Loader logo

Tổng hợp 23 loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho sức khỏe xương khớp

thumbnail
By Optimal365 Chiropractic
28/11/2024
|

Một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe xương khớp. Trong bài viết sau đây, Optimal365 Chiropractic sẽ tổng hợp 23 loại thực phẩm tốt cho xương khớp nên được bổ sung vào bữa ăn hàng ngày để giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Vai trò của dinh dưỡng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp

Dinh dưỡng có tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp. Vì vậy, việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, cân đối sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt cho hệ xương khớp, cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương: Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng (đặc biệt là canxi, kẽm, omega-3, vitamin C, D3, K2…) sẽ giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và bảo vệ xương khớp khỏi các tổn thương.
  • Giảm áp lực cho xương: Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể duy trì cân nặng lý tưởng, làm giảm đáng kể áp lực dồn lên xương khớp, giúp bảo vệ hệ xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai.
  • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm khớp: Thông thường, người bị viêm khớp sẽ có hàm lượng cholesterol trong máu cao hơn người bình thường. Do đó, bên cạnh việc điều trị các triệu chứng bệnh lý, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát lượng cholesterol, giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.

Ngược lại, việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh có thể cản trở hấp thụ canxi, đẩy nhanh quá trình tiêu xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, thoái hóa, viêm khớp.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp xương khớp luôn khỏe mạnh
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp xương khớp luôn khỏe mạnh

8 nhóm chất cần thiết cho xương khớp khỏe mạnh

Thực phẩm giàu canxi – “Nguyên liệu” xương chắc khỏe

Theo thời gian, các tế bào xương cũ bị phân hủy bởi tế bào hủy xương, trong khi các tế bào mới được tái tạo nhờ tế bào tạo xương. Trong đó, canxi chính là “nguyên liệu” cần thiết để thúc đẩy quá trình này. Vì vậy, chế độ ăn hàng ngày cần có đủ canxi để bảo vệ cấu trúc và duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp.

Theo nghiên cứu, một người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1000mg canxi/ngày cho người trưởng thành và khoảng 1200 mg/ngày cho người trên 51 tuổi. Tùy theo thể trạng và độ tuổi mà lượng canxi thực tế cần nạp ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp giàu canxi là bông cải xanh, cải bó xôi, các loại đậu, sữa, hải sản, hạnh nhân…

Canxi có nhiều trong sữa, hải sản, các loại đậu, cải bó xôi
Canxi có nhiều trong sữa, hải sản, các loại đậu, cải bó xôi

Vitamin D – Yếu tố giúp hấp thu canxi hiệu quả

Vitamin D là yếu tố liên quan trực tiếp đến hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài có thể liên quan đến quá trình khử khoáng trong xương và làm xương mất đi các khoáng chất quan trọng. Do đó, bổ sung vitamin D đầy đủ là điều cần thiết để có hệ xương khớp chắc khỏe.

Mỗi ngày, cơ thể cần 600-800 IU vitamin D để giúp hấp thụ canxi tối ưu và ngăn ngừa mất khoáng xương. Hiện nay, ngoài việc tiếp nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời, bạn có thể bổ sung loại chất dinh dưỡng này qua các thực phẩm như cá béo (cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi…), lòng đỏ trứng, dầu cá, gan bò, ngũ cốc, trái cây (đào, cam, bơ, đu đủ…).

Protein – Hỗ trợ phát triển và bảo vệ cơ xương

Protein là một trong những thành phần chính tạo nên khung xương. Nó kết hợp với các khoáng chất như canxi và photpho để tạo thành ma trận xương, cung cấp độ cứng và sức mạnh cho xương. Protein còn có tác dụng giúp tăng cường mật độ khoáng chất của xương, làm cho xương chắc khỏe hơn và giảm nguy cơ loãng xương. Khi xương bị tổn thương hoặc gãy, protein cung cấp các amino acid cần thiết để xây dựng lại mô xương mới, giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Theo khuyến cáo, một người trưởng thành cần bổ sung khoảng 0.8g protein/kg mỗi ngày. Để có một hệ thống cơ xương khỏe mạnh, bạn nên bổ sung đầy đủ protein từ các nguồn thực phẩm sau:

  • Thịt: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu…
  • Cá: Cá hồi, cá ngừ, cá thu…
  • Trứng: Lòng trắng trứng chứa nhiều protein.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai…
  • Đậu và các loại hạt: Đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, hạt điều, hạnh nhân…

Lưu ý chỉ ăn vừa đủ lượng protein theo khuyến cáo chứ không lạm dụng vì tiêu thụ quá mức protein cũng làm cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể. Bên cạnh đó, không nên chỉ tập trung vào một nguồn protein duy nhất mà nên kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bổ sung đầy đủ protein để nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh
Bổ sung đầy đủ protein để nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh

Vitamin K – Tăng cường sự dẻo dai của xương

Bên cạnh canxi và vitamin D, vitamin K cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương. Vitamin K là một loại vitamin hòa tan trong dầu, có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và khoáng hóa xương. Vitamin K hoạt hóa một loại protein gọi là osteocalcin, có chức năng như một chất keo gắn canxi vào khung xương. Nhờ đó, canxi được cố định chắc chắn trong xương, giúp xương trở nên cứng cáp và bền vững hơn. Thiếu hụt vitamin K có thể làm giảm mật độ khoáng chất của xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương, đặc biệt ở người cao tuổi.

Có 2 dạng vitamin K được tìm thấy phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của con người là K1 và K2:

  • Vitamin K1: Thường được tìm thấy trong các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, cải bắp, rau bina…
  • Vitamin K2: Có nhiều trong các sản phẩm lên men như natto (đậu nành lên men), một số loại phô mai, trứng gà.

Magie – Giúp duy trì mật độ xương ổn định

Magie phối hợp với canxi để xây dựng và duy trì cấu trúc xương, giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả và đưa canxi vào đúng vị trí. Nó còn tăng cường mật độ khoáng xương, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, magie ức chế hoạt động của các tế bào phá hủy xương (osteoclast), ngăn ngừa mất xương. Với đặc tính chống viêm, magie còn có chức năng bảo vệ xương khỏi tổn thương do viêm.

Có thể bổ sung magie từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như:

  • Hạt: Hạt bí, hạt điều, hạt hạnh nhân
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu nành
  • Rau lá xanh đậm: Rau bina, cải xoăn
  • Các loại cá: Cá hồi, cá thu
  • Trái cây: Chuối, bơ
Magie có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, socola đen
Magie có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, socola đen

Kẽm – Chất xúc tác cho quá trình tạo xương

Kẽm là yếu tố cần thiết trong quá trình tổng hợp collagen, protein cấu trúc chính của xương, giúp xương đàn hồi và bền chắc. Nó cũng tham gia vào hoạt động của các enzyme quan trọng trong quá trình tạo xương, giúp chuyển hóa dinh dưỡng thành các thành phần cấu tạo xương. Kẽm điều hòa hormone tăng trưởng, hỗ trợ phát triển xương ở trẻ em và duy trì mật độ xương ở người trưởng thành. Ngoài ra, kẽm còn là chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào xương khỏi tổn thương do gốc tự do.

Khi cơ thể thiếu kẽm, quá trình hình thành xương bị ảnh hưởng, dẫn đến:

  • Rối loạn tăng trưởng: Trẻ em thiếu kẽm có thể bị còi xương, chậm lớn.
  • Loãng xương: Thiếu kẽm làm giảm mật độ khoáng chất của xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
  • Chậm lành vết thương: Thiếu kẽm làm chậm quá trình lành vết thương, bao gồm cả vết gãy xương.

Các nguồn cung cấp kẽm từ thực phẩm gồm:

  • Hải sản: Ốc, hàu, tôm, cua
  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu
  • Gia cầm: Thịt gà
  • Hạt: Hạt bí, hạt điều, hạt hướng dương
  • Đậu: Đậu lăng, đậu đen
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó

Collagen – Tăng độ đàn hồi và linh hoạt cho khớp

Collagen là một loại protein cấu trúc, chứa nhiều loại axit amin quan trọng như lysine, glycine, proline… và chiếm khoảng 30% tổng lượng protein trong cơ thể. Nó đóng vai trò như một chất kết nối các mô, giúp các bộ phận trong cơ thể được liên kết với nhau một cách chắc chắn.

