Loader logo

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

thumbnail

Tham vấn y khoa

Lưu Anh Hùng

By Optimal365 Chiropractic
Tháng tám 20, 2024
|

Thắt lưng, đặc biệt vị trí đốt sống L5, S1 là một trong những vị trí chịu nhiều áp lực nhất trên cột sống do đó cũng rất dễ gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng . khiến người bệnh gặp khó trong vận động, sinh hoạt thường ngày, gây ra những cơn đau nhức, tê bì và nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để nhận biết dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng? Điều trị và phòng tránh thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về căn bệnh này một cách chi tiết, từ nguyên nhân, triệu chứng đến các phương pháp điều trị hiện nay.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (tên tiếng Anh: Lumbar Herniated Disc). Là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu, xuyên qua dây chằng, chèn ép vào ống sống và các rễ thần kinh gây ra tê bì và đau nhức.

Hãy tưởng tượng đĩa đệm như những “chiếc đệm lót” êm ái cho các đốt sống, giúp nâng đỡ xương và tạo sự di chuyển linh hoạt cho cơ thể. Theo thời gian, do lão hóa, tổn thương hoặc những tác động bên ngoài, “chiếc đệm” này có thể bị rách, khiến phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và tạo áp lực lên ( chèn ép) dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Phần nhân nhầy thoát ra ảnh hưởng tiêu cực tới dây thần kinh xung quanh

Vấn đề đĩa đệm này sẽ dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Trong đó, phần thắt lưng thường sẽ có tỷ lệ thoát vị cao hơn do phải chịu sức ép lớn của toàn bộ phần thân trên. Cụ thể, bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là phổ biến nhất. Đây là vị trí đốt sống dưới cùng của cơ thể.

Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Theo Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM), khoảng 30% dân số Việt Nam gặp phải tình trạng đau lưng, trong đó thoát vị đĩa đệm là một nguyên nhân chính. Tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường được phát hiện ở những nhóm đối tượng sau:

  • Do quá trình lão hóa tự nhiên của cột sống, thường gặp ở nhóm người từ 30 đến 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nữ giới. Vì tính chất công việc của phái mạnh thường nặng hơn phái đẹp.
  • Những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, mang vác vật nặng sai tư thế trong thời gian dài.
  • Người có lối sống thiếu khoa học, đặc biệt là ngồi sai tư thế khi làm việc hoặc lái xe. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng sau này.
  • Người thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ cao hơn so với người bình thường.
Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Người có cân nặng quá khổ cũng khiến cột sống chịu áp lực lớn

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Quá trình lão hóa: Theo thời gian, đĩa đệm dần mất nước, tính đàn hồi suy giảm. Lớp vỏ bảo vệ yếu đi khiến nhân nhầy dễ dàng thoát ra ngoài, hình thành nên thoát vị. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.
  • Chấn thương: Các va chạm đột ngột do tai nạn giao thông, chấn thương thể thao, ngã từ trên cao xuống có thể tác động trực tiếp và gây tổn thương lên đĩa đệm.
  • Yếu tố nghề nghiệp: Những người làm việc trong môi trường yêu cầu các hoạt động: nâng, kéo, đẩy vật nặng thường xuyên thường có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, đối với những người làm công việc văn phòng, ngồi liên tục trong thời gian dài, đặc biệt khi không có hỗ trợ lưng đúng cách, cũng góp phần vào nguy cơ thoát vị.
  • Hút thuốc lá thường xuyên: Nicotine trong thuốc lá có thể làm giảm lưu thông máu đến đĩa đệm, làm giảm cung cấp oxy và dưỡng chất, dẫn đến thoái hóa đĩa đệm. Hút thuốc cũng làm giảm khả năng tái tạo của các tế bào đĩa đệm.
  • Thừa cân, béo phì: Việc kiểm soát cân nặng không hợp lý khiến trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm, đặc biệt là vùng thắt lưng. Từ đó, tạo điều kiện cho tình trạng thoát vị đĩa đệm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Ngồi làm việc sai tư thế khiến cột sống bị thoát vị gây đau nhức

Các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phát triển qua 4 giai đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn, biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng được thể hiện khác nhau.

Giai đoạn 1 – Thoái hóa đĩa đệm (Disc Degeneration)

Đĩa đệm bắt đầu mất nước và tính đàn hồi. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm biến dạng và xuất hiện các vết rách nhỏ ở bao xơ đĩa đệm. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, rất khó để phát hiện bệnh lý nếu chỉ quan sát qua triệu chứng lâm sàng, người bệnh thường cảm nhận thấy các cơn đau lưng nhẹ và chỉ có thể phát hiện qua phim chụp đĩa đệm ( phim cộng hưởng từ).

Giai đoạn 2 – Phình đĩa đệm (Protrusion)

Ở giai đoạn này, nhân nhầy bắt đầu phình ra, tạo áp lực lên vòng sợi và dẫn đến hiện tượng phình lồi đĩa đệm. Phần bao xơ bị rạn và rách rõ rệt. Lúc này, người bệnh có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng rõ rệt hơn như bị châm chích, kiến bò ở vùng lưng. Hình ảnh phình lồi có thể thấy rõ qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Giai đoạn 3 – Thoát vị đĩa đệm (Spinal disc herniation)

Đây là giai đoạn chính thức đĩa đệm bị thoát vị, phần nhân nhầy thoát ra khỏi vòng sợi và chèn ép vào các rễ thần kinh hoặc tủy sống, bao xơ đĩa đệm bị nứt, rách hoàn toàn, Đây là giai đoạn bùng phát các triệu chứng đau nhức dữ dội như: tê bì chân tay, giảm khả năng vận động. Nỗi “ám ảnh” về cơn đau khiến bệnh nhân không thể tập trung vào công việc. Vì vậy ở giai đoạn này, bệnh nhân cần tìm đến Bác sĩ Chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Giai đoạn 4 – Đĩa đệm có mảnh rời trong ống tủy (hư đĩa đệm)

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất, đĩa đệm hoàn toàn bị xơ hóa, đĩa đệm bị biến dạng, phần nhân nhầy tách rời hoàn toàn khỏi vị trí và chèn ép nghiêm trọng, gây ra viêm nhiễm các rễ thần kinh và tủy sống. Cơn đau khiến người bệnh không thể chịu đựng, kèm theo mất cảm giác và tê liệt hoàn toàn chi dưới, teo cơ chi, mất kiểm soát vận động và rối loạn chức năng bài tiết.

Các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thống kê cho thấy có đến 65 – 80% người trưởng thành sẽ trải qua đau cột sống thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Và thoát vị đĩa đệm thắt lưng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và quá trình vận động của người bệnh.

Dưới đây là một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp:

  • Căng cứng vùng thắt lưng : Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột như một nhát dao nhọn đâm vào da thịt hoặc âm ỉ kéo dài, dai dẳng.
  • Đau nhức chân: Cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa), Cơn đau thường lan xuống mông, đùi và dọc theo mặt sau của chân ( xuống bàn chân) khiến người bệnh có cảm giác tê bì, yếu cơ.
  • Ngứa ran : có cảm giác như bị kim châm ở chân, bàn chân hoặc ngón chân.
  • Đau tăng khi vận động : Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi vận động, ho, hắt hơi, và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đau dữ dội khi khom người về phía trước: Người bệnh không thể ngồi cúi, xoay hoặc gập người về phía trước, không thể đứng lâu hoặc leo cầu thang vì sẽ khiến tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm thắt lưng là những cơn đau lưng dưới

Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tiểu tiện không tự chủ

Mất khả năng kiểm soát tiểu tiện là một trong những dị chứng gây “ám ảnh” nhất đối với người bệnh. Khi đĩa đệm thoát vị sẽ gây chèn ép, ảnh hưởng và tổn thương hệ thần kinh, gây rối loạn cơ tròn – nhóm cơ có chức năng liên kết chính với khu vực não bộ, tủy sống để điều tiết quá trình tiểu tiện. Dẫn đến biến chứng rối loạn bài tiết, ban đầu là bí tiểu, dẫn về sau sẽ là tiểu dầm, tiểu không kiểm soát, gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Liệt, tàn phế vĩnh viễn

Liệt hoặc tàn phế vĩnh viễn là những hệ lụy nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Cụ thể, khi đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào tủy sống hoặc các dây thần kinh vận động có thể gây ra các tổn thương vĩnh viễn, các vùng cơ, khớp cứng dần dẫn đến mất khả năng vận động và cảm giác ở các chi.

Gây tê yếu, teo và liệt cơ các chi

Khi khối thoát vị chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh, sẽ gây cản trở quá trình truyền dẫn máu đến đến các nhóm cơ, khiến các cơ không được nuôi dưỡng và teo dần ( thoát vị đĩa đệm chủ yếu chèn ép dây thần kinh, giai đoạn nặng gây yếu liệt cơ do thần kinh chi phối, cơ không vận động sẽ teo chứ ko phải thoát vị gây cản trở máu nuôi cơ). Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh nặng, cơn đau liên tục và dữ dội khiến người bệnh chỉ ngồi được một chỗ, không thể vận động, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất càng “tạo điều kiện” dẫn đến biến chứng teo cơ ngày càng tiến triển nặng hơn.

Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm khiến các vùng da ở khu vực dây thần kinh bị tổn thương thường có cảm giác tê bì chân, về sau nghiêm trọng hơn là cảm thấy nóng lạnh bất thường, đôi khi mất hoàn toàn cảm giác ở vùng chân. Chứng rối loạn cảm giác này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống.

Chân bị đau khập khễnh cách hồi (đau từng cơn)

Đau chân khập khễnh cách hồi là tình trạng đau nhức ở chân khi đi bộ một đoạn ngắn và buộc phải dừng lại nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa, gây ra cơn đau lan từ thắt lưng xuống chân.

Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Sinh hoạt hằng ngày cũng bất tiện và khó khăn vì những cơn đau

Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan Ngôn luận của Bộ Y tế), bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay có xu hướng trẻ hóa, phổ biến với độ tuổi từ 20 đến 30. Vì vậy, chúng ta kiểm tra định kỳ sức khỏe cột sống để phát hiện bệnh sớm. Quá trình chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường dựa trên các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng như sau:

Kiểm tra lâm sàng : Bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp với bệnh nhân về các triệu chứng đang gặp phải, bao gồm: Kiểm tra dấu hiệu, triệu chứng điển hình như: đau thắt lưng, đau lan theo rễ thần kinh (đau tỏa xuống mông, chân), tê bì, yếu cơ, rối loạn chức năng tiểu tiện, đại tiện,…

Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thăm khám cùng bác sĩ để tìm ra cách chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng phù hợp

Khám thực thể : Bác sĩ sẽ thực hiện một số test để đánh giá các chức năng thần kinh và vận động, như test Lasegue (kiểm tra độ co cứng cơ gân kheo), test bấm chuông (kiểm tra phản xạ gân cơ),…

Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất, (tiên tiến nhất và chẩn đoán rõ nhất là chụp MRI) tạo ra hình ảnh chi tiết, rõ nét về cấu trúc của cột sống, bao gồm cả đĩa đệm. Nhờ vậy, bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí, mức độ và hình dạng của thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chi tiết rõ nét về cấu trúc cột sống

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Điều trị nội khoa

Nghỉ ngơi tại nhà: Ở những trường hợp cơn đau nhẹ, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi để giảm sưng, tránh những công việc hoặc môn thể thao tác động mạnh lên vùng cột sống thắt lưng.

Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, naproxen thường sẽ có tính chất giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng những loại thuốc giảm đau này liên tục hơn 10 ngày mà không có sự tư vấn từ Bác sĩ. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm là một tình trạng bệnh lý cần được điều trị triệt để, không thể chỉ dựa vào việc uống thuốc giảm đau. Việc “che giấu” triệu chứng bằng cách lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh lý tiến triển nặng hơn mà không được phát hiện kịp thời.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

“Thoát vị đĩa đệm có nhất thiết phải phẫu thuật không?” hiện đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, có tới 90% trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể phục hồi nhờ điều trị bảo tồn và các phương pháp điều trị nội khoa thay vì phẫu thuật.

Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị ngoại khoa xâm lấn và thường áp dụng trong trường hợp bệnh lý có dấu hiệu tổn thương thần kinh nặng, đau dữ dội, yếu cơ, hoặc rối loạn chức năng bàng quang và ruột. Song, người bệnh nên cân nhắc và tham vấn kỹ lưỡng từ Bác sĩ chuyên ngành. Bởi thể trạng và mức độ bệnh lý của mỗi người là khác nhau, dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi và trong một số trường hợp có thể dẫn đến rủi ro như: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vết mổ, dễ đau tái lại sau phẫu thuật,…

Phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu là một trong những cách hiệu quả để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Bệnh nhân có thể cân nhắc các biện pháp như kéo giãn cột sống, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu,…

Trong số đó, kéo giãn cột sống giúp giảm áp lực lên đĩa đệm,còn nhiệt trị liệu và điện trị liệu giúp giảm đau và viêm. Thủy trị liệu như bơi lội cũng có thể cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của cơ lưng.

Trị liệu t hần kinh cột sống Chiropractic.

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là một phương pháp điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật, tập trung vào việc nắn chỉnh các khớp cột sống, đặc biệt là khớp ở vùng thắt lưng. Mục đích của phương pháp này là nhằm giảm đau, cải thiện chức năng vận động và tăng cường sức khỏe tổng thể đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Trị liệu cột sống là giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Optimal365 Chiropractic – Trung tâm Trị liệu Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng uy tín TPHCM.

Để cải thiện sức khỏe cột sống, người bệnh phải chọn được một địa chỉ uy tín với đội ngũ giỏi, máy móc hiện đại và phương pháp tân tiến. Bởi vấn đề cột sống để lại rất nhiều biến chứng và rất dễ tái phát nếu không được xây dựng liệu trình điều trị đúng cách.

Hiểu được điều này, Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal365 Chiropractic chủ trương điều trị với phương pháp Chiropractic không tiêm, không thuốc, không phẫu thuật. Vì không xâm lấn nên nguy cơ biến chứng, sốc phản vệ, dị ứng là rất thấp.

Optimal365 Chiropractic cung cấp dịch vụ chăm sóc xương khớp đạt tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm được đào tạo tại Mỹ. Nổi bật bởi phác đồ điều trị được thiết kế cá nhân hóa, kết hợp với trang thiết bị công nghệ hiện đại giúp chữa lành tổn thương nhanh gấp 5 lần.

Optimal365 Chiropractic - Trung tâm Trị liệu Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng uy tín TPHCM.
Đẩy lùi tổn thương đĩa đệm tại Optimal365 Chiropractic

Với những thông tin chi tiết về thoát vị đĩa đệm thắt lưng kể trên, Optimal365 Chiropractic hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh, hãy liên hệ sớm với chúng tôi để được chẩn đoán kỹ lưỡng và lên phác đồ điều trị ngay từ giai đoạn đầu.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Spine-health. (n.d.). Lumbar herniated disc: What you should know. https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/lumbar-herniated-disc

2. Bệnh viện Ngoại thần kinh Quốc tế. (n.d.). Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. https://www.bvngoaithankinhqt.org.vn/tin-tuc/thoat-vi-dia-dem-dot-song-co-va-dot-song-that-lun

3. Bệnh viện Quân Y 7A. (n.d.). Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. http://bvquany7a.vn/ky-thuat/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch