Đau bắp chân là tình trạng phổ biến, có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau như vận động quá sức, thiếu hụt dưỡng chất hoặc các bệnh lý tiềm ẩn. Hiểu rõ nguyên nhân của cơn đau là cần thiết để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng Optimal365 Chiropractic khám phá nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa đau cơ bắp, giúp khách hàng duy trì sức khỏe và sự linh hoạt cho đôi chân.
Đau bắp chân là gì?
Đau bắp chân là hiện tượng gây ra cảm giác đau mỏi và nặng nề ở bắp chân, đặc biệt rõ rệt khi di chuyển hoặc vận động. Người bệnh thường cảm thấy đôi chân trở nên cứng nhắc và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Cơn đau không tập trung tại một điểm cố định mà có thể lan dọc từ vùng hông đến đùi hoặc từ đùi xuống. Vì không phải là cảm giác đau trong xương, triệu chứng này thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu, khiến nhiều người không nhận ra để đi khám sớm và điều trị kịp thời.
Những nhóm người có nguy cơ bị đau nhức bắp chân bao gồm:
- Người ít vận động do công việc (như nhân viên văn phòng);
- Người phải đứng lâu (giáo viên, tiếp tân) hoặc thường xuyên lao động nặng, di chuyển nhiều, leo dốc;
- Người quỳ gối hoặc phải ngồi đè lên bắp chân (như các tu sĩ);
- Người thường xuyên đi giày cao gót;
- Vận động viên điền kinh, cầu lông, chạy tiếp sức do họ phải liên tục tăng tốc từ trạng thái đứng yên và dừng chuyển động đột ngột, dẫn đến đau mỏi bắp chân.
Triệu chứng đau bắp chân phổ biến
Đau nhức cơ bắp chân
Cảm giác đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên bắp chân. Đau có thể có tính chất nhói, âm ỉ hoặc co thắt. Cơn đau có thể bắt đầu đột ngột hoặc dần dần tăng lên.
- Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy, hoặc tham gia các hoạt động thể chất khác.
- Tê bì, ngứa ran: Tình trạng này thường liên quan đến tổn thương thần kinh, chẳng hạn như trong bệnh lý thần kinh ngoại biên, hoặc do sự chèn ép vào các rễ thần kinh, dẫn đến mất cảm giác tạm thời hoặc rối loạn cảm giác.
- Một số người có thể cảm thấy bắp chân cứng lại, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau khi ngồi lâu, gây khó khăn trong việc di chuyển.
Sưng phù bắp chân
Khu vực bắp chân có thể bị sưng, gây cảm giác nặng nề hoặc khó chịu. Sưng có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên bắp chân. Sưng tấy thường liên quan đến tình trạng viêm, chấn thương hoặc tắc nghẽn lưu thông máu. Nó cũng có thể do suy tĩnh mạch mạn tính hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.
Giảm khả năng vận động
Đau bắp chân có thể dẫn đến giảm khả năng vận động, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động như leo cầu thang hoặc đi bộ.
Các triệu chứng khác đi kèm
Một số triệu chứng nhận biết khác của tình trạng đau bắp chân bao gồm cảm giác tê rần hoặc như có kiến bò tại vùng bắp chân, đau nhức lan từ mông xuống đùi và cẳng chân, cùng với hiện tượng chuột rút khi vận động hoặc vào ban đêm.Ngoài ra, sự thay đổi màu sắc da ở khu vực bị ảnh hưởng, như da nóng đỏ, xuất huyết dưới da hoặc nổi gân xanh, cũng là những dấu hiệu đáng chú ý mà người bệnh không nên bỏ qua.
Nguyên nhân đau bắp chân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bắp chân như tập luyện quá sức, tuổi tác, thay đổi thời tiết, tác dụng phụ của chất, ăn uống thiếu chất,…
Chấn thương cơ
Nhóm nguyên nhân này liên quan đến tổn thương hoặc căng thẳng trong các cấu trúc cơ, xương, khớp và mô liên kết.
- Căng cơ bắp chân: Căng cơ bắp chân xảy ra khi các sợi cơ trong bắp chân bị kéo giãn hoặc rách do vận động thể thao cường độ cao, chạy nhanh, nhảy hoặc đá bóng có thể làm căng cơ vùng bắp chân.
- Viêm gân Achilles (Achilles Tendonitis): Gân Achilles là gân lớn nhất trong cơ thể, kết nối cơ bắp chân với xương gót. Do đó, bất kỳ tổn thương nào ở gân này đều có thể tác động đến bắp chân. Ngoài viêm và đau nhức, các triệu chứng khác bao gồm tê bì, cứng ở bắp chân vào buổi sáng, Việc cử động bàn chân trở nên khó khăn hơn.
- Viêm cân gan chân: Là tình trạng viêm mô liên kết (cân gan chân) ở đáy bàn chân, nhưng có thể gây ảnh hưởng đến bắp chân do sự thay đổi trong cơ chế đi lại. Các yếu tố gây bệnh bao gồm: Đứng hoặc đi bộ lâu, đặc biệt trên các bề mặt cứng, đi giày không hỗ trợ tốt hoặc có tư thế đi lại sai có thể làm tăng áp lực lên bàn chân và lan tỏa ảnh hưởng lên bắp chân.
Bệnh lý thần kinh
Các bệnh lý thần kinh liên quan đến đau bắp chân thường phức tạp hơn và đòi hỏi sự đánh giá tỉ mỉ từ góc độ giải phẫu học, sinh lý thần kinh và cơ chế truyền dẫn tín hiệu đau. Những nguyên nhân này thường phát sinh từ các vấn đề chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh, gây ra hiện tượng đau, tê hoặc rối loạn cảm giác tại vùng bắp chân. Dưới đây là các bệnh lý thần kinh thường gặp:
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh:
Khi phần nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, sẽ dẫn đến chèn ép trực tiếp lên rễ thần kinh. Điều này kích thích các thụ thể đau theo dọc đường dẫn của dây thần kinh. Đối với thoát vị ở vùng L4-L5 hoặc L5-S1, tình trạng đau sẽ lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ lưng dưới, qua mông, xuống đùi, và kéo dài đến bắp chân.
- Đau thần kinh tọa:
-
- Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh tọa (dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, kéo dài từ thắt lưng xuống chân) bị chèn ép hoặc tổn thương.
- Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, tín hiệu cơn đau sẽ được dẫn truyền từ thắt lưng lan tỏa xuống mông, đùi và mặt sau bắp chân và có thể lan xuống bàn chân. Đau thường được mô tả là đau nhói, đau buốt hoặc như có cảm giác châm chích, thường kèm theo tê bì hoặc yếu cơ.
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Đây là tình trạng tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, những dây thần kinh giữ nhiệm vụ kết nối hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) với các chi và cơ quan khác trong cơ thể. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra các triệu chứng đau, tê bì, và yếu cơ, đặc biệt ở vùng chân, bao gồm cả bắp chân. Bệnh thần kinh ngoại biên thường phát sinh từ nhiều nguyên nhân, điển hình là các yếu tố bệnh lý, chuyển hóa và miễn dịch.
Ở chi dưới, khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, đặc biệt là ở các dây thần kinh cảm giác và vận động của chân, người bệnh thường cảm thấy đau, rát, hoặc ngứa ran ở vùng bắp chân. Đặc biệt, đau thường kéo dài vào ban đêm và làm gián đoạn giấc ngủ. Sự mất điều hòa của các xung động này còn gây ra mất cảm giác hoặc yếu cơ.
Các vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn:
Đau bắp chân do các nguyên nhân liên quan đến tuần hoàn xảy ra khi có sự suy giảm hoặc gián đoạn trong quá trình cung cấp máu và tuần hoàn máu ở các chi dưới. Những nguyên nhân này thường đi kèm với các triệu chứng như tê bì, cảm giác lạnh, hoặc sưng phù ở chân.
- Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Thông thường, tĩnh mạch ở chân sẽ đẩy máu ngược từ chân về tim thông qua một van đặc biệt. Khi van bị tổn thương hay tĩnh mạch bị giãn sẽ khiến máu ứ đọng tại bắp chân. Điều này dẫn đến các triệu chứng như chuột rút, đau bắp chân, tê ở lòng bàn chân. Đặc biệt, những người bị suy giãn tĩnh mạch thường gặp cơn đau bắp chân vào ban đêm, gây mất ngủ.
Bệnh động mạch chi dưới
Bệnh động mạch chi dưới (động mạch ngoại biên) xuất hiện khi mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch, gây cản trở dòng máu. Mảng xơ vữa bao gồm cholesterol, chất béo, canxi và các thành phần khác trong máu.
Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh này là đau chân sau khi đi bộ một khoảng cách ngắn. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra các vết loét ở chân, thường bắt đầu từ các chấn thương nhỏ, da khô, vết xước hay nứt nẻ. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn đến hoại tử, thậm chí cần phải cắt cụt chi.
- Hội chứng chân không yên – Wittmaack – Ekbom
Hội chứng chân không yên là một bệnh thần kinh phổ biến ở người cao tuổi. Người mắc hội chứng này thường trải qua cảm giác đau nhức ở bắp chân, cơn đau thường gia tăng khi nghỉ ngơi. Đặc biệt, đau mỏi bắp chân thường xuất hiện vào ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) xảy ra khi các cục máu đông xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân. Tình trạng này làm cho máu không thể lưu thông bình thường, dẫn đến hiện tượng đau nhức ở các cơ tay và bắp chân.
Một số nguyên nhân khác:
- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Thiếu hụt các vitamin nhóm B (đặc biệt là B12) và khoáng chất như magie có thể gây co thắt cơ và đau bắp chân.
- Tác dụng phụ của thuốc tây: Một số loại thuốc tây như Fluvastatin và Atorvastatin gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ bắp. Người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức và chuột rút ở bắp chân và bàn chân. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển, buộc phải nằm yên tại chỗ để giảm thiểu cảm giác đau.
- Do tuổi tác: Khi tuổi tác tăng cao, hệ cơ xương khớp có xu hướng lão hóa, làm giảm khả năng nâng đỡ cơ thể của khung xương chân. Do đó, vùng chân phải chịu áp lực lớn hơn, gây ra cảm giác đau bắp chân gây khó khăn trong việc di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Đau bắp chân có nguy hiểm không?
Đau bắp chân có thể không quá nguy hiểm nếu nguyên nhân chỉ là căng cơ, chuột rút hoặc do vận động quá mức. Thông thường, cơn đau từ những lý do này sẽ giảm dần sau khi bạn nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm lạnh, và có thể hồi phục hoàn toàn trong vài ngày mà không để lại biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, để tránh cơn đau tái phát, việc duy trì chế độ vận động hợp lý là điều cần thiết.
Mặt khác, đau bắp chân có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc suy tĩnh mạch mạn tính. Đây đều là những tình trạng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu kèm theo các triệu chứng như sưng phù, da đổi màu, hoặc khó thở cần phải đi thăm khám ngay lập tức.
Phương pháp điều trị đau bắp chân
Tùy vào tình trạng đau bắp chân mà phương pháp điều trị có thể khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể nghỉ ngơi tại nhà, massage, chườm lạnh, chườm nóng,… Đối với trường hợp nặng, người bệnh cần thăm khám để được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc và trị liệu hợp lý.
Chế độ ăn uống giúp phục hồi
Điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục cho cơ bắp chân. Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin E, chất xơ, chất chống oxy hóa và protein. Đồng thời, hạn chế thực phẩm chứa đường tinh luyện và nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh đó, đạm sữa bò cô đặc (milk protein) cũng có tác dụng giảm đau và nâng cao sức mạnh cơ bắp, đặc biệt trong trường hợp bị chấn thương do tập luyện. Sản phẩm này có chứa từ 40–90% protein, thường được nhiều gia đình thêm vào thực phẩm và đồ uống để bổ sung protein.
Nghỉ ngơi hợp lý
Khi gặp phải đau bắp chân, người bệnh nên tăng cường nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động đến khi cơ thể hồi phục. Khi cơn đau giảm, có thể bắt đầu thực hiện các vận động nhẹ nhàng để ngăn ngừa tình trạng căng cứng cơ. Thông thường, cơn đau cơ bắp sau khi tập luyện sẽ được cải thiện trong khoảng từ 5 đến 7 ngày.
Chườm lạnh và chườm nóng
Người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh và chườm nóng luân phiên để giảm đau và giảm sưng tại chỗ. Mỗi lần chườm nên kéo dài từ 10 đến 20 phút, và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Chườm lạnh: Nên bắt đầu ngay khi cơn đau bắp chân mới xuất hiện. Sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc đặt đá viên vào một khăn vải sạch, tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với da để ngăn ngừa bỏng lạnh.
- Chườm nóng: Có thể dùng túi chườm nóng điện hoặc nhúng khăn sạch vào nước ấm, sau đó đắp lên vùng bắp chân bị đau nhức.
Massage và xoa bóp
Cách giảm đau bắp chân này giúp hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện khả năng đi lại. Người bệnh nên thực hiện mỗi ngày để giảm cơn đau và giúp cơ nhanh phục hồi.
Dùng thuốc chống viêm
Một số loại thuốc giảm đau và chống viêm như ibuprofen hoặc paracetamol có thể được sử dụng để làm giảm cơn đau cơ bắp chân. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng để tránh các tác động tiêu cực đến dạ dày, gan và thận.
Điều trị đau bắp chân kết hợp giữa nắn chỉnh Chiropractic và trị liệu cơ chuyên sâu
Y học hiện đại ngày càng công nhận tính hiệu quả của phương pháp Chiropractic (Trị liệu Thần Kinh Cột Sống). Bằng cách thực hiện những thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ điều chỉnh lại các sai lệch trong hệ thần kinh và cấu trúc xương khớp, đưa chúng về vị trí tự nhiên. Điều này không chỉ giảm đau hiệu quả mà còn kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể.
Optimal365 Chiropractic hiểu rằng việc tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị an toàn, chuyên sâu là rất quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Đó là lý do chúng tôi kết hợp nắn chỉnh Chiropractic và trị liệu cơ chuyên sâu để mang đến một giải pháp toàn diện và hiệu quả nhất. Nhờ đó, góp phần thúc đẩy và tối ưu hóa quá trình phục hồi cho Khách hàng.
- Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic):
- Điều chỉnh các vấn đề sai lệch vùng cơ, gân, dây chằng, đốt sống về đúng vị trí. Từ đó, giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh tọa, cải thiện đau nhức, tê bì khu vực chân, bắp chân.
- Tăng tuần hoàn máu: Khi dây thần kinh không còn chèn ép, quá trình lưu thông máu và dẫn truyền dưỡng chất nuôi dưỡng đĩa đệm, hệ cơ xương trở nên thuận lợi hơn.
- Đưa cơ thể về trạng thái tự cân bằng: Thúc đẩy cơ chế tự chữa lành tổn thương của mô cơ mà không cần dùng thuốc, không can thiệp phẫu thuật.
- Trị liệu cơ chuyên sâu:
- Giải tỏa các điểm trigger point: Giảm co cứng và xơ hóa, giúp giảm đau, viêm hiệu quả.
- Cải thiện sức mạnh nhóm cơ, cải thiện phạm vi chuyển động cho vùng chi dưới.
Cách phòng ngừa bệnh đau bắp chân
Đau cơ bắp chân có thể phòng ngừa bằng việc thay đổi thói quen hàng ngày. Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, chọn giày dép phù hợp và thực hiện chế độ ăn uống khoa học.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là đi bộ, không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp phòng tránh cơn đau bắp chân. Trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, việc khởi động kỹ càng là rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương.
- Lựa chọn giày dép phù hợp: Chọn lựa giày dép phù hợp có thể giúp đôi chân thoải mái, giảm thiểu nhức cơ bắp chân. Nên ưu tiên sử dụng giày đế, hạn chế giày cao gót. Điều này không chỉ tạo sự thoải mái khi di chuyển mà còn giảm áp lực lên bắp chân.
- Chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng kết hợp với việc bổ sung khoáng chất và vitamin là rất quan trọng. Cần uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là khi tham gia vận động thể chất. Đồng thời, hãy hạn chế đồ uống có cồn, thuốc lá để duy trì sức khỏe tốt.
Đau bắp chân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hầu hết đều có thể được kiểm soát nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp, người bệnh có thể giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này. Nếu cơn đau kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.