Loader logo

Tổng Hợp Các Tư Thế Nằm Giúp Giảm Đau Đầu Hiệu Quả 

thumbnail
By Optimal365 Chiropractic
31/12/2024
|

Đau đầu là vấn đề phổ biến mà hầu hết mọi người đều đã từng trải qua. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cơn đau lại gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng tập trung trong công việc. Vậy làm thế nào để giảm thiểu cơn đau đầu một cách hiệu quả? Cùng với Optimal365 Chiropractic, khám phá những tư thế nằm giảm đau đầu và cải thiện chất lượng giấc ngủ, mang lại sự thoải mái cho cơ thể trong bài viết dưới đây.

Tư thế nằm có giúp giảm đau đầu không?

Tư thế ngủ đúng không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau đầu, đặc biệt với các cơn đau do căng cơ, dây thần kinh, hoặc các vấn đề ở cột sống cổ. Việc nằm sai tư thế hoặc sử dụng gối không phù hợp có thể làm tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những lợi ích cụ thể của tư thế ngủ đúng:

  • Giảm tình trạng căng cơ:
    • Các tư thế nằm không đúng có thể làm tăng thêm sự căng thẳng và áp lực lên các cơ này, dẫn đến cơn đau đầu.
    • Tư thế nằm ngửa với gối hỗ trợ cổ được cho là có lợi vì nó giúp duy trì đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống, tránh tình trạng lệch lạc hoặc uốn cong quá mức của cột sống cổ.
    • Khi cơ cổ được duy trì ở vị trí tự nhiên, cơ gáy và vai có thể được thư giãn, giảm thiểu tình trạng co thắt cơ và giảm cơn đau đầu do căng cơ. Việc sử dụng gối hỗ trợ đúng cách giúp phân tán lực đều lên vùng cổ và gáy, từ đó tạo điều kiện cho các cơ này thư giãn, tránh căng thẳng kéo dài gây ra đau đầu.
  • Hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu não:
    • Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu kéo dài là tình trạng thiếu máu lên não, dẫn đến thiếu oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu.
    • Khi nằm ở tư thế đúng, đặc biệt là tư thế nằm ngửa, cơ thể có thể tối ưu hóa tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn qua các mạch máu chính cung cấp oxy cho não. Việc duy trì một tư thế nằm giúp các cơ và mạch máu không bị chèn ép, đồng thời giúp cải thiện sự lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng thiếu oxy lên não, từ đó giảm cơn đau đầu do thiếu máu.
  • Ngăn ngừa các yếu tố kích thích cơn đau:
    • Nhiều trường hợp đau đầu kéo dài có liên quan đến rối loạn hô hấp trong lúc ngủ, điển hình là hội chứng ngưng thở khi ngủ (obstructive sleep apnea – OSA). Hội chứng này khiến người bệnh bị giảm oxy lên não, dẫn đến đau đầu, đặc biệt vào buổi sáng. Tư thế nằm nghiêng được cho là giúp giảm thiểu tình trạng này bằng cách mở rộng đường thở, giảm hiện tượng tắc nghẽn hô hấp và cải thiện lượng oxy cung cấp cho não.
    • Ngoài ra, những người bị đau đầu do yếu tố ngoài cơ thể, như thiếu ngủ hoặc tư thế ngủ không phù hợp, cũng có thể được cải thiện đáng kể nhờ điều chỉnh tư thế nằm. Việc kết hợp tư thế nằm nghiêng với gối hỗ trợ hoặc tư thế nằm ngửa với gối nâng đỡ cột sống cổ không chỉ giảm nguy cơ co cứng cơ mà còn hạn chế tác động của yếu tố môi trường làm tăng cơn đau đầu.

Chính vì vậy, bên cạnh việc thăm khám, dùng thuốc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp thực hiện các tư thế ngủ đúng để giảm đau đầu. Việc duy trì tư thế nằm ngủ phù hợp giúp căn chỉnh lại cột sống, giảm áp lực lên cơ và dây thần kinh, từ đó cải thiện tuần hoàn máu lên não và giảm các triệu chứng đau đầu. Đồng thời, tư thế ngủ đúng còn giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, tăng chất lượng giấc ngủ, mang lại cảm giác tỉnh táo và sức khỏe tốt hơn sau khi thức dậy.

Người thường xuyên thiếu ngủ, mất ngủ có nguy cơ đau đầu cao hơn
Người thường xuyên thiếu ngủ, mất ngủ có nguy cơ đau đầu cao hơn

Hướng dẫn tư thế nằm giúp giảm đau đầu hiệu quả

Tư thế nằm ngửa (Supine Position)

Tư thế nằm ngửa là một trong những tư thế nằm giảm đau đầu được khuyến nghị, đặc biệt là đau đầu liên quan đến căng thẳng cơ bắp hoặc vấn đề cơ xương khớp ở vùng cổ và vai.

Khi người bệnh nằm ngửa, cột sống được duy trì ở trạng thái tự nhiên, giúp giảm áp lực lên các đốt sống cổ và cơ gáy. Tư thế này giúp giảm căng thẳng và chèn ép lên các cơ, dây thần kinh ở vùng cổ, vốn là nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu do căng cơ (tension-type headache).

Lưu ý: Gối không được quá cao, nên chọn gối có độ nâng vừa phải để giữ cột sống ở trạng thái tự nhiên.

Tư thế nằm ngửa giúp giảm căng thẳng và chèn ép vùng cổ, nguyên nhân gây đau đầu
Tư thế nằm ngửa giúp giảm căng thẳng và chèn ép vùng cổ, nguyên nhân gây đau đầu

Tư thế nằm nghiêng (Side Sleeping)

Một trong những lợi ích lớn nhất của tư thế nằm nghiêng là việc cải thiện đường thở, đặc biệt đối với những người có tình trạng ngưng thở khi ngủ (obstructive sleep apnea). Khi nằm nghiêng, lưỡi và các mô mềm ở họng ít có khả năng chèn ép vào đường thở, giúp tăng cường lưu lượng oxy đến não.

Tư thế ngủ nằm nghiêng giúp giảm đau đầu, tốt cho tiêu hóa
Tư thế ngủ nằm nghiêng giúp giảm đau đầu, tốt cho tiêu hóa

Thiếu oxy trong giấc ngủ là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu vào buổi sáng, đặc biệt ở những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Khi oxy được cung cấp đầy đủ, nguy cơ của những cơn đau đầu do thiếu oxy hay giảm tuần hoàn máu đến não được giảm thiểu, giúp cải thiện tình trạng đau đầu vào sáng hôm sau.

Các tư thế yoga hỗ trợ giảm đau đầu

Bên cạnh việc áp dụng các tư thế nằm giảm đau đầu, người bệnh còn có thể kết hợp luyện tập một số tư thế yoga để cải thiện cơn đau đầu hiệu quả, bao gồm:

  • Tư thế tấm ván ngược (Upward Plank Pose)

Ngồi thẳng trên sàn với hai chân duỗi thẳng về phía trước, bàn tay đặt xuống sàn phía sau hông, các ngón tay hướng về phía chân. Từ từ ấn hai lòng bàn tay và gót chân xuống sàn, đồng thời nâng hông và thân người lên sao cho cơ thể tạo thành một đường thẳng từ đầu đến gót chân. Đầu thả nhẹ ra phía sau, mắt nhìn lên trần nhà, giữ vai mở rộng và ngực nâng lên. Duy trì tư thế này trong 6 – 8 nhịp thở, sau đó hạ người trở về tư thế ngồi ban đầu.

Tư thế tấm ván ngược giúp kéo giãn cơ ngực, cổ và vai, hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả
Tư thế tấm ván ngược giúp kéo giãn cơ ngực, cổ và vai, hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả
  • Tư thế gập người về phía trước: Đứng thẳng với hai chân rộng bằng hông. Tiếp theo từ từ gập hông, hạ thân trước để kéo đỉnh đầu thẳng xuống sàn. Chú ý tăng lực căng đầu gối để giữ cho gót chân phẳng trên sàn, mắt nhìn về một điểm phía sau mép thảm, ngón tay chạm thảm hoặc ôm lấy chân. Duy trì tư thế trên từ 6 – 8 nhịp thở rồi từ từ đứng dậy.
Tư thế gập người giúp thư giãn vai gáy, giảm đau đầu
Tư thế gập người giúp thư giãn vai gáy, giảm đau đầu
  • Tư thế xoay người: Nằm ngửa trên thảm, hai tay duỗi thẳng sang hai bên với lòng bàn tay hướng lên trên. Tiếp theo, từ từ gập đầu gối và kéo về phía ngực sau đó xoay người để hạ chân sang một bên. Đầu giữ nguyên, mắt nhìn thẳng lên trần nhà hoặc nhìn về bàn tay phía đối diện với hướng xoay đầu gối. Duy trì tư thế trong 6 nhịp thở thì lặp lại các động tác tương tự nhưng đổi bên.
Tư thế xoay người giúp giảm căng cơ cổ, cải thiện lưu thông máu, giảm đau đầu
Tư thế xoay người giúp giảm căng cơ cổ, cải thiện lưu thông máu, giảm đau đầu
  • Tư thế đứa trẻ: Khom người với hai tay và đầu gối chống sàn, hai chân đặt sát vào nhau. Sau đó bạn hạ người, đặt mông ngồi lên gót chân đồng thời mở rộng đầu gối sang hai bên. Tiếp theo, bạn hạ thân trước xuống, vươn hai cánh tay dài về phía trước thảm, kéo dài xương sống, trán tựa trên thảm, giữ cho gáy, vai và lưng thư giãn. Duy trì tư thế trong 8 – 10 nhịp thở rồi từ từ ngồi dậy.
Tư thế Đứa Bé giúp thư giãn cổ vai, giảm căng thẳng và đau đầu
Tư thế Đứa Bé giúp thư giãn cổ vai, giảm căng thẳng và đau đầu
  • Tư thế nâng chân dựa tường: Nằm ngửa, mông và chân dựa tường, chân mở rộng theo hướng lên trên. Hai cánh tay dọc theo thân, lòng bàn tay hướng lên, thư giãn nửa thân trước. Duy trì tư thế trong 10 nhịp thở rồi chuyển động tác khác.
Các tư thế tập yoga giúp cải thiện tình trạng đau đầu
Các tư thế tập yoga giúp cải thiện tình trạng đau đầu

Lưu ý khi áp dụng tư thế nằm để giảm đau đầu

Khi áp dụng tư thế nằm giảm đau đầu theo cách nằm nghiêng một bên, người bệnh nên kê thêm một chiếc gối đủ cao để lót vào khoảng trống giữa vai và đầu, từ đó giúp đường cong cột sống cổ được duy trì ở mức cân bằng, tránh tình trạng vai bị đẩy về phía trước quá mức. Ngoài ra, phần eo nên đặt thêm một chiếc gối mỏng hoặc khăn cuộn nhỏ để nâng đỡ cơ thể, tạo đường cong vừa phải ở thắt lưng.

Nằm sấp là tư thế ngủ cần tránh đối với người bệnh đau đầu, đặc biệt trường hợp có kèm theo đau cột sống thắt lưng, cột sống cổ hoặc bị hẹp/trượt cột sống. Đối với nhóm bệnh nhân này, giải pháp là kê thêm gối ở phần thân dưới (từ hông đến xương sườn) để giúp duy trì đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống.

Nếu đã áp dụng các phương pháp nêu trên mà tình trạng đau đầu vẫn không cải thiện, người bệnh thường xuyên bị đau đầu khi ngủ hoặc sau khi tỉnh dậy thì nên đi khám bác sĩ sớm để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh, từ đó áp dụng phác đồ trị liệu hiệu quả.

Người bệnh nên kê thêm gối dưới cổ khi nằm nghiêng
Người bệnh nên kê thêm gối dưới cổ khi nằm nghiêng

Một số lưu ý khác mà người bệnh cần ghi nhớ khi thực hiện tư thế nằm ngủ giảm đau đầu là:

  • Thay đổi tư thế ngủ từ từ: Nếu cơ thể đã quen thuộc với tư thế nằm cố định thì việc thay đổi tư thế mới sẽ không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn nên kiên nhẫn thay đổi từ từ, không nên thúc ép bản thân phải đổi tư thế nằm ngay lập tức để tránh gặp phải phản ứng ngược.
  • Nên có thời gian thử nghiệm và quan sát: Cơ thể của mỗi người sẽ có khả năng thích ứng khác nhau. Vì vậy, người bệnh nên thử nghiệm nhiều tư thế nằm và quan sát mức độ ảnh hưởng đến cơn đau đầu thường gặp, từ đó điều chỉnh tư thế phù hợp với bản thân nhất.

Các phương pháp tự nhiên giảm đau đầu nhanh chóng

Để tăng hiệu quả xoa dịu cơn đau đầu, người bệnh có thể đồng thời áp dụng tư thế nằm giảm đau đầu và một số phương pháp sau đây:

Xoa bóp thư giãn

Xoa bóp là phương pháp được sử dụng phổ biến giúp cải thiện hiệu quả các cơn đau đầu. Vùng đầu, cổ và vai gáy được xoa bóp nhẹ nhàng để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng, tăng lưu thông máy và giảm bớt tình trạng đau đầu. Lưu ý không nên dùng áp lực quá lớn hoặc quá mạnh tay khi xoa bóp vì sẽ gây đau. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong vấn đề này thì tốt nhất nên tìm đến các bác sĩ hoặc chuyên gia xoa bóp để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ chấn thương.

Xoa bóp nhẹ nhàng cổ, vai, gáy để xoa dịu cơn đau đầu
Xoa bóp nhẹ nhàng cổ, vai, gáy để xoa dịu cơn đau đầu

Tập thể dục đều đặn

Phương pháp giảm đau đầu hiệu quả tiếp theo là tập thể dục đều đặn. Thường xuyên vận động có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu tốt hơn, giảm căng thẳng và giúp thư giãn cơ thể lẫn tinh thần. Người bệnh nên tham gia các bộ môn đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi… với cường độ phù hợp để vừa xoa dịu cơn đau đầu hiệu quả vừa tăng cường sức khỏe toàn diện.

Uống đủ nước

Cơ thể bị thiếu nước hoặc mất cân bằng nước có thể là nguyên nhân gây đau đầu. Ngay cả với tình trạng mất nước nhẹ cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hoạt động, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải kèm theo triệu chứng đau đầu. Chính vì vậy, mỗi cần cần cố gắng bổ sung đủ nước mỗi ngày để giúp cơ thể luôn cân bằng, tiếp thêm năng lượng cho các hoạt động sống.

Nghỉ ngơi hợp lý

Tránh làm việc quá sức và nghỉ ngơi hợp lý cũng là phương pháp quan trọng để giảm các cơn đau đầu căng thẳng. Khi làm việc quá sức, cơ thể và tinh thần thường phải chịu đựng áp lực dài hạn, gây căng thẳng và dẫn đến đau đầu. Do đó, người bệnh cần bố trí lịch làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc liên tục dẫn đến quá sức. Trong quá trình làm việc nên đứng dậy, đi lại, hít thở sâu để thư giãn đầu óc, tránh nguy cơ đau đầu.

Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ để tránh căng thẳng, áp lực khi làm việc
Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ để tránh căng thẳng, áp lực khi làm việc

Chườm đá lạnh

Phương pháp đơn giản giúp bạn giảm nhanh cơn đau đầu tại nhà là chườm đá lạnh, đặc biệt hiệu quả với tình trạng đau đầu nhẹ. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch bọc thêm vài viên đá lạnh và chườm trực tiếp lên vùng bị đau trong vòng 2 – 3 phút (lưu ý không để đá chạm trực tiếp lên da tránh bị bỏng lạnh). Hơi lạnh từ đá sẽ làm co thắt mạch máu, giảm lưu lượng máu đi qua vùng đau, từ đó giúp giảm căng thẳng và xoa dịu cơn đau.

Hạn chế caffeine và rượu bia

Rượu bia, cà phê hoặc các chất kích thích khác là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đau đầu. Đặc biệt, rượu bia và đồ uống có cồn thường gây ra cơn đau sau khi hiệu ứng cồn giảm xuống. Việc lạm dụng rượu bia hoặc các chất kích thích có thể khiến cơn đau đầu xảy ra và nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các sản phẩm này để phòng ngừa tình trạng đau đầu và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Bảo vệ cơ thể dưới nắng

Ánh nắng gay gắt cũng có thể là yếu tố khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau đầu, đặc biệt với những người bệnh nhạy cảm với ánh sáng mạnh. Vì vậy, khi đi ngoài trời nắng, bạn nên đội thêm mũ nón hoặc che ô. Ưu tiên di chuyển dưới bóng râm và hạn chế tối đa việc tiếp xúc ánh nắng trực tiếp.

Đội mũ nón hoặc che ô khi đi dưới trời nắng để tránh bị đau đầu
Đội mũ nón hoặc che ô khi đi dưới trời nắng để tránh bị đau đầu

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng, stress kéo dài là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến những cơn đau đầu dai dẳng. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần học cách quản lý cảm xúc, kiểm soát căng thẳng của bản thân hiệu quả. Chẳng hạn như lên kế hoạch học tập/làm việc, quản trị rủi ro, xây dựng môi trường nghỉ ngơi yên tĩnh và thư giãn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe nhạc, vẽ tranh, thiền, tập yoga, gặp gỡ bạn bè… để giảm đau đầu và căng thẳng

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Một số loại thực phẩm như rượu, cà phê, trà đậm, thịt chế biến sẵn, kem, socola… có thể gây ra hoặc tăng nặng tình trạng đau đầu, đau nửa đầu. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn. Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân đối để tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ đau đầu.

Điều trị tư thế nằm sai bằng phương pháp Chiropractic

Duy trì tư thế nằm sai trong thời gian dài có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về cơ xương khớp, đặc biệt là đau lưng, đau cổ và các triệu chứng liên quan đến cột sống. Một giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này là phương pháp Chiropractic (nắn chỉnh cột sống), giúp điều chỉnh các đốt sống và khớp xương bị lệch, khôi phục sự cân bằng cho cơ thể, giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Các chuyên gia Chiropractic sử dụng kỹ thuật tay nhẹ nhàng để điều chỉnh khớp, giảm áp lực lên dây thần kinh và cơ, từ đó giúp phục hồi chức năng và giảm thiểu cơn đau do tư thế sai gây ra.

Tại Optimal365 Chiropractic, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ điều trị các vấn đề cơ xương khớp do tư thế nằm sai gây ra. Đội ngũ bác sĩ quốc tế của chúng tôi, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chiropractic, cùng các kỹ thuật viên chuyên môn cao, cam kết mang đến chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả tối ưu cho từng khách hàng. Chúng tôi hiểu rằng mỗi người có tình trạng sức khỏe riêng biệt, vì vậy mỗi phác đồ điều trị tại Optimal365 Chiropractic được thiết kế cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu và bệnh lý cụ thể.

Bác sĩ tại Optimal365 Chiropractic không chỉ tập trung vào việc điều trị triệu chứng mà còn xác định và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Điều này giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, mang đến một trải nghiệm điều trị toàn diện và tối ưu. Hơn nữa, chúng tôi liên tục đầu tư vào công nghệ trị liệu hiện đại, trang thiết bị tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo quá trình phục hồi và cải thiện sức khỏe cơ xương khớp cho khách hàng được tối ưu hóa và mang lại kết quả lâu dài.

Cơn đau đầu dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc/học tập và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, người bệnh nên thử áp dụng các tư thế nằm giảm đau đầu hàng ngày, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện để cải thiện triệu chứng đau đầu hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện các phương pháp trên nhưng cơn đau đầu không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Admin. (2023, February 21). Headache keeping you awake? 5 tips to help you sleep – Loving Life. Loving Life. https://lovinglifeco.com/health-and-wellbeing/how-to-sleep-with-a-headache/

2. Ravikiran Kisan, MU Sujan, Meghana Adoor, Rao, R., A Nalini, Kutty, B. M., BT Chindanda Murthy, Raju, T., & TN Sathyaprabha. (2014). Effect of Yoga on migraine: A comprehensive study using clinical profile and cardiac autonomic functions. International Journal of Yoga/International Journal of Yoga, 7(2), 126–126. https://doi.org/10.4103/0973-6131.133891

3. Urikerbel. (2019, December 23). Optimal Sleep Position to Prevent Pain and Headaches. Baltimore MD Physical Therapy for Sports and Injury Rehab. https://physicaltherapyfirst.com/blog/2019/12/23/optimal-sleep-position-to-prevent-pain/  

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch