Gai cột sống là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở người già, người làm văn phòng, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Để hạn chế những cơn đau ở vùng thắt lưng, vùng cổ vai gáy, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học. Vậy bị gai cột sống nên ăn gì ? Optimal365 Chiropractic sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết qua nội dung dưới đây.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị và ngăn ngừa gai cột sống
Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa gai cột sống. Bên cạnh các phương pháp điều trị như Chiropractic hay vật lý trị liệu, một chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp giảm viêm, tái tạo sụn khớp và duy trì sức khỏe của cột sống. Việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển và giảm thiểu các cơn đau.
Người bị gai cột sống nên ăn gì?
Người bị gai cột sống nên thay đổi thói quen ăn uống từ “ăn những gì mình thích” thành “ăn những gì tốt cho cơ thể”. Việc cân nhắc gai cột sống nên ăn gì sẽ giúp bạn lựa chọn những thực phẩm có ích cho việc điều trị.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản sinh collagen – Thành phần chính để hình thành sụn khớp. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn được xem như một chất chống oxy hóa, kháng viêm và làm lành tổn thương ở đĩa đệm, mô, cơ, gân và dây chằng.
Các thực phẩm giàu Vitamin C:
- Trái cây họ cam quýt như cam, bưởi,…
- Các loại rau và trái cây như kiwi, cải xoăn, cải bó xôi, ớt chuông,… cũng là nguồn thực phẩm giàu vitamin C. Ngoài ra trong 100g ớt đỏ chứa một lượng khoảng 190mg vitamin C, cung cấp hơn 200% nhu cầu hàng ngày.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D là một dưỡng chất giúp cơ thể hấp thu thêm nhiều canxi, thúc đẩy sự phát triển của xương khớp. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn có tác dụng hạn chế viêm nhiễm do gai xương gây ra ở vùng cột sống.
Các thực phẩm giàu Vitamin D: Lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, cá ngừ, cá hồi, tôm, hàu, nấm,…là những thực phẩm chứa dồi dào vitamin D mà bạn có thể tham khảo.
Thực phẩm giàu vitamin B12
Bệnh gai cột sống nên ăn gì – chọn những thực phẩm giàu vitamin B12. Dưỡng chất này tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tế bào hồng cầu và tế bào xương trong tủy xương. Người bị gai cột sống nên cân bằng vitamin B12 qua những loại thực phẩm như gan động vật, thịt bò, thịt gà, nghêu, sữa chua, men dinh dưỡng,…
Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K giữ vai trò như trạm điều phối canxi đến xương, góp phần hạn chế tình trạng loãng xương do thiếu canxi. Hoặc tránh tình trạng hình thành gai xương do dư thừa canxi. Việc nạp đủ vitamin K giúp đảm bảo sức khỏe của cột sống và khung xương.
Cải xoăn, cải bắp và rau chân vịt là những nguồn thực phẩm chính cung cấp vitamin K1. Ví dụ: 100g rau chân vịt có thể cung cấp tới 483mg vitamin K1. Các thực phẩm lên men như Natto (món ăn truyền thống của Nhật Bản từ đậu nành lên men), sữa lên men và một số loại phô mai cũng chứa nhiều vitamin K có lợi cho người bệnh gai cột sống.
Thực phẩm giàu sắt
Sắt là một trong những thành phần cấu tạo nên hemoglobin (HgB) và myoglobin – hai protein có tác dụng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, kể cả các mô và các nhóm cơ cột sống.
Thực phẩm chứa thành phần sắt: Mật ong, hạt mè, hạt bí ngô, hạt diêm mạch, hải sản, các loại ngũ cốc, cà chua,…
Thực phẩm giàu Magie
Magie có vai trò quan trọng cho hơn 300 phản ứng sinh học cần thiết cho cơ thể. Khoáng chất này còn có tác dụng giúp thư giãn cơ, tăng cường sức mạnh cho cột sống. Nếu cơ thể thiếu Magie sẽ làm tăng các cơn đau lưng, dẫn đến tình trạng gai cột sống trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh nhân bị gai cột sống nên cân bằng lượng Magie trong cơ thể thông qua những thực phẩm gồm socola đen, rong biển, quả bơ, chuối, hạt bí ngô,…
Thực phẩm giàu Protein
Protein là một phân tử lớn được cấu thành từ 20 loại axit amin khác nhau. Ngoài nhiệm vụ duy trì cấu trúc, protein còn góp phần vào việc sửa chữa những tổn thương ở mô mềm, xương và sụn. Tuy có ích cho xương khớp, nhưng người bị gai cột sống chỉ nên nạp protein ở mức vừa phải nhằm hạn chế gia tăng hàm lượng acid uric.
