Gai đôi cột sống là một loại bệnh lý ở cột sống bẩm sinh xảy ra trong quá trình hình thành bào thai, cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có khoảng 1 – 2 trẻ phải đối mặt với căn bệnh này. Đây là một tỷ lệ không nhỏ, gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh khi con được chẩn đoán mắc bệnh lý bẩm sinh gai đôi cột sống. Bài viết dưới đây, Optimal365 Chiropractic sẽ chia sẻ thông tin cụ thể về gai đôi cột sống S1, từ nguyên nhân, triệu chứng đến phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Gai đôi cột sống S1 là gì?
Gai đôi cột sống S1 hay còn được biết đến với tên khoa học là Spina bifida, là một dạng dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến cột sống và tủy sống. Bệnh lý này xảy ra khi ống thần kinh của thai nhi không đóng kín hoàn toàn trong quá trình phát triển, dẫn đến nứt đốt sống tại vị trí S1 – giao điểm giữa đốt sống thắt lưng và đốt sống cùng. Bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, bao gồm rối loạn vận động, rối loạn cảm giác và các vấn đề về bàng quang – ruột.
Bệnh gai đôi cột sống được chia thành 3 loại chính:
- Spina bifida occulta (Gai đôi cột sống ẩn): Đây là dạng nhẹ nhất, thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi mắc phải gai đôi ẩn, một hoặc nhiều đốt sống sẽ không hình thành đúng cách, tạo ra một khoảng trống nhỏ.
- Meningocele (Thoát vị màng não): Tình trạng nghiêm trọng hơn gai đôi ẩn, xảy ra khi một phần của màng bao bọc tủy sống lòi ra ngoài qua khe hở ở xương sống.
- Myelomeningocele (Thoát vị tủy – màng tủy): Là dạng gai đôi nặng nhất, khi cả tủy sống và màng bao bọc tủy sống lòi ra ngoài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thần kinh.
Nguyên nhân gây ra gai đôi cột sống S1
Bệnh gai đôi cột sống S1 là một dạng khuyết tật ống thần kinh xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi, chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Thiếu acid folic: Vitamin B9 (acid folic) có vai trò phát triển ống thần kinh của thai nhi, sự thiếu hụt có thể dẫn đến các dị tật ống thần kinh, bao gồm gai đôi cột sống. Vì vậy, nếu thai phụ không bổ sung đủ chất này trong thai kỳ thì có thể gây ra gai đôi cột sống S1 ở trẻ.
- Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh gai đôi cột sống S1.
- Môi trường sống hoặc tác dụng phụ từ thuốc: Sử dụng một số loại thuốc (như thuốc động kinh), bệnh tiểu đường thai kỳ, sốt cao trong thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố môi trường như tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của ống thần kinh.
Ngoài các nguyên nhân gây ra gai đôi cột sống S1 bẩm sinh kể trên, người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh do:
- Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên khiến các đốt sống bị thoái hóa, dễ hình thành gai xương.
- Chấn thương: Gai xương hình thành do tổn thương cột sống vì chấn thương vùng thắt lưng.
- Bệnh lý xương khớp: Các bệnh như viêm khớp, thoái hóa đĩa đệm có thể làm tăng nguy cơ hình thành gai xương.
- Lao động nặng: Việc mang vác nặng hoặc làm việc quá sức vô tình gây áp lực lên cột sống, từ đó dần tạo ra gai xương.
Dấu hiệu của gai đôi cột sống S1
Để phát hiện bệnh gai đôi cột sống S1 sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, bạn cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sau:
- Đau vùng thắt lưng S1: Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí đốt sống L5-S1, tức là vùng xương cùng. Cảm giác đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, tăng lên khi vận động mạnh như nâng vật nặng, cúi người hoặc đứng quá lâu.
- Dị tật bề mặt da tại vùng cột sống: Một số bệnh nhân có thể có các bất thường trên bề mặt da tại vị trí gai đôi như một mảng lông dày, nốt sần, hoặc một khối u nhỏ.
- Đau lan ra nhiều vị trí: Cơn đau không chỉ giới hạn ở vùng thắt lưng mà còn có thể lan rộng xuống mông, hông, đùi và thậm chí xuống tận bàn chân.
- Vận động khó khăn: Khó khăn trong việc đi lại, đứng lên ngồi xuống, cúi người hoặc xoay người. Các động tác này có thể khiến cơn đau tăng lên đáng kể.
- Rối loạn tiểu tiện, đại tiện: Trong những trường hợp nghiêm trọng, gai đôi cột sống S1 có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh điều khiển bàng quang và ruột, dẫn đến khó khăn trong việc tiểu tiện hoặc đại tiện. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ hoặc táo bón kéo dài, tiểu són, tiểu rắt, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Tê bì chân tay: Người bệnh cảm thấy tê bì, râm ran như kiến bò trong lòng bàn chân hoặc một số trường hợp có thể lan lên đến đùi.
- Cong vẹo cột sống: Gai đôi cột sống S1 có thể gây ra tình trạng vẹo cột sống, khiến dáng đi của người bệnh trở nên bất thường.
Biến chứng của gai đôi cột sống S1
Gai đôi cột sống S1 có thể để lại các biến chứng đáng quan ngại khi không điều trị kịp thời:
- Thoát vị màng tủy: Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất của gai đôi cột sống. Thoát vị màng tủy xảy ra khi mô màng bao quanh tủy sống hoặc các dây thần kinh bị đẩy ra ngoài thông qua khe hở của đốt sống không phát triển đầy đủ. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương tủy sống, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra các vấn đề về thần kinh.
- Biến dạng cột sống (Cong vẹo cột sống): Gai đôi cột sống không được điều trị, theo thời gian có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, một tình trạng mà cột sống bị cong sang một bên. Biến dạng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư thế, dáng đi và gây đau mãn tính. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể làm giảm chức năng phổi và tim do sự thay đổi trong cấu trúc cơ thể.
- Suy giảm chức năng vận động và sinh hoạt hàng ngày: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, làm việc hoặc thậm chí tham gia các hoạt động thể thao và giải trí. Từ đó có thể dẫn đến sự suy giảm tinh thần và sức khỏe tâm lý như:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Trẻ em mắc bệnh này có thể trở nên tự ti, dẫn đến các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu,…
- Ảnh hưởng đến khả năng học tập: Khó khăn trong vận động và các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập của trẻ.
- Biến dạng xương khớp: Vẹo cột sống, trật khớp hông và các bất thường về xương khớp khác là những biến chứng thường gặp, ảnh hưởng đến tư thế và khả năng vận động của người bệnh.
- Nguy cơ nhiễm trùng: Viêm màng não là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
- Rối loạn hô hấp: Rối loạn nhịp thở, đặc biệt là ngưng thở khi ngủ, là một vấn đề đáng lo ngại ở trẻ bị gai đôi cột sống.
Chẩn đoán gai đôi đốt sống S1
Gai đôi đốt sống S1 liên quan trực tiếp đến hệ thống dây thần kinh và có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, nên cần chẩn đoán kỹ lưỡng và chuẩn xác. Bác sĩ thường sử dụng các phương pháp hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Dựa trên chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ tiến hành đánh giá chi tiết tình trạng của cột sống và các mô mềm xung quanh.
Đối với phụ nữ mang thai, việc sàng lọc sớm thông qua các xét nghiệm nên được chú trọng trong toàn bộ thai kỳ. Các xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm và kiểm tra nước ối giúp phát hiện sớm các bất thường ở cột sống của thai nhi, qua đó có thể đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời. Đặc biệt, đối với trẻ em, việc chẩn đoán sớm để can thiệp phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của trẻ.
Cách chữa gai đôi cột sống S1
Chữa gai đôi cột sống S1 bằng thuốc Tây
Khi bị cơn đau do gai đôi cột sống S1 làm phiền, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không kê đơn như Paracetamol và Ibuprofen. Bên cạnh đó, các loại thuốc giãn cơ cũng được dùng để giúp giảm căng cứng cơ. Nhờ đó, giảm áp lực lên dây thần kinh xung quanh khu vực cột sống tổn thương.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình phục hồi thần kinh. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Vật lý trị liệu chữa gai đôi cột sống S1
Vật lý trị liệu giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt cột sống và phục hồi chức năng vận động. Hiện nay, những cách thức vật lý trị liệu thường được áp dụng cho người bệnh gai đôi cột sống S1 bao gồm:
- Dùng nẹp cố định cột sống: Giúp ổn định cột sống, giảm áp lực lên các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giảm đau và hạn chế các cử động có hại.
- Chườm nóng: Giúp giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức và thư giãn cơ bắp ở khu vực S1.
- Tia laser, chiếu đèn hồng ngoại: Giảm đau, giảm viêm, tăng cường tuần hoàn máu tới vùng cột sống bị tổn thương.
- Sóng ngắn, máy tạo sóng âm: Tăng cường quá trình trao đổi chất ở mô xung quanh đốt sống S1, giúp giảm đau và giảm cứng khớp.
Phẫu thuật gai đôi cột sống S1
Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi bệnh nhân có các triệu chứng nặng như rối loạn chức năng thần kinh, liệt, mất cảm giác, hoặc các biến chứng như thoát vị màng tủy hoặc hội chứng tủy sống bị kéo căng (tethered cord syndrome), phẫu thuật có thể được chỉ định.
Tuy nhiên, phẫu thuật xâm lấn luôn tiềm ẩn rủi ro y tế. Do đó, mọi quyết định cần được thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh.
Phác đồ điều trị gai đôi cột sống S1 tại Optimal365 Chiropractic
Điều trị gai đôi cột sống S1 phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình trạng bệnh. Đối với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em việc áp dụng các phương pháp điều trị an toàn và không xâm lấn đang ngày càng được ưa chuộng nhờ tính hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Optimal365 Chiropractic hiện đã và đang cung cấp phác đồ điều trị khoa học, an toàn, tập trung vào giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề mà không cần sử dụng thuốc men hay can thiệp phẫu thuật.
- Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh Chiropractic): Tập trung vào việc khôi phục đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống nhằm giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh ở khu vực S1. Đồng thời, hạn chế tình trạng đau lan từ lưng xuống mông, hông, đùi, và chân. Ngoài ra, phương pháp Chiropractic còn giúp duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể, giúp giảm các triệu chứng của gai đôi cột sống S1 như rối loạn tiểu tiện, đại tiện và cong vẹo cột sống, mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.
- Trị liệu cơ chuyên sâu: Song hành cùng trị liệu thần kinh cột sống, trị liệu cơ chuyên sâu giúp giải tỏa các điểm trigger point nhằm giảm co cứng và xơ hóa ở vùng thắt lưng S1. Đặc biệt, cải thiện sức mạnh của nhóm cơ còn hỗ trợ cột sống, giảm bớt áp lực lên đốt sống L5-S1, giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra, trị liệu cơ chuyên sâu còn tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng đến cột sống bị tổn thương và các vùng cơ ở khu vực xung quanh S1, giúp phục hồi nhanh và tránh biến chứng.
- Trị liệu công nghệ cao: Sử dụng hệ thống máy, trang thiết bị công nghệ tiên tiến giúp giảm nhanh chóng cơn đau và viêm ở vùng thắt lưng S1, kiểm soát tốt tình trạng viêm cơ – xương khớp, ngăn ngừa các biến chứng tái phát. Hơn nữa, phương pháp này còn phá vỡ co thắt cơ tầng sâu, kích thích sản sinh collagen, thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ và mô liên kết nhanh chóng, hiệu quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống.
- Bài tập phục hồi chức năng: Hướng dẫn các bài tập phục hồi chuyên biệt, nhằm tăng cường cơ bắp, cải thiện tư thế và đảm bảo sự ổn định của cột sống trong dài hạn. Việc duy trì thói quen tập luyện tại nhà sẽ giúp phòng ngừa sự tiến triển của bệnh và tăng cường hiệu quả điều trị.
Phương pháp phòng ngừa gai đôi cột sống S1
Việc phòng tránh gai đôi cột sống S1 cần được thực hiện trước và trong quá trình mang thai để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Đồng thời, người trưởng thành bị thoái hóa hoặc chấn thương đốt sống L5 – S1 cũng cần chú trọng các phương pháp phòng ngừa bệnh.
- Bổ sung acid folic đầy đủ: Bổ sung đủ acid folic trước và trong suốt thai kỳ giúp giảm nguy cơ mắc gai đôi cột sống S1 bẩm sinh lên đến 70% (Theo thông tin Bệnh viện Đa khoa Hà Nội). Mẹ bầu và người bệnh có thể bổ sung viên uống hoặc thực phẩm giàu acid folic.
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Duy trì chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D và các dưỡng chất thiết yếu khác giúp xương của bé phát triển chắc khỏe.
- Tránh xa các yếu tố nguy hại: Một số loại thuốc, đặc biệt là acid valproic, có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Chăm sóc cột sống: Tránh các tư thế ngồi, nằm sai lệch, hạn chế vận động mạnh có thể giúp giảm áp lực lên cột sống và phòng ngừa các tổn thương.
Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh gai đôi cột sống S1, từ nguyên nhân, dấu hiệu cho đến các phương pháp điều trị thích hợp. Đây là bệnh lý bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh nên phụ huynh cẩn thận trong thai kỳ.
Đối với các trường hợp người bị gai đôi cột sống ẩn, khi trưởng thành phải chịu các triệu chứng nặng do lão hóa và chấn thương, Optimal365 Chiropractic hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn đẩy lùi các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa biến chứng với phác đồ điều trị chuyên sâu, hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi để được thăm khám và trị liệu kịp thời.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Khoa Chẩn đoán Hình ảnh – Bệnh viện TWQĐ 108. (January 25, 2018). Gai đôi cột sống (Spina Bifida). https://benhvien108.vn/gai-doi-cot-song-spina-bifida-.htm
2. CDC. (May 15, 2024). About Spina Bifida. https://www.cdc.gov/spina-bifida/about/?CDC_AAref_Val
3. National Institute of Neurological Disorders and Stroke.. (n.d). Spina bifida. https://www.ninds.nih.gov/health-information/disorders/spina-bifida#