Thoái hóa đốt sống cổ, căn bệnh thường gắn liền với tuổi già, nay đã trở thành nỗi lo của nhiều bạn trẻ, đặc biệt trong độ tuổi từ 25-30. Việc đối mặt với những cơn đau nhức ở cổ đã khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ và lo lắng. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì? Đâu là nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ? Hãy cùng Optimal365 Chiropractic đi tìm lời giải đáp chi tiết qua bài viết này.
Sơ lược bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) là một bệnh lý mãn tính, tiến triển chậm gây suy giảm chức năng của cột sống cổ. Quá trình viêm và vôi hóa dây chằng quanh cột sống sẽ làm hẹp các lỗ liên hợp trong đốt sống, ngăn chặn lưu thông máu và các dây thần kinh. Thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống cổ, nhưng nó thường xảy ra ở các đốt C6–C7.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống cổ
Tuổi tác
Khi bước vào độ tuổi trung niên (khoảng 30-40 tuổi), cơ thể bắt đầu quá trình lão hóa tự nhiên, kéo theo sự suy giảm chức năng của các mô xương khớp. Cụ thể, các đĩa đệm giữa các đốt sống cổ dần mất nước, giảm độ đàn hồi và khả năng hấp thụ lực, dẫn đến tình trạng phình đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Các sụn khớp bao bọc các khớp xương cũng bị bào mòn, mỏng dần, gây ra ma sát và viêm khớp. Ngoài ra, các dây chằng quanh cột sống trở nên xơ cứng và mất đi tính đàn hồi, làm hạn chế khả năng vận động của cột sống cổ.
Gai xương
Gai xương (hay còn gọi là gai cột sống) là những mấu xương thừa hình thành do quá trình thoái hóa khớp. Khi sụn khớp bị bào mòn, cơ thể sẽ tiết ra canxi để tạo thành các gai xương để cố định khớp. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của các gai xương gây chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống, gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì, yếu cơ ở cổ, vai và tay. Ngoài ra, chúng còn hạn chế khả năng vận động của cột sống cổ, gây cứng cổ và khó xoay đầu. Quá trình hình thành gai xương thường diễn ra âm thầm và tiến triển dần theo thời gian, đặc biệt ở những người trung niên và cao tuổi, những người ít vận động hoặc làm việc nặng nhọc, thường xuyên giữ tư thế cúi đầu.
Đĩa đệm bị tổn thương
Ngoài yếu tố tuổi tác, đĩa đệm giữa các đốt sống cổ có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác, dẫn đến quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn. Các chấn thương cấp tính như tai nạn giao thông, té ngã, hoặc va đập mạnh trong thể thao có thể gây rách hoặc nứt đĩa đệm, làm cho lớp nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh. Ngoài ra, các hoạt động lặp đi lặp lại, mang vác vật nặng, ngồi lâu một tư thế hoặc duy trì tư thế không đúng trong thời gian dài cũng làm tăng áp lực lên đĩa đệm, đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Áp lực liên tục lên đĩa đệm khiến chúng bị mất nước, giảm độ đàn hồi, dễ bị nứt vỡ và phình ra, gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì và hạn chế vận động ở vùng cổ.
Xơ hóa dây chằng
Dây chằng là các mô liên kết, có chức năng kết nối các đốt sống với nhau, tạo sự ổn định cho cột sống. Theo thời gian, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi, các dây chằng này có xu hướng bị xơ cứng, mất đi tính đàn hồi và co giãn. Khi dây chằng bị xơ hóa, chúng sẽ hạn chế khả năng vận động của cột sống cổ, gây ra tình trạng cứng cổ, đau nhức và khó xoay đầu. Ngoài ra, dây chằng xơ cứng làm thu hẹp khoảng trống giữa các đốt sống, gây áp lực lên đĩa đệm và rễ thần kinh, từ đó dẫn đến các triệu chứng như tê bì tay chân, yếu cơ. Các yếu tố như tuổi tác, chấn thương, tư thế không đúng, ít vận động cũng làm tăng tốc độ xơ hóa dây chằng và thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống cổ.
