Loader logo

Gai cột sống L4 L5: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

thumbnail
By Optimal365 Chiropractic
Tháng mười một 22, 2024
|

Gai cột sống L4 L5 là tình trạng cột sống ở đốt sống thắt lưng thứ 4 và thứ 5 (L4 và L5) bị thoái hóa, dẫn đến hình thành các gai xương bệnh lý thường gặp ở nhóm tuổi trung niên, chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên, chấn thương do thói quen sinh hoạt không đúng cách. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể chỉ gây đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết sau, Optimal365 Chiropractic sẽ cung cấp thông tin chi tiết về gai cột sống L4-L5, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả.

Gai cột sống L4 L5 là gì?

Gai cột sống L4 L5 là tình trạng hai đốt sống cuối cùng của thắt lưng bị tổn thương và thoái hóa dẫn đến mọc gai xương, đây là một dạng bệnh lý thuộc nhóm thoái hóa cột sống, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc những người phải lao động nặng nhọc trong thời gian dài. Trong cột sống, hai đốt sống này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ phần thân trên và giúp cột sống chuyển động linh hoạt. Vì vậy, chúng thường phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, khiến chúng dễ bị tổn thương hay thoái hóa.

Gai cột sống L4 L5 là tình trạng thoái hóa cột sống
Gai cột sống L4 L5 là tình trạng thoái hóa cột sống

Khi cột sống thoái hóa, cơ thể sẽ tích tụ canxi tại các khu vực bị tổn thương để bù đắp cho sự hao mòn. Qua thời gian, sự tích tụ này có thể dẫn đến hình thành gai xương, gây ra tình trạng gai cột sống L4-L5. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là đau lưng, đau lan xuống chân và mông, đau mông và giảm sức mạnh cơ bắp. Cơn đau có thể tệ hơn khi người bệnh nâng vật nặng, cúi gập lưng hoặc đứng lâu trong một tư thế.

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống L4 L5

Quá trình lão hóa tự nhiên

Theo thời gian, cơ thể con người sẽ dần bị lão hóa, kéo theo sự suy giảm chức năng và độ bền của cấu trúc cột sống. Các đĩa đệm bị mất nước, hao mòn, không còn thực hiện tốt chức năng nâng đỡ khiến cho các khớp xương ma sát lẫn nhau nhiều hơn. Từ đó, các gai xương hình thành và phát triển thành bệnh gai cột sống. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người cao tuổi dễ bị mắc bệnh gai cột sống L4 L5.

Lão hóa tự nhiên có thể khiến cột sống bị lão hóa
Lão hóa tự nhiên có thể khiến cột sống bị lão hóa

Bị chấn thương

Vùng thắt lưng tại đốt sống L4 L5 có thể bị tổn thương do vấp ngã, va chạm, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông. Tổn thương này kích hoạt cơ chế tự sửa chữa của cơ thể, trong đó canxi tích tụ tại các vị trí bị tổn thương, làm tăng nguy cơ hình thành gai xương. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, quá trình này có thể dẫn đến tình trạng gai cột sống ở vùng thắt lưng.

Chế độ ăn uống

Những người có chế độ ăn không lành mạnh, thiếu các chất nuôi dưỡng hệ xương khớp sẽ khiến quá trình lão hóa cột sống diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, khi nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc lạm dụng rượu bia, chất kích thích cũng tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và tác động tiêu cực đến xương khớp.

Thừa cân

Nếu trọng lượng cơ thể vượt quá mức so với chiều cao sẽ gia tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là đốt sống L4 L5. Khi đó, khu vực này phải chịu tải trọng lớn hơn để nâng đỡ và hỗ trợ di chuyển, dẫn đến tình trạng quá tải. Điều này khiến các đốt sống dễ bị tổn thương và thoái hóa nhanh hơn, tạo điều kiện cho sự hình thành gai xương trên cột sống.

Tình trạng thừa cân gia tăng áp lực khiến cột sống nhanh thoái hóa
Tình trạng thừa cân gia tăng áp lực khiến cột sống nhanh thoái hóa

Tính chất công việc

Một số nghề nghiệp yêu cầu đứng hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài, chẳng hạn như nhân viên văn phòng hay nhân viên tư vấn bán hàng, có thể tạo áp lực lên cột sống, đặc biệt là khu vực L4-L5. Tương tự, các công việc lao động nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác đồ nặng, cũng gây áp lực lớn lên đốt sống thắt lưng. Về lâu dài, những yếu tố này có thể làm tổn thương đốt sống L4-L5, thúc đẩy sự hình thành gai xương.

Ngồi sai tư thế

Ngồi sai tư thế trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống L4 L5. Tư thế không đúng khiến đốt sống bị tổn thương, dẫn đến tình trạng cong vẹo, gù cột sống. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề hơn, bao gồm mọc gai cột sống.

Lắng đọng canxi

Gai cột sống hình thành do sự phát triển quá mức của tế bào xương. Nguyên nhân là cơ thể tăng sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat để tự phục hồi những hao hụt do tổn thương, thoái hóa đốt sống L4 L5. Ngoài ra, sự mất nước của sụn khớp cùng với những biến đổi cấu trúc của sụn thúc đẩy quá trình vôi hóa, làm gia tăng nguy cơ hình thành gai xương.

Gai cột sống L4 L5 do lắng đọng canxi quá mức
Gai cột sống L4 L5 do lắng đọng canxi quá mức

Mắc bệnh cột sống mãn tính

Một số bệnh lý cột sống mãn tính, chẳng hạn như thoái hóa cột sống lưng và viêm cột sống mãn tính, có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai đốt sống L4-L5. Những bệnh lý này gây tổn thương lâu dài cho các đốt sống, làm giảm khả năng phục hồi và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của gai xương.

Do di truyền

Mặc dù không phải nguyên nhân phổ biến nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh gai cột sống do yếu tố di truyền. Đặc biệt với các ca bệnh khi còn rất trẻ có thể do thừa hưởng di truyền mã gen từ gia đình, khiến đĩa đệm yếu hơn bình thường và dễ bị thoái hóa hơn. Vì vậy, bạn có thể căn cứ vào tiền sử bệnh của gia đình để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.

Triệu chứng bệnh gai cột sống L4 L5

Một số triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh gai cột sống L4 L5 là:

  • Đau lưng: Cơn đau ở xuất phát từ vùng thắt lưng, sau đó lan ra vùng hông, đùi và chân. Thời gian đau có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
  • Đau lan tỏa xuống chân: Đây là một trong các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh. Cơn đau có thể diễn ra ở một hoặc cả hai chân.
  • Suy giảm sức khỏe: Người bệnh cảm thấy suy giảm sức khỏe rõ rệt, nhất là ở phần lưng, mông và chân. Điều này khiến việc đi đứng, leo cầu thang trở nên khó khăn.
  • Suy giảm cảm giác: Gai cột sống l4, l5 có thể gây ra tình trạng suy giảm cảm giác đau hoặc tê ở vùng lưng, mông, đùi hoặc chân.
  • Khó kiểm soát bàng quang và ruột: Một số ca bệnh nghiêm trọng có thể xuất hiện tình trạng khó kiểm soát hoạt động ở bàng quang và ruột như mất kiểm soát tiểu tiện.
Các triệu chứng của bệnh gai cột sống L4 L5
Các triệu chứng của bệnh gai cột sống L4 L5

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc gai cột sống L4 L5

Căn bệnh gai cột sống L4 L5 sẽ có nguy cơ cao xảy ra với các nhóm đối tượng như:

  • Người cao tuổi.
  • Người có tiền sử chấn thương cột sống vùng đốt sống L4 L5.
  • Người thừa cân béo phì.
  • Người có tiểu sử gia đình từng mắc bệnh cột sống.
  • Người mắc bệnh cột sống mãn tính.
  • Người làm các công việc đặc thù như nhân viên văn phòng, người bán hàng, công nhân, kỹ sư xây dựng,…

Nếu bạn nằm trong các nhóm đối tượng trên thì nên thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ. Đồng thời áp dụng các biện pháp để phòng ngừa bệnh gai cột sống.

Biến chứng của bệnh lý gai cột sống L4 L5

Gai cột sống L4 L5 gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, tê bì, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tình trạng đau kéo dài còn làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể bệnh nhân luôn trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, thiếu sức sống.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau thần kinh tọa: Gai xương phát triển chèn ép lên dây thần kinh tọa và gây ra các cơn đau từ thắt lưng lan xuống chân.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống L4 L5: Đĩa đệm bị thoái hóa, nhân nhầy tràn ra ngoài tạo khối thoát vị đè lên dây thần kinh và ống sống xung quanh.
  • Vẹo cột sống: Gai đốt sống có thể dẫn đến bệnh lý vẹo cột sống khiến đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống bị mất đi, cột sống nghiêng lệch qua trái hoặc phải. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra các triệu chứng như đau đớn, khó thở, hạn chế vận động, và trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan quan trọng như tim và phổi.
  • Hẹp ống sống: Gai xương chèn ép rễ dây thần kinh làm hẹp ống sống, về lâu dài có thể dẫn đến thoái hóa và làm giảm kích thước khoang đốt sống.
  • Teo cơ: Các bó thần kinh bị chèn ép lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tê bì, tê yếu cơ, teo cơ, giảm chức năng vận động.
  • Mất kiểm soát tiêu tiểu: Người bệnh có thể gặp tình trạng khó kiểm soát chức năng của bàng quang và ruột, gây tình trạng đại tiểu tiện mất tự chủ.
  • Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh, khi người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động độc lập. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ để di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Những biến chứng nguy hiểm của gai cột sống L4 L5
Những biến chứng nguy hiểm của gai cột sống L4 L5

Chẩn đoán gai cột sống L4 L5 tại Optimal Optimal 365 Chiropractic Chiropractic

Tại Optimal365 Chiropractic, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác tình trạng bệnh. Cụ thể:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ đánh giá tầm vận động của bệnh nhân, hỏi về tiền sử bệnh lý, các chấn thương gần đây, và tính chất công việc để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra vấn đề.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các kỹ thuật như chụp CT, X-quang, hoặc MRI sẽ được sử dụng để quan sát gai xương và mức độ phát triển của nó. Ngoài ra, những tổn thương ở dây thần kinh và các cấu trúc xung quanh cũng sẽ được đánh giá nhằm hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị gai cột sống L4 L5 hiệu quả

Nghỉ ngơi đầy đủ

Đối với người bệnh mắc gai cột sống L4 L5, việc đầu tiên cần thực hiện là nghỉ ngơi đầy đủ để phần thắt lưng được thư giãn. Người bệnh cần tránh chơi các môn thể thao có cường độ vận động cao như bóng đá, bóng rổ, chơi golf, nâng tạ,… vì những môn này có thể làm tăng áp lực lên cột sống. Sự chèn ép từ gai xương lên dây thần kinh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây đau đớn và có nguy cơ làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm.

Nghỉ ngơi đầy đủ có ích cho người bệnh gai cột sống L4 L5
Nghỉ ngơi đầy đủ có ích cho người bệnh gai cột sống L4 L5

Thay vào đó, bệnh nhân có thể tham gia các môn thể thao phù hợp hơn như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,… Việc này sẽ làm tăng sức mạnh, độ dẻo dai và linh hoạt cho hệ cơ xương khớp. Từ đó giảm bớt áp lực lên cột sống và hỗ trợ làm thuyên giảm cơn đau. Để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình luyện tập, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Lựa chọn trang phục và dụng cụ tập luyện phù hợp.
  • Khởi động kỹ càng để cơ thể ở trạng thái sẵn sàng tập luyện, hạn chế nguy cơ chấn thương.
  • Bắt đầu với các bài tập có thời gian ngắn và cường độ thấp, sau đó tăng dần mức độ khó theo chỉ định của bác sĩ và tình trạng sức khỏe.

Sử dụng thuốc điều trị

Một số bài thuốc Đông y có thể hữu ích đối với tình trạng gai cột sống L4 L5 ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm đến các phòng khám hoặc trung tâm trị liệu uy tín và được cấp phép, nơi có bác sĩ chuyên khoa đã qua đào tạo, để đảm bảo trị liệu phù hợp và an toàn.

Ngoài ra, trị liệu bệnh gai cột sống cũng có thể sử dụng các loại thuốc Tây y như thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen), thuốc giảm đau kê đơn (naproxen, codeine),… để giảm đau nhanh chóng. Lưu ý rằng chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và dùng đúng liều lượng chỉ định để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Sử dụng thuốc điều trị gai cột sống theo chỉ định
Sử dụng thuốc điều trị gai cột sống theo chỉ định

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả với bệnh nhân gai cột sống. Các yếu tố được sử dụng như ánh sáng, nhiệt độ, sóng âm,… có tác dụng giảm cơn đau, thư giãn cột sống, tăng cường sự dẻo dai linh hoạt cho cột sống. Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến như trị liệu bằng nhiệt, trị liệu bằng nước, trị liệu bằng ánh sáng, tác động cơ – lực học kéo dãn,…

Phẫu thuật

Một số ca bệnh nặng khi gai xương chèn ép nghiêm trọng lên dây thần kinh, ống sống thì bác sĩ có thể xem xét và chỉ định phẫu thuật loại bỏ gai xương ở đốt sống. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại nhiều rủi ro và cũng không thể điều trị dứt điểm căn bệnh. Nếu bệnh nhân vẫn giữ chế độ sinh hoạt không lành mạnh thì gai xương có thể mọc lại trong tương lai.

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic chính là phương pháp tối ưu trong việc điều trị các bệnh về cột sống như bệnh lý gai cột sống L4 L5. Nguyên lý của phương pháp này là bác sĩ Chiropractic dùng kỹ thuật tay để nắn chỉnh lại cấu trúc của cột sống, làm giảm áp lực lên đĩa đệm, giảm đau nhanh chóng và cải thiện chức năng vùng cột sống thắt lưng hiệu quả.

Đến với Optimal365 Chiropractic, người bệnh sẽ được các bác sĩ đầu ngành đến từ Mỹ với hơn 20 năm kinh nghiệm, chẩn đoán kết hợp lên phác đồ điều trị cá nhân hóa phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng người. Chúng tôi cam kết quá trình trị liệu 3 Không: Không dùng thuốc – Không phẫu thuật – Không tiêm.

Trị liệu gai cột sống L4 L5 uy tín tại Optimal365 Chiropractic
Trị liệu gai cột sống L4 L5 uy tín tại Optimal365 Chiropractic

Giải pháp điều trị gồm 4 giai đoạn: Nắn chỉnh Chiropractic – Điều trị cơ chuyên sâu – Trị liệu công nghệ cao – Bài tập phục hồi chức năng. Phương pháp này không chỉ tác động trực tiếp đến nguyên nhân gốc rễ gây bệnh mà còn giúp rút ngắn thời gian phục hồi, hỗ trợ bệnh nhân sớm trở lại với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Việc kết hợp các giai đoạn điều trị toàn diện này đảm bảo cải thiện sức khỏe cột sống một cách an toàn và bền vững.

Chế độ ăn uống cho người bị gai cột sống L4 L5

Người bệnh gai cột sống L4 L5 cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho hệ cơ xương khớp như sau:

  • Canxi: Là thành phần quan trọng để duy trì xương khỏe mạnh. Do đó, người bị gai đốt sống L4 L5 cần tiêu thụ đủ hàm lượng canxi hàng ngày.
  • Vitamin D: Là loại vitamin không thể thiếu hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi và phosphorus. Nguồn hấp thụ chính của vitamin D là ánh nắng mặt trời, ngoài ra còn có trong các thực phẩm như cá hồi, cá thu, nấm và trứng.
  • Protein: Là thành phần quan trọng giúp tái tạo và xây dựng mô cơ. Các thực phẩm cung cấp nhiều protein cho cơ thể gồm thịt gia cầm, cá, sản phẩm từ sữa không béo, đậu, hạt, các loại quả hạch.
  • Vitamin K: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và duy trì sức khỏe xương. Loại vitamin này có nhiều trong các loại rau lá xanh như cải xoong, rau chân vịt, giúp hỗ trợ quá trình tái tạo xương.
  • Uống đủ nước: Nước là thành phần thiết yếu giúp duy trì sự sống và nuôi dưỡng tế bào, đồng thời còn là chất bôi trơn giữa các khớp, bảo vệ cho mô, tủy sống. Chính vì vậy, người bệnh cần uống đủ nước hàng ngày để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể.

Gai cột sống L4 L5 khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đi lại, vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Việc chủ động phòng ngừa và thăm khám định kỳ khi có dấu hiệu bất thường ở cột sống là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Sức khỏe & Đời sống. (2022). Bệnh gai cột sống L4-L5: Triệu chứng và cách điều trị. Truy cập từ https://suckhoedoisong.vn/benh-gai-cot-song-l4-l5-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-16922041120284799.htm

2. Bệnh viện Quận 5. (2022). Bệnh gai cột sống L4-L5: Triệu chứng và cách điều trị. Truy cập từ https://bvquan5.medinet.gov.vn/giao-duc-suc-khoe-benh-thuong-gap/benh-gai-cot-song-l4-l5-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-cmobile14478-58272.aspx

3. Spine-health. (2023). All About the L4-L5 Spinal Segment. Truy cập từ https://www.spine-health.com/conditions/spine-anatomy/all-about-l4-l5-spinal-segment

4. Spine-health. (2023). Spinal Motion Segment: L4-L5 Animation. Truy cập từ https://www.spine-health.com/video/spinal-motion-segment-l4-l5-animation

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch