Loader logo

Đau cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng thường gặp

thumbnail
By Optimal365 Chiropractic
31/12/2024
|

Đau cổ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, gây khó khăn trong việc cử động đầu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, Optimal365 Chiropractic sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân gây đau cổ, các dấu hiệu thường gặp, biến chứng tiềm ẩn và những biện pháp điều trị hiệu quả.

Đau cổ là gì?

Đau cổ là tình trạng căng cứng ở vùng cổ, gây ra những cơn đau xung quanh hoặc dọc theo cột sống cổ, làm hạn chế khả năng xoay đầu và vận động. Nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc các vấn đề bệnh lý. 

Đau cổ có thể kéo dài từ vài ngày đến 6 tuần (cấp tính) hoặc hơn 3 tháng đến nhiều năm (mãn tính). Mặc dù tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng tỷ lệ cao hơn ở người cao tuổi, và thường gặp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Đau cổ khiến cơ bị căng cứng, đau nhức, giảm phạm vi vận động
Đau cổ khiến cơ bị căng cứng, đau nhức, giảm phạm vi vận động

Các triệu chứng đau cổ thường gặp

Cột sống cổ là bộ phận nâng đỡ toàn bộ trọng lượng đầu nên thường phải chịu áp lực rất lớn nhưng lại có phần đệm hỗ trợ rất ít. Do đó, bộ phận này rất dễ bị tổn thương, đau nhức với các triệu chứng như:

  • Vùng cổ xuất hiện cơn đau nhức khó chịu. Mức độ đau có thể nặng hơn nếu người bệnh giữ đầu một tư thế trong thời gian dài như làm việc trước máy tính, lái xe,…
  • Vùng cơ cổ bị căng cứng hoặc co thắt.
  • Vùng đầu và cổ khó cử động.
  • Xuất hiện triệu chứng đau đầu.

Trong trường hợp cơn đau cổ kéo dài dai dẳng, mức độ đau nhức ngày càng nghiêm trọng hơn khi có các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, tê yếu, ngứa ran lan xuống vai hoặc cánh tay. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây đau cổ

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp xảy ra khi đĩa đệm và các đốt sống bị thoái hóa, lớp sụn và xương dưới sụn bị bào mòn gây ra các cơn đau nhức vùng cổ, đặc biệt là khi cử động cổ.

Đau cổ có thể là dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ
Đau cổ có thể là dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ

Khi các đĩa đệm ở cột sống cổ bị rách hoặc nứt bao xơ bên ngoài, khối nhân nhầy bên trong có thể thoát ra ngoài. Điều này tạo ra khối thoát vị chèn ép lên rễ dây thần kinh và lỗ tủy sống, gây ra cơn đau nhức dữ dội ở vùng cổ. Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu ở các đốt sống cổ C4, C5 và C6, nơi chịu nhiều áp lực nhất trong cột sống cổ.

Gai cột sống cổ

Khi phần sụn ở các khớp đốt sống bị thoái hóa, mô xương sẽ cọ xát vào nhau nhiều hơn. Để ứng phó với tình trạng này, cơ thể sẽ tăng cường tích tụ canxi, dẫn đến sự hình thành các gai xương phát triển bất thường dọc theo cạnh cột sống. Kết quả là người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau nhức ở cổ dai dẳng, đặc biệt là khi xoay hoặc vặn cổ.

Bị chấn thương

Cổ là bộ phận rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi ngã, tai nạn thể thao hoặc tai nạn giao thông. Lúc này, dây chằng và cơ tại khu vực này bị buộc di chuyển khỏi vị trí bình thường, gây nên cơn đau nhức. Ngoài ra, trong trường hợp đốt sống cổ bị gãy thì tủy sống cũng có thể bị tổn thương nghiêm trọng.

Chấn thương dẫn đến cơn đau nhức vùng cổ
Chấn thương dẫn đến cơn đau nhức vùng cổ

Ngồi sai tư thế

Sai tư thế sinh hoạt cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau cổ. Cúi ngửa cổ liên tục trong thời gian dài do đặc thù công việc (nha sĩ, thợ sơn trần nhà,…), nghe điện thoại bằng cổ và vai, ngồi gập cổ (nhân viên văn phòng) hoặc ngủ gục trên bàn là những tư thế sai khiến cổ bị mỏi và dễ xuất hiện cơn đau nhức.