Chấn thương
Thoái hóa đốt sống cổ do chấn thương thường xảy ra do tổn thương trực tiếp vào vùng cổ như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương thể thao có thể gây tổn hại đến đốt sống cổ, đĩa đệm và các mô mềm xung quanh. Các chấn thương này có thể dẫn đến viêm nhiễm, tăng áp lực lên đĩa đệm, giảm lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình thoái hóa đốt sống cổ hơn.
Đặc thù nghề nghiệp
Các nghề nghiệp yêu cầu làm việc trong tư thế cố định, lặp đi lặp lại hoặc mang vác nặng như nhân viên văn phòng, livestream bán hàng, công nhân xây dựng, vận động viên thể thao… là những yếu tố hàng cơ tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ. Ngoài ra, có những yếu tố khác làm tăng khả năng bị thoái hóa đốt sống cổ như:
- Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp và thoái hóa khớp thường có nguy cơ cao bị di truyền.
- Thừa cân, béo phì hoặc không thích vận động.
- Những người có lối sống không lành mạnh như uống rượu bia, hút thuốc lá, ngủ sai tư thế và sinh hoạt không đúng giờ giấc.
- Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như magie, canxi và vitamin D.
- Những người đã từng gặp chấn thương vùng cổ do tai nạn giao thông, thể thao hoặc tai nạn lao động cũng dễ bị thoái hóa hơn theo thời gian.
Cảm nhận của khách hàng khi trải nghiệm phương pháp trị liệu thoái hoá đốt sống cổ tại Optimal365 Chiropractic
Cô Ngọc Lan (Doanh nhân tại TP. HCM) cho biết: “Tôi đã sử dụng các loại thuốc tiêm giảm đau trước đây để giảm đau đốt sống cổ. Tuy nhiên, có nhiều rủi ro cho sức khỏe và hiệu quả không duy trì lâu dài. Trị liệu thần kinh cột sống là một phương pháp mà tôi bất ngờ được người thân giới thiệu. Tôi đã không còn đau nhức xương khớp chỉ sau 4 đợt điều trị.”
Tại Mỹ và các nước phát triển, Trị liệu Thần kinh Cột sống là một phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ an toàn và hiệu quả. Nó hoạt động bằng cách bác sĩ dùng tay nắn chỉnh các đốt sống bị sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên của chúng, đồng thời giảm chèn ép vào rễ thần kinh. Điều này giúp chữa lành cơn đau mà không cần phẫu thuật hay dùng thuốc.
Đây cũng là phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ được Trung tâm trị liệu cơ xương khớp cột sống Optimal365 Chiropractic lựa chọn điều trị cho người bệnh. Khi đến với Optimal365 Chiropractic, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ được điều trị bệnh bằng phác đồ được thiết kế riêng biệt và hiện đại bậc nhất từ hệ thống máy móc, trang thiết bị được nhập khẩu từ Mỹ giúp việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh lý đạt tối ưu nhất. Để đặt lịch thăm khám và điều trị thoái hóa đốt sống cổ với Bác sĩ nước ngoài và các chuyên gia đầu ngành tại Optimal365 Chiropractic, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ chi tiết nhất.
Trên đây là 6 nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ phổ biến mà nhiều bệnh nhân đã vô tình mắc phải trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và từ đó có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Mayo Clinic. (n.d.). Cervical spondylosis: Symptoms and causes. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cervical-spondylosis/symptoms-causes/syc-20370787
2. Cleveland Clinic. (n.d.). Cervical spondylosis. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17685-cervical-spondylosis
3. MSD Manuals. (n.d.). Cervical spondylosis. MSD Manuals. https://www.msdmanuals.com/home/brain-spinal-cord-and-nerve-disorders/spinal-cord-disorders/cervical-spondylosis#Diagnosis_v744141