vị và hiệu quả của trà, bạn cũng có thể kết hợp thêm một số loại thảo mộc khác như hoa cúc, quế, gừng, hoa nhài, vỏ cam…
1.14. Trà hoa cúc
Từ lâu, trà hoa cúc đã được sử dụng như một loại nước uống giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. Bên cạnh đó, hoa cúc còn có tính mát, giúp giảm viêm và thư giãn nên sẽ hỗ trợ điều trị tình trạng đau đầu do căng thẳng rất tốt.
Lưu ý rằng loại trà này không thể sử dụng với người bị dị ứng phấn hoa. Hoặc người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống thải ghép cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà hoa cúc.
1.15. Trà cỏ thơm
Đề nghị tiếp theo trong danh sách uống gì để giảm đau đầu là trà cỏ thơm. Theo nghiên cứu, thành phần cỏ thơm có chứa hoạt chất lacton sesquiterpene và flavonoid, với tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Do đó, bạn có thể lựa chọn uống loại trà này để làm dịu cơn đau đầu hiệu quả. Lưu ý nên hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận về trà cỏ thơm nếu bạn có tiền sử dị ứng với phấn hoa.
1.16. Sinh tố rau
Tương tự nước ép hoa quả, các loại sinh tố rau cũng chứa nhiều nước và magie tốt cho người bị đau đầu. Một số loại rau giàu magie như củ cải đường (70 mg/100g), cải xoăn (47 mg/100g), cải bó xôi (79 mg/100g)… Bên cạnh đó, các loại rau lá xanh còn chứa nhiều axit folic, có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, uống sinh tố rau còn giúp cơ thể bổ sung chất xơ, vitamin thiết yếu rất có lợi cho sức khỏe toàn diện.
1.17. Sữa không đường
Sữa không đường rất giàu vitamin B2, 100g sữa có thể cung cấp cho cơ thể đến 11% lượng vitamin B2 theo khuyến nghị mỗi ngày. Theo nghiên cứu, vitamin B2 là dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ giảm tần suất đau nửa đầu hiệu quả. Do đó, người bệnh nên thêm sữa không đường vào thực đơn dinh dưỡng của mình để cải thiện nhanh chứng đau đầu.
1.18. Sữa từ các loại hạt
Gợi ý tiếp theo nếu bạn chưa biết uống gì để giảm đau đầu là uống sữa từ các loại hạt giàu magie, đặc biệt là sữa hạt điều và sữa hạnh nhân. Đây là 2 loại hạt cực kỳ giàu magie – loại dưỡng chất có thể làm giảm triệu chứng đau nửa đầu. Cụ thể, có đến 268 mg magie trong 100g hạnh nhân và 292 mg magie trong 100g hạt điều.
1.19. Sữa nghệ vàng
Trong thành phần của nghệ rất giàu curcumin – là hoạt chất có khả năng giảm cường độ và tần suất các cơn đau nửa đầu. Do đó, sữa nghệ vàng là loại thức uống hoàn hảo giúp bạn bổ sung curcumin cho cơ thể. Ngoài ra, sữa nghệ vàng còn có nhiều lợi ích khác như giúp chống viêm, tăng khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm xương khớp, viêm gan và tiểu đường.
2. Những loại đồ uống cần tránh khi bị đau đầu
Có nhiều loại thức uống nằm trong danh sách uống gì để giảm đau đầu nhưng cũng có loại đồ uống làm trầm trọng hơn cơn đau đầu. Cụ thể, khi bị đau đầu, người bệnh cần tránh một số loại thức uống như sau:
2.1 Đồ uống có ga
Đồ uống có ga, đặc biệt là nước ngọt có thể gây ra triệu chứng đau đầu. Nguyên nhân là trong thành phần nước ngọt chứa hàm lượng đường cao sẽ làm trầm trọng thêm cơn nhức đầu. Ngoài ra, nước ngọt có ga cũng gây lợi tiểu, làm cơ thể mất nước nhiều hơn khiến bạn dễ gặp tình trạng đau đầu do mất nước.
2.2 Đồ uống có cồn như rượu và bia
Rượu, bia và các đồ uống có cồn khác thường khiến cơ thể mất nước, giảm lượng đường trong máu, giãn mạch máu não và gây đau đầu. Lạm dụng rượu bia quá nhiều có thể làm các cơn đau đầu trầm trọng thêm về tần suất lẫn cường độ. Ngoài ra, chất tyramine và tannin có trong rượu vang đỏ cũng dẫn đến chứng đau nhức đầu ở một số người.
Trên đây là những gợi ý uống gì để giảm đau đầu mà Optimal365 Chiropractic muốn giới thiệu. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp người bệnh lựa chọn được loại thức uống làm giảm tình trạng đau nhức đầu hiệu quả. Nếu đã áp dụng phương pháp trên mà cơn đau đầu vẫn không thuyên giảm hoặc nghiêm trọng hơn thì nên đến thăm khám tại bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau và được trị liệu hiệu quả.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Cherney, K. (2021, March 2). Sip Your Way to Migraine Relief with These 12 Drinks. Healthline; Healthline Media. https://www.healthline.com/health/migraine/drinks-for-headaches-and-migraine
2. Zilpah Sheikh, MD. (2024). WebMD. Can Caffeine Give You Headaches? https://www.webmd.com/migraines-headaches/triggers-caffeine
3. Doherty, C., MD. (2022, September 28). What to drink for a headache. Verywell Health. https://www.verywellhealth.com/what-to-drink-for-a-headache-1719869