Thói quen sinh hoạt

Bệnh lý đau cổ ngày càng phổ biến và trẻ hóa một phần đến từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chẳng hạn như:

  • Sử dụng gối ngủ quá cứng, quá mềm hoặc quá cao ảnh hưởng xấu đến cột sống cổ.
  • Ít hoạt động thể chất khiến quá trình trao đổi chất giữa các đĩa đệm bị trì trệ.
  • Tập các môn thể thao thường xuyên hoạt động đầu và cổ với cường độ cao khiến cơ vùng cổ bị căng cứng, tăng sức ép lên cột sống cổ và gây ra cơn đau.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng chất kích thích gây nên tình trạng mất nước đĩa đệm, giảm oxy đến nuôi cột sống. Từ đó, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cột sống cổ.
  • Thói quen xấu như nghẹo cổ xem tivi hoặc nghe điện thoại.
  • Thường xuyên cúi gập đầu khi sử dụng điện thoại hoặc đọc sách làm ảnh hưởng xấu đến đường cong sinh lý của cột sống và gây nhức mỏi cổ.
Đau cổ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Đau cổ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Các bệnh lý liên quan đến vùng cổ

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, cơn đau nhức ở vùng cổ còn có thể bắt nguồn từ các bệnh lý sau đây:

  • Nhồi máu cơ tim: Người bệnh cảm thấy đau cổ đi kèm các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi, đau cánh tay,… Trong trường hợp này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm soát bệnh kịp thời, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm màng não: Là tình trạng mô mỏng bao vây quanh não và tủy sống bị viêm. Các triệu chứng gồm đau đầu, cứng cổ, buồn nôn, sốt, nhạy cảm với ánh sáng,… Nghiêm trọng hơn, căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
  • Viêm khớp dạng thấp: Nếu xảy ra ở vùng cổ sẽ gây ra các triệu chứng như đau mỏi cổ, sưng khớp và gai xương.
  • Đau cơ xơ hóa: Bệnh lý này gây cơn đau nhức khắp cơ thể, nhất là khu vực cổ và vai.
  • Loãng xương: Xương bị yếu và dễ gãy. Bệnh lý này thường gặp tại các khu vực như cổ, tay, đầu gối.
  • Hẹp ống sống: Là tình trạng cột sống bị thu hẹp, dẫn đến áp lực lên rễ thần kinh và tủy sống, gây ra cơn đau mỏi cổ. Nguyên nhân gây bệnh có thể do viêm khớp hoặc những vấn đề khác.
Đau cổ do bệnh lý vùng cổ
Đau cổ do bệnh lý vùng cổ

Các biến chứng thường gặp của đau cổ

Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng đau cổ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị mất khả năng vận động các khớp một cách linh hoạt, thậm chí là biến dạng cột sống cổ và chèn ép dây thần kinh. Từ đó, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nhất là tàn phế. 

Chính vì vậy, nếu gặp những dấu hiệu bất thường sau đây, người bệnh cần đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị:

  • Cơn đau, cứng cổ vẫn tiếp tục kéo dài sau một vài tuần.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau nhưng không mang lại hiệu quả.
  • Xuất hiện kèm các dấu hiệu mới như cảm giác châm chích hoặc lạnh cánh tay.
  • Có khối u bất thường xuất hiện tại khu vực cổ.
  • Người bệnh cảm thấy khó nuốt, khó thở, sốt, ngứa ran.
  • Mất kiểm soát chức năng ruột và bàng quang.
  • Người bệnh khó chạm cằm vào ngực.

Cổ bị đau – Khi nào cần đi khám?

Mức độ đau cổ sẽ có sự khác biệt tùy theo nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi và thể trạng của từng người. Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng đau cổ có thể chuyển biến thành mãn tính nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau:

  • Vùng cổ bị đau nhức dữ dội và kéo dài trên một tuần.
  • Mức độ đau có xu hướng tăng mạnh hơn theo thời gian.
  • Cổ đau ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, không vận động.
  • Bệnh nhân bị hạn chế khi cử động vùng cổ, khó có thể cúi, gập, vặn cổ hoặc xoay người.
  • Cơn đau kèm theo các triệu chứng như sốt, hoa mắt, ù tai, khó nuốt, buồn nôn, cơn đau lan xuống tay, chân,…
Đau cổ cần được điều trị sớm để giảm nguy cơ biến chứng
Đau cổ cần được điều trị sớm để giảm nguy cơ biến chứng

Chẩn đoán bệnh đau cổ tại Optimal365 Chiropractic 

Tại Optimal365 Chiropractic, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và chẩn đoán bệnh đau cổ dựa trên các phương pháp như sau: 

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ hỏi thăm tiền sử bệnh lý, các triệu chứng lâm sàng tại vùng cổ của bệnh nhân.
  • Khám thực thể: Bác sĩ kiểm tra thực tế vùng bị đau và yêu cầu người bệnh thực hiện một số bài kiểm tra mức độ đau, tê, mức độ yếu cơ, khả năng di chuyển vùng cổ.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang hiển thị chi tiết khu vực cổ gồm dây thần kinh, tủy sống bị chèn,… Ngoài ra có thể thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác như CT scan, đo EMG (điện cơ), xét nghiệm máu,…
  • Chẩn đoán và lập phác đồ điều trị: Dựa trên những thông tin vừa thu nhận được, bác sĩ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân bệnh và lập phác đồ điều trị giúp giảm đau, cải thiện tình trạng bệnh.

Cách điều trị đau cổ an toàn và hiệu quả

Dùng thuốc

Đối với tình trạng đau cổ, một số loại thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan,…), thuốc chống viêm (naproxen, diclofenac, meloxicam,…) hoặc thuốc giãn cơ (myonal, mydocalm,…) sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức cổ nhanh chóng.

Sử dụng thuốc giảm đau kê đơn để điều trị đau cổ
Sử dụng thuốc giảm đau kê đơn để điều trị đau cổ

Tuy nhiên, khi dùng thuốc người bệnh cần thực hiện thăm khám để được kê đơn và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý dùng thuốc, tăng liều hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày.

Trong trường hợp muốn sử dụng thuốc Đông y thì người bệnh cũng nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín, được cấp phép để nhận kê toa và hướng dẫn sử dụng thuốc. Không nên tự mua hoặc tự ý điều trị bằng các bài thuốc trôi nổi, thông tin quảng cáo trên mạng xã hội.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp đau cổ nghiêm trọng. Trước khi thực hiện, bác sĩ cần xem xét kỹ lưỡng và thường không được khuyến khích áp dụng nếu tình trạng có thể cải thiện bằng các phương pháp điều trị khác. Bởi vì phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi phí cao và yêu cầu thời gian dài để bệnh nhân hồi phục.

Chườm nóng và lạnh

Nếu vùng cổ mới bị đau hoặc còn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp chườm nóng, chườm lạnh luân phiên tại vùng mô mềm bị đau mỗi 2 tiếng/lần, mỗi lần 15 phút.

Chườm nóng và lạnh có thể làm giảm cơn đau vùng cổ
Chườm nóng và lạnh có thể làm giảm cơn đau vùng cổ

Bài tập cho vùng cổ

Các bài tập giúp thư giãn, tăng sức mạnh cơ bắp quanh cổ cũng là phương pháp điều trị đau nhức ở cổ hiệu quả tại nhà. Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bài tập duỗi cổ và đầu giữ nguyên: Ngồi thẳng lưng, đặt lòng bàn tay ra sau đầu, nhẹ nhàng ôm lấy gáy. Tiếp theo, dùng lực cơ cổ đẩy đầu về phía sau, đồng thời dùng kháng lực ở bàn tay đẩy ngược lại để giữ cổ ở nguyên vị trí. Giữ yên tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng thư giãn. Lặp lại động tác trên 10 lần, mỗi ngày thực hiện 1 lần.
  • Bài tập gập cổ và đầu giữ nguyên: Ngồi thẳng lưng, đặt lòng bàn tay trước trán. Dùng lực cơ cổ đẩy đầu về phía trước, đồng thời dùng kháng lực lòng bàn tay đẩy ngược lại để giữ cổ ở vị trí ban đầu. Giữ yên trong 10 giây rồi thả lỏng, lặp lại động tác trên 10 lần.
  • Bài tập căng duỗi cổ: Ngồi thẳng lưng, đặt tay ra phía sau đầu rồi nhẹ nhàng đẩy đầu ra phía trước cho đến khi cằm chạm ngực. Giữ yên trong 10 giây rồi thả lỏng, lặp lại 10 lần, mỗi ngày tập 2 lần.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là những phương pháp điều trị rất hiệu quả cho tình trạng đau cổ. Các bài tập này không chỉ giúp kiểm soát cơn đau mà còn giảm dần việc sử dụng thuốc tây, đồng thời hỗ trợ cơ thể lấy lại sự cân bằng và hồi phục sau chấn thương.

Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn để giảm cơn đau
Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn để giảm cơn đau

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả điều trị như mong muốn, các bài tập phải được thiết kế chuyên biệt với thể trạng và bệnh lý của từng bệnh nhân. Ngoài ra, khi tập luyện phải có sự hướng dẫn của các chuyên viên để đảm bảo động tác thực hiện đúng tư thế, tránh làm xương khớp bị tổn thương thêm.

Xoa bóp

Xoa bóp nhẹ nhàng khu vực cổ bị đau kết hợp chườm ấm/lạnh cũng có tác dụng giải tỏa tình trạng căng cứng cơ và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm thì người bệnh nên đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp đang được áp dụng phổ biến tại các nước phương Tây. Đây là phương pháp điều trị dựa trên nguyên tắc bảo tồn, sử dụng động tác tay nhẹ nhàng nắn chỉnh các cấu trúc sai lệch trên cột sống trở lại vị trí ban đầu. 

Những sai lệch này có thể là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng đau cổ như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ,… Khi loại bỏ được những tác nhân gây bệnh, cơn đau vùng cổ sẽ nhanh chóng cải thiện, tiến tới điều trị dứt điểm cơn đau và ngăn ngừa tái phát.

Trị liệu đau cổ tại Optimal365 Chiropractic
Trị liệu đau cổ tại Optimal365 Chiropractic

Tại Việt Nam, Optimal365 Chiropractic tự hào là đơn vị tiên phong áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Nắn chỉnh Chiropractic) trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp gây đau cổ. Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ đầu ngành đến từ Mỹ, với hơn 20 năm kinh nghiệm sẽ thực hiện chẩn đoán và lên lộ trình điều trị cá nhân hóa phù hợp với tình trạng từng bệnh nhân. Đặc biệt cam kết 3 Không: Không tiêm – Không thuốc – Không phẫu thuật.

Ngoài ra, Optimal365 Chiropractic còn kết hợp trị liệu bằng các thiết bị y tế hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất để đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Bác sĩ và đội ngũ chuyên viên sẽ chỉ định các bài tập phục hồi chức năng thích hợp, tư vấn chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt,… giúp tăng khả năng hồi phục tốt hơn để người bệnh nhanh chóng quay lại cuộc sống hàng ngày.

Cách phòng ngừa đau cổ hiệu quả

Đau cổ là tình trạng rất phổ biến và có thể gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong đời sống hàng ngày nếu không được điều trị hiệu quả. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa đau cổ ngay từ đầu là rất cần thiết.