Một số loại thực phẩm giàu protein:
- Các loại thịt và cá: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá hồi, cá ngừ,….
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu lăng và đậu đen là nguồn protein thực vật giàu chất xơ và ít béo bão hòa, có lợi cho sức khỏe tổng thể.
- Các loại hạt: Hạt chia, quinoa, hạt điều, hạt óc chó,…
Thực phẩm giàu Canxi
Canxi là khoáng chất chính cấu thành xương, chiếm khoảng 99% tổng lượng canxi trong cơ thể. Việc thiếu canxi dẫn đến giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và thoái hóa cột sống. Vì vậy, cân bằng canxi cho cơ thể sẽ giúp đảm bảo mật độ khoáng, giúp kháng viêm.
Một số thực phẩm giàu canxi:
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Cung cấp canxi dễ hấp thụ với tỷ lệ hấp thu khoảng 30%.
- Rau xanh: Cải bó xôi, cải xoăn thường có canxi dạng hợp chất canxi oxalat.
- Hạt và đậu: Hạt chia và đậu nành là nguồn canxi thực vật.
Thực phẩm giàu Omega 3
Trong Omega 3 thường có chứa thành phần axit béo, hợp chất này có tác dụng giảm sản xuất các thành phần phân tử và các chất gây viêm như: eicosanoids, cytokine. Góp phần hạn chế những cơn đau mãn tính và hiện tượng căng cứng cột sống. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn giúp nâng cao sức khỏe sụn khớp, góp phần vào việc điều trị gai cột sống.
Một số thực phẩm chứa thành phần Omega 3:
- Cá hồi, cá thu, tôm chứa EPA và DHA, các dạng omega-3 hiệu quả trong việc giảm viêm.
- Hạt lanh, hạt chia là nguồn omega-3 thực vật, chứa ALA, có thể chuyển hóa thành EPA và DHA trong cơ thể
Các thực phẩm người bệnh gai cột sống nên kiêng
Các loại thịt đỏ
Mặc dù thịt đỏ chứa hàm lượng canxi rất cao nhưng lại được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo những người bị gai cột sống không nên lạm dụng quá nhiều. Bên cạnh đó, trong thị đỏ còn có chứa hàm lượng chất béo bão hòa và axit uric tương đối cao. Nếu nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ thúc đẩy sự phát triển của gai xương. Qua đó, khiến bệnh tình chuyển biến nặng, gây chèn ép dây thần kinh ở cột sống. Vì thế, người bệnh nên kiêng những loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, thịt trâu, thịt chó,…
Đồ uống chứa chất kích thích
Đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt, đồ uống có gas,… không những làm tăng nguy cơ béo phì mà còn cản trở cơ thể hấp thụ các vitamin và khoáng chất. Những thức uống này thường lợi tiểu, dẫn đến mất nước, từ đó làm giảm khả năng duy trì độ ẩm trong cấu trúc đĩa đệm và làm tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn chứa nhiều muối hoặc đường
Muối có thể làm tăng nồng độ natri trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến cột sống do sự gia tăng áp lực trên các cấu trúc xương và mô mềm. Ngoài ra, muối còn gây tích nước trong cơ thể, dẫn đến tình trạng sưng và phù nề. Tình trạng sưng này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau và viêm ở cột sống.
Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều đường trong thức ăn gây tăng cân trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến sức chịu đựng của cột sống. Vì vậy, người bị gai cột sống nên hạn chế ăn quá nhiều muối hoặc đường.
Đồ ăn nhanh
Thức ăn nhanh đã được chứng minh là một yếu tố rủi ro chính gây nên sự phát triển của nhiều bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Những người tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên có xu hướng gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mức cholesterol trong máu cao hơn, tích tụ mỡ bụng gia tăng, mức độ viêm nhiễm trong cơ thể tăng cao và khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu bị suy giảm. Ngoài ra, còn gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống. Vì thế, để đảm bảo quá trình điều trị, người bị gai cột sống nên kiêng thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh như hamburger, pizza, gà rán, khoai tây chiên,…
Lời khuyên dành cho người mắc gai cột sống
Để hạn chế cơn đau, sự phát triển của gai cột sống, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
- Thay đổi tư thế ngồi: Tư thế ngồi là một trong những nguyên nhân khiến bệnh gai cột sống trở nên nặng hơn. Người bệnh nên ngồi thẳng, có tựa lưng, hạn chế võng lưng.
- Kết hợp chế độ ăn uống, vận động hợp lý: Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh nhân gai cột sống nên kết hợp vận động hợp lý bằng những bài tập như bơi lội, đi bộ, yoga,… Hạn chế tập luyện những môn thể thao có va chạm.
- Hạn chế khuân vác nặng: Khuân vác nặng sai tư thế dẫn đến vẹo cột sống, gia tăng các cơn đau. Vì thế, người bị gai cột sống nên hạn chế khuân vác nặng là điều cần thiết.
- Giảm cân theo cách khoa học: Việc giảm cân giúp giảm áp lực lên cột sống, hạn chế những cơn đau. Đối với những người thừa cân, béo phì nên áp dụng chế độ giảm cân khoa học.
Phác đồ điều trị gai cột sống tại Optimal365 Chiropractic
Không giống như các phương pháp điều trị truyền thống chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời, phác đồ điều trị chuyên biệt tại Optimal 365 Chiropractic kết hợp chặt chẽ 4 kỹ thuật hiện đại, bao gồm: Nắn chỉnh thần kinh cột sống, trị liệu cơ chuyên sâu, trị liệu công nghệ cao, và bài tập phục hồi chức năng. Mỗi phác đồ đều được thiết kế với các ưu điểm độc đáo nhằm xử lý tận gốc tình trạng gai cột sống. Chúng tôi cam kết mang lại giải pháp điều trị an toàn, không dùng thuốc và không can thiệp xâm lấn, hướng đến việc cải thiện sức khỏe cột sống một cách toàn diện và bền vững.
- Nắn chỉnh thần kinh cột sống (Chiropractic)
Giúp điều chỉnh các sai lệch ở vùng cơ, gân, dây chằng và cột sống thắt lưng, đưa chúng về đúng vị trí ban đầu. Phương pháp này giúp giảm chèn ép dây thần kinh, giảm đau nhức, và cải thiện chức năng của đốt sống. Đồng thời, nó còn thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất cho đĩa đệm thoái hóa, hỗ trợ cơ chế tự chữa lành mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật.
- Trị liệu cơ chuyên sâu
Được thiết kế để giải quyết các điểm căng cứng và xơ hóa quanh khu vực gai cột sống, giúp giảm đau và giảm căng thẳng. Kỹ thuật này có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ ổn định đốt sống, cải thiện tuần hoàn dinh dưỡng và giúp phục hồi nhanh chóng các mô cơ và xương bị tổn thương.
- Trị liệu công nghệ cao
Mang lại hiệu quả giảm đau và giảm viêm nhanh chóng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm và gai cột sống. Phương pháp này giúp kiểm soát tình trạng viêm cơ-xương khớp, ngăn ngừa biến chứng và tái phát. Đồng thời, nó còn kích thích quá trình sản sinh collagen, giúp phục hồi đĩa đệm một cách hiệu quả, với khả năng tăng tốc độ phục hồi lên đến 5 lần.
- Bài tập phục hồi chức năng
Được thiết kế riêng để phù hợp với tình trạng gai cột sống, các bài tập này hỗ trợ tăng cường linh hoạt và phục hồi chức năng cột sống. Chúng kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể, giúp duy trì hiệu quả sau điều trị và ngăn ngừa tái phát, đảm bảo cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh mà không để lại bất kỳ biến chứng nào sau điều trị.
Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình điều trị gai cột sống. Hy vọng với những thông tin mà Optimal365 Chiropractic chia sẻ đã giúp bạn có đáp án về câu hỏi Gai cột sống nên ăn gì ? Từ đó có một thực đơn lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. American Academy of Orthopaedic Surgeons. (n.d.). Plantar fasciitis and bone spurs. https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/plantar-fasciitis-and-bone-spurs
2. National Health Service. (n.d.). Osteophyte (bone spur). https://www.nhs.uk/conditions/osteophyte/
3. Wong, S., Chiu, K., & Yan, C. (2016). Review article: Osteophytes. Journal of Orthopaedic Surgery, 24(3), 403-410. https://doi.org/10.1177/1602400327