Để duy trì sức khỏe khớp, có thể bổ sung collagen qua các cách sau:

  • Thực phẩm: Các loại thực phẩm giàu collagen như thịt gà, thịt lợn, cá, trứng, các loại đậu, trái cây họ cam quýt.
  • Thực phẩm chức năng: Các sản phẩm bổ sung collagen dưới dạng viên nang, bột…
  • Thực phẩm chứa pre-collagen: Một số loại thực phẩm chứa các amino acid là tiền thân của collagen như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa.
Collagen giúp xương khớp chắc khỏe, linh hoạt hơn
Collagen giúp xương khớp chắc khỏe, linh hoạt hơn

Omega-3 – Chống viêm, hỗ trợ khớp xương khỏe mạnh

Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa đa, nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch. Tuy nhiên, ít người biết rằng Omega-3 còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp:

  • Chống viêm hiệu quả: Omega-3 có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm sưng viêm ở các khớp, đặc biệt hữu ích cho những người mắc các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp.
  • Bảo vệ sụn khớp: Omega-3 giúp bảo vệ sụn khớp khỏi bị tổn thương, giảm ma sát giữa các khớp, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Giảm đau nhức: Nhờ khả năng giảm viêm, Omega-3 giúp giảm đau nhức ở các khớp, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có 3 loại Omega-3 chính: ALA, EPA và DHA. Trong đó, EPA và DHA có tác dụng chống viêm mạnh mẽ nhất.

  • ALA (Axit alpha-linolenic): Có nhiều trong các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, quả óc chó.
  • EPA (Eicosapentaenoic acid) và DHA (Docosahexaenoic acid): Chủ yếu có trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích.

Danh sách 23 thực phẩm giúp xương khớp chắc khỏe

Sữa tươi

Sữa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho xương khớp. Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, có đến 72% lượng canxi được cơ thể hấp thụ đến từ việc sử dụng sữa và các chế phẩm làm từ sữa. Bên cạnh đó, sữa cũng cung cấp vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi. Chính vì vậy, người lớn và trẻ em nên bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì mật độ xương tốt nhất, tăng cường sức khỏe xương khớp.

Sữa tươi giàu canxi, vitamin D nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe
Sữa tươi giàu canxi, vitamin D nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe

Phô mai

Phô mai là một chế phẩm làm bằng 100% sữa của động vật ăn cỏ. Phần lớn các loại phô mai cung cấp một lượng lớn canxi cho cơ thể, ngoài ra còn có vitamin D, K2 và omega-3 rất tốt cho xương khớp.

Trong đó, phô mai Parmesan chứa hàm lượng canxi trong mỗi khẩu phần cao nhất so với các loại sản phẩm khác trên thị trường. Với mỗi 28g phô mai Parmesan có thể đáp ứng được 34% lượng canxi theo khuyến nghị hàng ngày.

Tuy nhiên, dù là thực phẩm tốt cho xương khớp nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều phô mai có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong 100g phô mai có đến 21g là chất béo bão hòa, có thể gây rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol máu, béo phì, thừa cân…

Sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, kali, protein rất cần thiết cho sức khỏe hệ xương khớp và giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Theo khuyến nghị, mỗi người có thể ăn từ 100 – 250g sữa chua mỗi ngày, tương đương với 1 – 2 hộp, không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây chướng bụng.

Ăn từ 1 - 2 hộp sữa chua hàng ngày để bổ sung dưỡng chất cho xương
Ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua hàng ngày để bổ sung dưỡng chất cho xương

Rau bina

Rau lá màu xanh đậm như rau bina thường chứa nhiều canxi cần thiết cho sự chắc khỏe xương. Sau khi chế biến, 100g rau bina có thể chứa đến 99mg canxi (7% DV). Ngoài ra, rau bina cũng rất giàu vitamin K – có liên quan đến quá trình hình thành xương và giúp phòng ngừa bệnh viêm khớp hữu hiệu.

Cá hồi

Cá hồi rất giàu omega-3 và vitamin D tốt cho sức khỏe xương khớp. Axit béo omega-3 có tác dụng ngăn ngừa viêm khớp, làm giảm triệu chứng đau mỏi xương khớp hiệu quả. Do đó, bạn nên thêm cá hồi và các loại các béo khác vào thực đơn hàng ngày để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.

Cá hồi cung cấp omega-3, vitamin D cần thiết cho xương khớp
Cá hồi cung cấp omega-3, vitamin D cần thiết cho xương khớp

Hạnh nhân

Trong 100g bơ hạnh nhân có đến 347mg canxi và 279mg magie, trong đó magie đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng bơ hạnh nhân trong bữa ăn vừa bổ sung canxi trực tiếp cho xương khớp, vừa giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các nguồn thực phẩm khác tối ưu hơn.

Hạt chia

Hạt chia chứa hàm lượng canxi đáng kể, giúp xây dựng và duy trì mật độ khoáng chất cho xương, ngăn ngừa loãng xương. Canxi trong hạt chia khi kết hợp với các khoáng chất khác như magie, phốt pho sẽ tạo nên một “bộ đôi hoàn hảo” giúp xương chắc khỏe hơn.

