Gai cột sống hay còn gọi là thoái hóa đốt sống, là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự hình thành các gai xương tại vùng đốt sống, thường do quá trình thoái hóa tự nhiên của mô liên kết và xương theo tuổi tác. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm đau lưng, khó khăn trong vận động. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra hiện tượng chèn ép các dây thần kinh, gây tê bì, yếu cơ, thậm chí là bại liệt trong những trường hợp nặng. Do đó, việc tìm cách khắc phục và chữa trị gai cột sống kịp thời để tránh làm suy giảm chất lượng cuộc sống là điều vô cùng quan trọng.
Triệu chứng đặc trưng của gai cột sống
- Có cảm giác đau ở vùng cổ và vùng thắt lưng, đau âm ỉ và thường tăng lên khi thay đổi tư thế.
- Tê bì, suy yếu cơ, mất cảm giác ở các khu vực mà dây thần kinh bị chèn ép, thường là ở cánh tay (khi gai xương nằm ở cột sống cổ) hoặc chân (khi gai xương nằm ở cột sống thắt lưng).
- Có cảm giác như “kim châm” hoặc mất cảm giác ở tay, chân, khó khăn trong việc giữ thăng bằng hoặc vận động.
- Ở một số trường hợp nặng và không phát hiện kịp thời, gai cột sống có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn tiểu tiện, đại tiện.
Các cách điều trị gai cột sống
Cách giảm đau gai cột sống tại nhà
Nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh: Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh là biện pháp cơ bản để giảm thiểu tình trạng đau nhức do gai cột sống, giảm áp lực trực tiếp lên cột sống và các cấu trúc xung quanh. giảm khả năng kích thích các gai xương và các dây thần kinh liên quan.
Đối với những người mắc gai cột sống lưng, việc hạn chế vận động mạnh, tránh mang vác vật nặng và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đệm, ghế ngồi phù hợp sẽ giúp giảm đau đáng kể. Còn đối với người gai cột sống cổ, hãy giữ đầu thẳng, tránh các động tác xoay cổ đột ngột và sử dụng nẹp cổ khi cần thiết. Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.
Chườm lạnh: Để giảm bớt tình trạng đau nhức, bạn có thể kết hợp sử dụng chườm lạnh. Nhiệt độ thấp cũng có tác dụng gây tê tạm thời, làm giảm cảm giác đau tại vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể chườm đá, gel lạnh chườm lên vị trí cột sống bị đau nhức sưng viêm trong khoảng 15 phút và thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý không chườm quá lâu. Đồng thời, không áp dụng phương pháp này với các vị trí có tổn thương ngoài da hay đang có vết xước để tránh viêm nhiễm.
Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng hỗ trợ thư giãn vùng cơ, tác động của nhiệt sẽ giúp các mạch máu tại vùng cột sống giãn nở, làm giảm áp lực lên các dây thần kinh và làm dịu những cơn đau nhức. Bên cạnh đó, nhiệt lượng còn kích thích tuần hoàn máu.Để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh nên sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc chai nước nóng sạch. Thời gian chườm mỗi lần khoảng 15 – 20 phút và từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Song, cần lưu ý không chườm trực tiếp lên da mà nên lót một lớp vải mỏng để tránh bỏng.
Những người có vết thương hở hoặc nhiễm trùng tại vùng cột sống không nên áp dụng phương pháp này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Điều chỉnh tư thế ngồi và nằm hợp lý: Giảm thiểu đau nhức do gai cột sống không chỉ phụ thuộc vào điều trị y khoa mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Các tư thế nằm, ngồi đúng cách giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chọn đồ dùng phù hợp: Đệm và gối có độ đàn hồi vừa phải sẽ giúp nâng đỡ cột sống, giảm áp lực lên các đĩa đệm.
- Tư thế ngủ lý tưởng: Nên nằm ngửa hoặc nghiêng với gối kê vừa phải. Nếu bạn quen nằm sấp, hãy dùng gối mềm kê dưới bụng để giảm áp lực lên cột sống.
- Tư thế ngồi làm việc: Lựa chọn ghế có tựa lưng và giữ lưng thẳng trong khi làm việc là cách hiệu quả để bảo vệ cột sống.
- Thói quen tốt cho cột sống: Tránh cúi đầu quá lâu khi sử dụng thiết bị điện tử, thay vào đó, hãy điều chỉnh vị trí màn hình và điện thoại sao cho phù hợp với tầm mắt.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Dành thời gian đứng lên đi lại sau mỗi giờ ngồi làm việc để giảm áp lực lên cột sống.
Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ: Căng thẳng, lo âu để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, trong đó có cả việc làm trầm trọng thêm các cơn đau do gai cột sống gây ra. Khi cơ thể căng thẳng, các cơ sẽ co cứng, gây áp lực lên cột sống và làm tăng tình trạng viêm. Chính vì vậy, việc duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ nên được chú trọng trong quá trình điều trị gai cột sống.
Massage: Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn gai xương, nhưng việc massage thường xuyên có thể giúp giảm đau tức thì. Bởi vì các động tác xoa bóp, day ấn nhẹ nhàng sẽ làm dịu các cơ căng cứng, giảm áp lực lên các dây thần kinh, từ đó làm giảm cảm giác đau nhức. Ngoài ra, massage còn giúp cơ bắp thư giãn và tăng cường lưu thông máu. Lúc này, các mô tổn thương được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất để hồi phục tốt hơn.
Áp dụng các bài tập trị gai cột sống
Theo thống kê, chỉ có khoảng 40% người có thể duy trì chức năng lao động cơ bản sau 5 năm mắc bệnh về xương khớp. Vì vậy, người bệnh nên tham gia vào tập luyện các bài tập cơ bản tại nhà để cải thiện tình hình sức khỏe trước khi quá muộn.
Nhờ tác dụng tăng cường sự linh hoạt của cột sống, giảm áp lực lên các đĩa đệm và dây thần kinh, bài tập vật lý trị liệu gai cột sống giúp giảm thiểu đáng kể các cơn đau nhức và tê bì. Bên cạnh đó, việc kiểm soát cân nặng hiệu quả cũng góp phần làm giảm gánh nặng lên hệ xương khớp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt: Nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin như: vitamin D, canxi, vitamin C, vitamin K2 và omega-3 để nuôi dưỡng xương khớp, giảm viêm và tăng cường sức mạnh cho cột sống. Cùng với đó, giảm thiểu tiêu thụ thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga và rượu bia để tránh tình trạng gây sưng viêm dạ dày.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Một số loại thuốc giảm đau như: Acetaminophen, Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), paracetamol thường được sử dụng để giảm các triệu chứng đau do gai cột sống gây ra, ức chế sản xuất prostaglandin – một hợp chất hóa học gây viêm và đau. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ giảm triệu chứng chứ không có khả năng ngăn chặn quá trình thoái hóa xương khớp hay giải quyết nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gai cột sống.
Mặt khác, việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: tổn thương dạ dày, gan, thận. Vì vậy, trước khi bắt đầu sử dụng, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ và không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng.
Vật lý trị liệu gai cột sống
Gai cột sống là một biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống, có thể được cải thiện thông qua các biện pháp vật lý trị liệu không xâm lấn như:
- Kích thích thần kinh bằng điện xung (TENS): Giảm đau nhanh chóng, thư giãn cơ bắp và kích thích cơ thể sản sinh endorphin – chất giảm đau tự nhiên.
- Sóng siêu âm: Tăng cường tuần hoàn máu, giảm viêm và sưng, giúp các mô tổn thương phục hồi nhanh chóng.
- Bài tập trị liệu chuyên biệt: Cải thiện tư thế, tăng cường cơ lưng, giảm áp lực lên cột sống và các khớp.
- Kéo giãn cột sống: Giảm áp lực lên đĩa đệm, tạo khoảng trống giữa các đốt sống, giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh.
Phương pháp chữa trị gai cột sống an toàn, hiệu quả tại Optimal365 Chiropractic
Các triệu chứng của gai cột sống thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu, nhưng khi gai xương phát triển, sẽ dẫn đến tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống, gây đau đớn, hạn chế vận động, và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, dẫn đến các biến chứng như teo cơ, yếu liệt chân tay. Vì vậy, để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của gai cột sống xảy ra, người bệnh cần lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả ngay từ đầu.
Tại Optimal365 Chiropractic, mỗi bệnh nhân sẽ được thiết kế một liệu trình điều trị gai cột sống riêng biệt dựa trên phác đồ chuyên biệt, đảm bảo sự chăm sóc tối ưu và cá nhân hóa. Thay vì áp dụng một phương pháp chung, chúng tôi tập trung vào việc điều chỉnh liệu trình sao cho phù hợp với từng nhóm bệnh, độ tuổi, thể trạng và các yếu tố cá nhân khác. Cách tiếp cận này không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và duy trì sức khỏe lâu dài.
Trị liệu thần kinh cột sống (Nắn chỉnh Chiropractic):
- Khôi phục đường cong sinh lý tự nhiên: Điều chỉnh các sai lệch ở cơ, gân, dây chằng, và đốt sống để đưa chúng về đúng vị trí, giải phóng áp lực lên dây thần kinh.
- Tăng tuần hoàn máu: Giảm chèn ép dây thần kinh, cải thiện lưu thông máu và dưỡng chất nuôi dưỡng đĩa đệm.
- Đưa cơ thể về trạng thái cân bằng: Thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật.
Trị liệu cơ chuyên sâu:
- Giải tỏa các điểm trigger point: Giảm co cứng và xơ hóa, giúp giảm đau và căng cứng ở các vùng bị ảnh hưởng.
- Cải thiện sức mạnh cơ: Tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ cột sống và giảm đau hiệu quả.
- Tăng tuần hoàn dinh dưỡng: Giúp phục hồi vùng cơ xương khớp và cột sống bị tổn thương.
Trị liệu công nghệ cao:
- Sử dụng công nghệ tiên tiến: Giảm nhanh cơn đau và viêm do thoát vị đĩa đệm.
- Ngừa phù nề và chống viêm: Kiểm soát viêm cơ – xương khớp và ngăn ngừa tái phát.
- Phá vỡ co thắt cơ tầng sâu: Tăng cường sản sinh collagen, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng, hiệu quả gấp 5 lần.
Bài tập phục hồi chức năng:
- Hệ thống bài tập chuyên biệt: Thiết kế riêng cho từng tình trạng bệnh, giúp tăng cường linh hoạt và phục hồi chức năng cột sống.
- Kích hoạt cơ chế tự chữa lành: Giúp phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát bệnh.
- Duy trì hiệu quả sau điều trị: Cải thiện chất lượng cuộc sống, cam kết không để lại biến chứng sau điều trị.
Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị gai cột sống tại nhà
Người bệnh cần hết sức lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế hoặc các nguồn thông tin uy tín để có cái nhìn toàn diện về tình trạng bệnh của mình.
- Các bài tập vật lý trị liệu, chườm nóng lạnh, massage… nên được kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Quá trình điều trị gai cột sống đòi hỏi sự kiên trì và lâu dài nên cần thực hiện đều đặn theo đúng hướng dẫn để mang lại kết quả tốt nhất.
- Trong quá trình điều trị, cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình và báo cáo ngay với bác sĩ điều trị khi có các biểu hiện bất thường.
- Các phương pháp điều trị tại nhà chỉ hỗ trợ giảm đau, cải thiện triệu chứng chứ không thể thay thế phương pháp điều trị chính thức do bác sĩ chỉ định.
Gai cột sống là một bệnh lý mãn tính đòi hỏi sự kiên trì và kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Các biện pháp điều trị đơn giản tại nhà như thực hiện bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng, duy trì tư thế đúng và áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D có thể giúp giảm đau và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, người bệnh cần có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa nhằm xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bạn đang gặp vấn đề về gai cột sống, hãy liên hệ ngay với Optimal365 Chiropractic qua hotline 1900 299936 để nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời, giúp nâng cao sức khỏe cột sống một cách toàn diện và hiệu quả.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Mayo Clinic. (n.d.). Spinal Stenosis: Diagnosis & Treatment. Retrieved from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/spinal-stenosis/diagnosis-treatment/drc-20352966
2. Cleveland Clinic. (n.d.). Spinal Stenosis. Retrieved from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17499-spinal-stenosis
3. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases (NIAMS). (n.d.). Spinal stenosis: Diagnosis, treatment, and steps to take. NIAMS. Retrieved from https://www.niams.nih.gov/health-topics/spinal-stenosis/diagnosis-treatment-and-steps-to-take
4. Spinal Stenosis: Diagnosis, Treatment, and Steps to Take. Retrieved from https://www.niams.nih.gov/health-topics/spinal-stenosis/diagnosis-treatment-and-steps-to-take
5. WebMD. (n.d.). Treatments for Spinal Stenosis. Retrieved from https://www.webmd.com/back-pain/treatments-for-spinal-stenosis