Giảm căng thẳng

Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài rất dễ dẫn đến hiện tượng căng cứng cơ ở cổ, vai và lưng. Vì vậy, bạn nên cố gắng cân bằng cảm xúc để giảm đau, cứng cổ thông qua một số gợi ý như sau:

  • Thiền.
  • Nghe nhạc, xem phim.
  • Du lịch.
  • Tìm điểm cân bằng giữa làm việc và thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Làm những việc mình thích và cảm thấy thoải mái.
Thư giãn, cân bằng cảm xúc để hạn chế tình trạng đau nhức cổ
Thư giãn, cân bằng cảm xúc để hạn chế tình trạng đau nhức cổ

Tập thể dục

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ xương khớp, hạn chế chấn thương và tình trạng đau nhức cổ. Tuy nhiên, mỗi người cần tập luyện các bài tập phù hợp tùy theo tuổi tác, cơ địa, khả năng để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

  • Đối với trẻ em (5 – 17 tuổi): Nên hoạt động thể chất 60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải và có thể tăng dần mức độ.
  • Đối với người lớn (18 – 64 tuổi): Nên duy trì hoạt động thể chất, tốt nhất là tập aerobic từ 150 – 300 phút mỗi ngày với mức cường độ trung bình. Nếu tập luyện cường độ cao hơn thì ít nhất từ 75 – 150 phút mỗi ngày.

Không gian làm việc thoải mái

Một không gian làm việc được bố trí hợp lý vừa giúp bạn tăng khả năng tập trung và năng suất làm việc, vừa bảo vệ tốt cho sức khỏe cơ xương khớp, đặc biệt là với khu vực đốt sống cổ. Chính vì vậy, bạn nên thiết kế không gian làm việc theo một số gợi ý sau:

  • Bố trí bàn ghế học tập, làm việc có độ cao phù hợp, đảm bảo tư thế ngồi thoải mái nhất.
  • Tư thế ngồi phải chính xác, lưng thẳng, cánh tay vuông góc với cơ thể và đặt ngang mặt bàn, bàn chân phẳng trên sàn, đầu gối thấp hơn một chút so với hông.
  • Máy tính đặt ngang tầm mắt, đảm bảo luôn giữ lưng, cổ thẳng khi làm việc.
  • Không nên ngồi liên tục một tư thế quá lâu mà nên đi lại thường xuyên để giảm căng thẳng cho cơ thể.
Bố trí không gian làm việc hợp lý ngăn ngừa đau cổ
Bố trí không gian làm việc hợp lý ngăn ngừa đau cổ

Hạn chế dùng điện thoại

Thói quen sử dụng điện thoại liên tục hoặc cúi đầu để nhìn màn hình điện thoại có thể tác động xấu đến cơ cổ, gây căng cứng cơ và dẫn đến tình trạng đau nhức. Do đó, cần điều chỉnh thời lượng sử dụng điện thoại kết hợp thay đổi tư thế chính xác để phòng ngừa đau nhức vùng cổ.

Thay đổi tư thế ngủ

Tư thế ngủ có tác động trực tiếp đến vùng cổ. Thông thường, tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng với cột sống thẳng sẽ giúp cổ đỡ mỏi hơn so với nằm sấp. Tuy nhiên, tư thế nằm ngửa kết hợp đặt tay lên trán lại gia tăng triệu chứng đau mỏi cổ. 

Ngoài ra, bạn cũng cần chọn một chiếc gối mềm mại, có chiều cao vừa phải để giúp vùng cổ được thư giãn, thoải mái nhất. Trước khi ngủ có thể tắm nước nóng, nghe nhạc, đọc sách,… để giấc ngủ diễn ra nhanh chóng hơn, hạn chế căng thẳng và đau nhức cổ.

Tình trạng đau cổ có thể bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt sai tư thế hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý cơ xương khớp nghiêm trọng. Việc chủ quan không thăm khám sớm có thể dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp, tốn kém và mất thời gian. 

Vì vậy, khi có dấu hiệu đau cổ kéo dài hoặc cứng cổ, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Neck pain – Symptoms and causes – Mayo Clinic. (2022, August 25). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/neck-pain/symptoms-causes/syc-20375581

2. Pietrangelo, A. (2023, April 20). Neck pain: symptoms, causes, and how to treat it. Healthline. https://www.healthline.com/health/neck-pain

3. Professional, C. C. M. (n.d.). Neck pain. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21179-neck-pain

4. Website, N. (2023, November 28). Neck pain. nhs.uk. https://www.nhs.uk/conditions/neck-pain-and-stiff-neck/

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch