Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, mổ cột sống là giải pháp cuối cùng để chấm dứt cơn đau và khôi phục khả năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, mổ cột sống cũng không thiếu những biến chứng và rủi ro tiềm ẩn mà người bệnh cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định. Hãy cùng Optimal 365 Chiropractic tìm hiểu chi tiết về những ưu điểm, rủi ro và quá trình hồi phục mổ cột sống để có cái nhìn toàn diện và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình điều trị của bạn.
Mổ cột sống có nguy hiểm không?
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Spine Journal, tỷ lệ thành công của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp nội soi có thể lên đến 90-95%. Điều này có nghĩa là phần lớn bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ giảm đau và cải thiện chức năng vận động đáng kể.
Đối với phẫu thuật cố định cột sống, tỷ lệ thành công dao động từ 80-85%, với phần lớn bệnh nhân báo cáo rằng họ đã giảm đáng kể các triệu chứng đau và cải thiện chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật.
Mổ cột sống là một phương pháp rất phức tạp và đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, bệnh viện uy tín có trang thiết bị hiện đại để đảm bảo quá trình chẩn đoán và phẫu thuật diễn ra chính xác và hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trước, trong và sau phẫu thuật để đạt kết quả tốt nhất.
Đối tượng được chỉ định mổ thoái hóa cột sống
Phương pháp mổ thoái hóa cột sống sẽ được chỉ định đối với những trường hợp sau đây:
- Những người xuất hiện các cơn đau cột sống nặng nề, kéo dài trong thời gian dài mặc dù đã trải qua các giai đoạn điều trị bảo tồn nhưng không hiệu quả.
- Người bệnh bị chèn ép tủy sống, dây thần kinh tọa bị chèn ép, teo cơ, bại liệt làm chân tay tê yếu theo thời gian.
- Tủy sống, ống sống bị chèn ép.
- Thoát vị đĩa đệm giai đoạn cuối bị biến chứng gây ra chèn ép cho rễ thần kinh và khiến người bệnh khó khăn trong vận động.
- Cột sống bị biến dạng.
- Tình trạng thoái hóa gây hẹp ống sống, viêm cột sống dính khớp…
Các phương pháp mổ thoái hóa cột sống hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay, y khoa hiện đại đang áp dụng 5 phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống như sau:
- Mổ mở: Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng chèn ép lên rễ thần kinh cột sống. Tuy nhiên, mổ mở lại tiềm ẩn rủi ro biến chứng cao như: tổn thương mô mềm, mất máu, nhiễm trùng…
- Mổ laser: Giải pháp này không gây đau và không để lại sẹo
- Mổ nội soi: Đây là phương pháp sử dụng kính hiển vi để thấy rõ cấu trúc xương và giúp các bác sĩ có thể tiếp xúc, can thiệp dễ dàng vào vị trí bị thoái hóa
- Cố định cột sống thắt lưng: Nắn chỉnh cột sống để cải thiện vận động và di chuyển cho người bệnh
- Nẹp vít cột sống: Phương pháp này có thể giảm tổn thương cơ, mô và ít xâm lấn.
Ưu điểm của giải pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống
Mỗi một phương pháp mổ cột sống đều có ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là phân tích cụ thể:
- Mổ nội soi cột sống: Tỷ lệ thành công cao lên đến 98% và không để lại biến chứng quá lớn. Nội soi có thời gian phẫu thuật ngắn, không gây tổn thương quá nhiều cho các mô lành, ít chảy máu, ít đau và được phép xuất viện sớm. Ngoài ra, khi mổ nội soi vết thương sẽ lành nhanh hơn, dễ chăm sóc và người bệnh có thể sinh hoạt nhẹ nhàng chỉ sau 1-2 ngày hậu phẫu.
- Mổ mở: Phương pháp này có chi phí thấp nhất và có thể loại bỏ nhanh chóng nguyên nhân dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, mổ mở có thể chấm dứt cơn đau do thoát vị nhanh hơn.
- Mổ Laser: Phương pháp này có thể loại bỏ nhanh chóng mô đĩa đệm thoát vị và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép nhanh hơn, giảm đau, tê và ổn định cấu trúc cột sống tốt hơn. Đặc biệt, laser là phương pháp mổ rất thích hợp với người cao tuổi.
- Cố định cột sống: Giải pháp này hỗ trợ giải phóng dây thần kinh chèn ép giúp cột sống bền vững hơn.
- Nẹp vít cột sống: Có thể tối thiểu sự xâm lấn vào cơ thể người bệnh nhờ kích thước mở phần đã rất nhỏ. Nhờ vậy mà người bệnh sẽ ít đau hơn và có thể nhanh chóng phục hồi hậu phẫu.
Những biến chứng thường gặp sau khi mổ cột sống
Theo báo cáo của Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Hoa Kỳ (American Association of Neurological Surgeons) cho thấy tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật cột sống có thể dao động từ 2-5% đối với phẫu thuật nội soi và từ 5-10% đối với phẫu thuật mở. Các biến chứng thường gặp bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, và tổn thương thần kinh.
Và một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật cột sống chiếm khoảng 1-3% trong các trường hợp, và nguy cơ tăng cao hơn ở những bệnh nhân có bệnh lý nền như tiểu đường, béo phì, hoặc suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải các biến chứng sau mổ cột sống như:
- Cơn đau kéo dài: Dù đã phẫu thuật thành công nhưng một số bệnh nhân vẫn gặp tình trạng cơn đau kéo dài.
- Nhiễm trùng sau mổ cột sống: Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp đặc biệt trong các ca phẫu thuật cắt đĩa đệm hoặc thay đĩa đệm nhân tạo. Nhiễm trùng thường xuất hiện ở vùng vết mổ hoặc khu vực đốt sống chưa được khử trùng. Trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng kháng sinh nhưng nếu nhiễm trùng lan rộng đến các mô, tủy sống hoặc dây thần kinh, bệnh nhân cần được phẫu thuật lần hai.
- Đĩa đệm nhân tạo bị lệch: Nhiều trường hợp đĩa đệm nhân tạo có thể bị lệch nếu vị trí bám vào xương yếu hoặc phần cứng bị tổn thương. Khi đó, bệnh nhân có thể được chỉ định để phẫu thuật lại để điều chỉnh đĩa đệm về đúng vị trí.
- Nói khó, nuốt khó: Sau khi mổ cột sống cổ, nhiều bệnh nhân gặp tình trạng sưng đau ở vùng họng dẫn đến tình trạng khó nói và khó nuốt.
- Tổn thương mạch máu: Thuyên tắc tĩnh mạch sâu và huyết khối động mạch là hai biến chứng phổ biến có thể xảy ra trong bất kỳ mổ cột sống nào.
- Tổn thương nội tạng: Các cơ quan nội tạng như niệu quản, ruột và phúc mạc nằm rất gần với cột sống thắt lưng. Do đó, trong quá trình phẫu thuật nếu không được thực hiện hiện cẩn thận các dụng cụ phẫu thuật có thể vô tình chạm vào hoặc gây tổn thương đến các cơ quan này, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu cho thấy có thể đã xảy ra tổn thương nội tạng sau mổ cột sống là tình trạng đau bụng, buồn nôn và sốt cao. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
- Biến chứng liệt chi: Mổ cột sống yêu cầu độ chính xác cao, chỉ cần một sai sót nhỏ khoảng 1mm cũng có cũng thể dẫn đến việc ốc vít chạm vào mạch máu gây tổn thương mạch máu hoặc rễ thần kinh khiến bệnh nhân có thể bị liệt vĩnh viễn. Ngoài ra, tình trạng liệt chi có thể xuất phát từ tình trạng xơ hóa cơ và dây chằng sau khi mổ, ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Các biến chứng sau mổ cột sống, dù nặng hay nhẹ đều khó tránh khỏi. Thực tế, mọi người đều có thể đối diện với các biến chứng sau khi phẫu thuật cột sống, nhưng những người thuộc nhóm sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn:
- Người có sức khỏe kém.
- Người cao tuổi.
- Người mắc các bệnh lý như huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc vấn đề về đông máu.
- Người mắc các bệnh mạn tính khác.
Các lưu ý quan trọng sau mổ cột sống
Sau mổ cột sống người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và vận động đúng cách để hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, bạn nên thực hiện một số bài tập phục hồi chức năng để cơ thể nhanh chóng bình phục được như ban đầu.
Người bệnh cần chú ý theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện các dấu hiệu như lõm, xẹp, lệch bả vai, cột sống cong bất thường, hoặc cột sống bị lệch một bên dẫn đến mất cân đối… Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal 365 Chiropractic sau hậu phẫu cột sống
Một phương pháp tiên tiến giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe cột sống mà không cần phải thực hiện các phẫu thuật xâm lấn hay phức tạp. Đây là một số ưu điểm mà bệnh nhân có thể trải nghiệm khi chọn lựa dịch vụ này tại phòng khám Chiropractic:
- Giảm Đau Hiệu Quả: Phương pháp này thường mang lại giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây ra những biến đổi lớn đối với cấu trúc cột sống.
- Thời Gian Hồi Phục Ngắn: Bệnh nhân thường có thể trở lại các hoạt động hàng ngày nhanh chóng hơn so với phẫu thuật truyền thống.
- Ít Rủi Ro và Tác Động Nhẹ Nhàng: Phương pháp không xâm lấn giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng và các vấn đề liên quan đến phẫu thuật, đồng thời tác động nhẹ nhàng đến cơ bắp và mô mềm xung quanh.
- Được Tư Vấn Cẩn Thận: Bệnh nhân sẽ được tư vấn chi tiết về các phương pháp tác động không xâm lấn, giúp họ hiểu rõ về quy trình và kỳ vọng kết quả.
Với đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu và các phương pháp tiên tiến, Optimal 365 Chiropractic cam kết mang đến trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân trong việc giảm đau và cải thiện sức khỏe cột sống một cách hiệu quả và an toàn.
Mỗi một phương pháp phẫu thuật cột sống đều mang những ưu điểm, hạn chế và thời gian hồi phục riêng. Người bệnh cần thăm khám, để được các bác sĩ chẩn đoán và đề xuất phương án điều trị phù hợp nhất. Hy vọng rằng, thông tin mà Optimal 365 Chiropractic vừa chia sẻ sẽ hữu ích đối với tình trạng đau lưng cột sống của bạn.
FAQ về mổ cột sống
Mổ cột sống có đau đớn không?
Trong quá trình mổ cột sống bệnh nhân sẽ được gây tê nên không cảm thấy đau. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau sẽ xuất hiện và kéo dài trong vài ngày đầu. Mức độ đau và thời gian hồi phục sẽ khác nhau, phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật, cơ địa của từng người và quy trình chăm sóc hậu phẫu.
Mổ cột sống có chi phí là bao nhiêu?
Chi phí mổ cột sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, phương pháp mổ và cơ sở y tế thực hiện. Chi phí mổ cột sống được ước tính như sau:
- Đối với phương pháp phẫu thuật truyền thống: chi phí dao động từ 20 đến 25 triệu đồng.
- Đối với phẫu thuật nội soi hoặc các kỹ thuật hiện đại: mức chi phí khoảng từ 30 đến 45 triệu đồng.
Ngoài ra, trong quá trình mổ cột sống có thể phát sinh thêm các chi phí khác. Bệnh nhân và gia đình nên trao đổi kỹ với bác sĩ để hiểu rõ hơn về các chi phí có thể phát sinh trước khi tiến hành phẫu thuật.
Sau khi mổ cột sống thì bao lâu đi lại được?
Sau khi mổ cột sống thời gian đi lại được phụ thuộc vào tình trạng và sức khỏe của từng bệnh nhân. Trong 1-2 ngày đầu tiên, bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường để đảm bảo cột sống được cố định và phục hồi. Sau 48 giờ bệnh nhân có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng và sau 5-7 ngày có thể xuất viện. Trong 2-3 tuần tiếp theo, bệnh nhân có thể trở lại các hoạt động hàng ngày nhưng nên tránh khuân vác vật nặng và chơi thể thao. Sau 6-8 tuần, bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động thể thao nhẹ, nhưng các môn thể thao đối kháng nên bắt đầu sau 8-12 tuần và phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Thời gian hồi phục nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo vì thời gian thực tế có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Bài viết trên Optimal 365 Chiropractic đã cung cấp những thông thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về những ưu điểm, rủi ro có thể gặp phải trong quá trình mổ cột sống. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để có quyết định phù hợp nhất, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Percutaneous Endoscopic Lumbar Discectomy: An Analysis of Outcome Measures.” Spine Journal. 2019.
2. Deyo RA, et al. “Spinal-Fusion Surgery — The Case for Restraint.” New England Journal of Medicine. 2004. (Nguồn từ Tạp chí Y khoa New England về tỷ lệ thành công của phẫu thuật cố định cột sống)
3. “Complications of Spine Surgery.” American Association of Neurological Surgeons (AANS). (Nguồn từ Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Hoa Kỳ về tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật cột sống)
4. Olsen MA, et al. “Risk Factors for Surgical Site Infection After Major Spine Surgery.” Journal of Neurosurgery: Spine. 2008. (Nguồn từ Tạp chí Phẫu thuật Thần kinh về tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật cột sống)
5. “Outcomes of Minimally Invasive Spine Surgery: A Review.” Journal of Clinical Neuroscience. 2017. (Nguồn từ Tạp chí Thần kinh Lâm sàng về thời gian hồi phục trung bình của phẫu thuật nội soi cột sống)
6. Weinstein JN, et al. “Surgical vs. Nonoperative Treatment for Lumbar Disk Herniation: The Spine Patient Outcomes Research Trial (SPORT): A Randomized Trial.” JAMA. 2006. (Nguồn từ Tạp chí JAMA về thời gian hồi phục của phẫu thuật mở cột sống)
7. “Long-Term Outcomes After Spine Surgery: A Harvard Medical School Study.” Harvard University Health Publications. 2015. (Nguồn từ Đại học Y Harvard về hiệu quả lâu dài của phẫu thuật cột sống)