Hạt chia còn là nguồn cung cấp magie và phốt pho dồi dào cho cơ thể. Magie giúp hấp thụ và bảo tồn canxi trong xương còn phốt pho là một trong các thành phần quan trọng cấu thành nên xương. Do đó, mọi người nên sử dụng hạt chia và các loại hạt nói chung trong bữa ăn thường xuyên để bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Hạt chia giàu magie và phốt pho tốt cho xương khớp
Hạt chia giàu magie và phốt pho tốt cho xương khớp

Trứng

Trứng là loại thực phẩm tốt cho xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung vì giàu chất dinh dưỡng như protein, omega-3, canxi và vitamin D. Không chỉ thế, trứng còn có rất ít calo nên đây là lựa chọn yêu thích của nhiều người khi cần duy trì cân nặng và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe hệ cơ xương khớp tối ưu.

Bưởi và chanh

Bưởi, chanh và các loại trái cây có múi được biết đến với công dụng kích thích sản sinh collagen và giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Bên trong nước chanh, bưởi hay cam có cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương khớp như vitamin C (hỗ trợ quá trình hình thành mô liên kết của xương khớp), vitamin D và canxi (nguyên liệu cho quá trình tái tạo, phát triển của tế bào xương), magie (hỗ trợ hấp thụ canxi tốt hơn), kali (ức chế quá trình đào thải canxi trong máu, giúp bảo toàn mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương).

Bưởi, chanh giúp xương khớp chắc khỏe hơn, tăng sinh collagen
Bưởi, chanh giúp xương khớp chắc khỏe hơn, tăng sinh collagen

Quả sung khô

Quả sung có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho xương như canxi, phốt pho, magie, kali, vitamin C, vitamin K. Khi ăn loại thực phẩm này thường xuyên sẽ hỗ trợ gia tăng mật độ xương và có công dụng phòng tránh tình trạng loãng xương hiệu quả.

Đậu phụ

Đậu phụ có chứa isoflavone với công dụng ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng viêm khớp nhờ đặc tính kháng viêm. Bên cạnh đậu phụ, mọi người cũng có thể bổ sung isoflavone bằng các loại thực phẩm làm từ đậu nành khác như sữa đậu nành, dầu đậu nành, bột đậu nành…

Đậu phụ có thể ngăn ngừa và làm giảm viêm xương khớp
Đậu phụ có thể ngăn ngừa và làm giảm viêm xương khớp

Nho khô

Nho khô cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm tốt cho xương khớp. Loại quả này là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho cơ thể và chứa nhiều chất chống oxy hóa. Từ đó hỗ trợ bảo vệ sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa viêm khớp và bệnh gout hiệu quả.

Cà chua bi

Cà chua có chứa nhiều vitamin K, collagen, canxi có tác dụng tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của xương khớp. Ngoài ra, trong cà chua bi còn chứa các hợp chất kháng viêm như flavonoids, carotenoids giúp giảm cơn đau nhức do viêm xương khớp vô cùng hữu hiệu. Vì vậy, mọi người bên sử dụng cà chua thường xuyên trong các bữa ăn để bảo vệ sức khỏe xương khớp, giảm đau và ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Cà chua bi có tác dụng giảm đau nhức, giảm viêm xương khớp
Cà chua bi có tác dụng giảm đau nhức, giảm viêm xương khớp

Yến mạch

Yến mạch có chứa nhiều canxi và vitamin B, mang lại nhiều lợi ích tích cực với xương khớp. Chúng giúp tăng cường chức năng cơ xương khớp, đồng thời thúc đẩy sự phục hồi và giảm các triệu chứng viêm hoặc đau khớp. Ngoài ra, yến mạch còn rất giàu chất đạm thiên nhiên, chất béo không bão hòa và các chất dinh dưỡng khác nên rất thích hợp cho người cần kiểm soát cân nặng, làm giảm phần nào áp lực lên xương khớp.

Nấm hương

Một thực phẩm tốt cho xương khớp không thể bỏ qua là nấm hương và các loại nấm nói chung. Trong thành phần của nấm hương rất giàu chất chống oxy hóa ergothioneine và vitamin D, giúp tăng cường sức khỏe xương và hạn chế nguy cơ thoái hóa. Không chỉ thế, nấm hương còn có tác dụng phòng ngừa bệnh còi xương nhờ quá trình chuyển hóa ergosterol thành D2 – một loại vitamin quan trọng giúp xương chắc khỏe.

Nấm hương giàu chất chống oxy hóa và vitamin D hạn chế thoái hóa xương
Nấm hương giàu chất chống oxy hóa và vitamin D hạn chế thoái hóa xương

Giá đỗ xanh

Giá đỗ xanh rất giàu canxi và phốt pho, có đến 38mg canxi và 91 mg phốt pho trong mỗi 100g giá đỗ. Vì vậy, loại thực phẩm này nên được sử dụng thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp và phòng ngừa tình trạng loãng xương tuổi trung niên.

Trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều EGCG, là hoạt chất có tác dụng giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh lý viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Ngoài ra, thành phần của trà xanh còn có polyphenols với công dụng giúp phòng tránh chứng sưng viêm, bảo vệ cho mô liên kết xương và làm giảm thoái hóa khớp.

Ngoài ra, trà xanh còn kích thích tạo xương và trì hoãn quá trình mất chất xương. Mỗi người có thể dùng từ 3 – 4 cốc trà xanh mỗi ngày để tăng cường sức khỏe xương, hạn chế nguy cơ gãy xương, đặc biệt với người bước qua độ tuổi trung niên.

Trà xanh giúp ngăn ngừa sưng viêm, giảm thoái hóa khớp
Trà xanh giúp ngăn ngừa sưng viêm, giảm thoái hóa khớp

Việt quất

Việt quất và các loại quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa như axit ascorbic, anthocyanins, carotenoids… Những hợp chất này có thể loại bỏ các gốc tự do có hại, hỗ trợ giảm tình trạng viêm, cải thiện chức năng vận động đối với người mắc bệnh viêm khớp

Ngoài ra, các quả mọng còn chứa nhiều vitamin C, canxi, sắt và kali rất tốt cho quá trình hình thành xương và sức khỏe toàn diện nói chung. Vì vậy, bạn nên thường xuyên bổ sung loại thực phẩm tốt cho xương khớp này vào khẩu phần ăn của gia đình.

Dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh hay hạt lanh có thành phần nhiều omega-3, omega-6 và axit alpha-linolenic, một chất có khả năng chống viêm hiệu quả. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ thông qua việc bôi trơn các khớp, giảm căng cứng, giảm đau khớp. Bên cạnh đó, dầu hạt lanh còn có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho người thừa cân, béo phì có nhu cầu kiểm soát cân nặng.

Dầu hạt lanh có tác dụng chống viêm, giảm cứng khớp
Dầu hạt lanh có tác dụng chống viêm, giảm cứng khớp

Gừng, nghệ

Trong gừng có chứa capsaicin – là hoạt chống chống oxy hóa có tính kháng viêm giúp ức chế những tác động có hại cho xương khớp và thành phần allicin – giúp xoa dịu cơn đau nhức xương khớp hiệu quả.

Trong nghệ có chứa hoạt chất curcuminrất lớn với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Từ đó mang lại công dụng tăng cường trao đổi chất và ngăn chặn sự phát triển viêm ở các khớp xương. Bên cạnh đó, tính ấm nóng của gừng và nghệ còn có thể giúp giảm đau nhức xương khi giao mùa.

Canh xương

Nước hầm từ xương là loại thực phẩm tốt cho xương được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Loại nước hầm này rất giàu canxi, collagen và phốt pho nên rất tốt cho xương, sụn và khớp. Thành phần glucosamine và chondroitin có trong nước hầm cũng góp phần vào quá trình tái tạo tế bào xương. Vì vậy, việc thưởng thức các món ăn chế biến từ nước hầm xương sẽ giúp xương khớp thêm phần chắc khỏe, dẻo dai, linh hoạt.

Nước canh xương có nhiều dưỡng chất tốt cho xương, khớp, sụn
Nước canh xương có nhiều dưỡng chất tốt cho xương, khớp, sụn

Quả kiwi

Quả kiwi có chứa nhiều chất có lợi cho xương khớp như canxi, kali và phốt pho. Bên cạnh đó, loại quả này còn có hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin C và E giúp chống lại sự phá hủy của các gốc tự do, làm tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm rất hiệu quả. Do đó, bạn nên thường xuyên ăn quả kiwi để xây dựng hệ xương khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Nước khoáng

Nước có vai trò quan trọng trong việc hình thành sụn khớp. Việc uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố thuận lợi hơn, ngăn ngừa các vấn đề viêm nhiễm, bao gồm viêm xương khớp. Ngoài ra, khi mất nước còn có thể dẫn đến đau khớp vì lúc này cơ bị thiếu hụt nhiều loại khoáng chất cần thiết như canxi, magie, kali…

Vì vậy, nước chính là loại thực phẩm tốt cho xương khớp mà mỗi người cần bổ sung hàng ngày để bôi trơn sụn, khớp và bảo vệ toàn diện sức khỏe hệ xương khớp. Song song với uống nước khoáng, bạn có thể bổ sung thêm một số loại thức uống có chứa canxi, vitamin D, chất chống oxy hóa như nước dừa, nước cam, nước nho, nước nha đam…

Uống đủ nước hàng ngày để ngăn ngừa viêm khớp, khô khớp
Uống đủ nước hàng ngày để ngăn ngừa viêm khớp, khô khớp

Những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe xương khớp

Người mắc bệnh xương khớp cần hạn chế sử dụng một số thực phẩm như sau:

  • Thịt đỏ: Bao gồm thịt dê, thịt bò, thịt cừu vì có thể làm gia tăng tình trạng viêm khớp.
  • Thức ăn nhanh hoặc thức ăn chiên kỹ: Kích thích phản ứng viêm và làm giãn mạch, khiến cơn đau khớp nghiêm trọng hơn.
  • Món ăn quá nhiều muối: Làm tăng hàm lượng natri trong máu khiến cơ thể giảm hấp thụ canxi, về lâu dài sẽ làm đau nhức xương khớp và viêm khớp mãn tính.
  • Thịt mỡ, thịt nguội, xúc xích, chà bông: Làm tăng lipid máu bất lợi và khiến tình trạng viêm nặng hơn.
  • Ngoài ra cần hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích không có lợi cho xương khớp.

Bên cạnh việc sử dụng và bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, người bệnh cũng có thể chữa trị các bệnh lý xương khớp bằng phương pháp điều trị bảo tồn Chiropractic tại Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Optimal365 Chiropractic. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa Chiropractic đầu ngành đến từ Mỹ, với hơn 20 năm kinh nghiệm sẽ thực hiện kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng giúp điều chỉnh cấu trúc xương khớp bị sai lệch quay lại vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép thần kinh, từ đó cải thiện lưu thông máu, giảm viêm và giảm đau hiệu quả theo tiêu chí 3 Không: Không tiêm – Không thuốc – Không phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn bệnh xương khớp tại Optimal365 Chiropractic
Điều trị bảo tồn bệnh xương khớp tại Optimal365 Chiropractic

Tùy theo mức độ đau và loại bệnh lý xương khớp cụ thể, bác sĩ có thể thực hiện thêm phương pháp vật lý trị liệu kết hợp trị liệu cơ chuyên sâu giúp giảm đau, giảm sưng viêm cấp tốc, gia tăng tuần hoàn dinh dưỡng và máu đi nuôi vùng xương khớp tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp.

Bác sĩ và đội ngũ chuyên viên Optimal365 Chiropractic sẽ thiết kế bài tập phục hồi chức năng chuyên biệt cho từng bệnh nhân, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại chức năng của vùng xương khớp tổn thương, duy trì kết quả điều trị lâu dài và ngăn chặn bệnh tái phát trong tương lai.

Như vậy Optimal365 Chiropractic đã tổng hợp danh sách 23 loại thực phẩm tốt cho xương khớp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ xây dựng được thực đơn dinh dưỡng phù hợp để bảo vệ toàn diện sức khỏe xương khớp cho chính mình và cả gia đình. Nếu cần được tư vấn thêm về chế độ ăn dinh dưỡng hoặc cách điều trị bệnh lý xương khớp, vui lòng liên hệ ngay với Optimal365 Chiropractic để đặt lịch khám.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Office of Dietary Supplements. (2023). Calcium – Consumer. https://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-Consumer/

2. Laird, E., Ward, M., McSorley, E., Strain, J. J., & Wallace, J. (2010). Vitamin D and bone health: Potential mechanisms. Nutrients, 2(7), 693–724. https://doi.org/10.3390/nu2070693

3. Wilson, K. (2022, April 29). Are you getting too much protein? Mayo Clinic Health System. https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/are-you-getting-too-much-protein

4. etting-too-much-protein 4. Hackensack Meridian Health. (2021, September 8). Can protein help with joint pain? Hackensack Meridian Health. https://www.hackensackmeridianhealth.org/en/healthu/2021/09/08/can-protein-help-with-joint-pain

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch