Loader logo

Chấn thương khi chơi cầu lông: Cách xử lý và điều trị hiệu quả

thumbnail

Tham vấn y khoa

Lưu Anh Hùng

By Optimal365 Chiropractic
Tháng mười một 22, 2024
|

Chấn thương khi chơi cầu lông là loại chấn thương thường xảy ra ở đầu gối, khớp vai, mắt cá chân và lưng dưới. Điều này xảy ra khi bộ môn cầu lông đòi hỏi người chơi cần phản ứng rất nhanh để đón nhận các cú đánh từ đối thủ, thời gian phản ứng thường chỉ vài giây để thực hiện những cú giao cầu, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khía cạnh quan trọng về chấn thương khi chơi cầu lông, cách nhận diện, xử lý và những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Chấn thương vùng khớp vai

Theo số liệu nghiên cứu từ National Library of Medicine (Thư viện Y khoa Quốc gia). Trong nghiên cứu trên 44 người chơi cầu lông, chiếm đến 25% chấn thương ghi nhận lại là nằm ở vị trí chi trên, bao gồm: cánh tay và vai.

Nguyên nhân có thể do người chơi đập vợt sai kỹ thuật, không khởi động hoặc khởi động không kỹ, tập luyện quá sức với cường độ cao, vấp ngã… Các chấn thương vùng khớp vai khi chơi cầu lông thường bao gồm các tình trạng sau:

  • Viêm gân cơ xoay: Là tình trạng viêm sưng tại gân của cơ xoay ở vai, gây đau và hạn chế khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành đau nhức mãn tính và mất khả năng cử động tay và vai.
  • Đau chóp xoay khớp vai: Do hoạt động lặp lại nhiều lần, khiến chóp xoay căng hoặc rách. Triệu chứng thường là đau âm ỉ, đặc biệt vào ban đêm hoặc sau khi hoạt động nhiều, dần dần làm yếu cơ và hạn chế các động tác như nâng tay, mặc áo.
  • Giãn, rách dây chằng bao khớp: Khi dây chằng bao khớp bị căng quá mức hoặc rách, người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội, sưng và bầm tím quanh vùng vai. Nếu không điều trị, có thể dẫn đến teo cơ, thoái hóa hoặc trật khớp vai.
Chơi cầu lông không đúng cách làm khớp vai bị tổn thương
Chơi cầu lông không đúng cách làm khớp vai bị tổn thương

Tùy vào tình trạng chấn thương khớp vai nhẹ hay nặng mà sẽ có những cách xử lý phù hợp. Điều đầu tiên người bệnh cần thực hiện là chườm lạnh/chườm nóng, dừng việc tập luyện để cơ bắp được nghỉ ngơi, giảm sưng viêm, giảm đau. Sau khi sơ cứu mà vùng tổn thương vẫn đau nhức nghiêm trọng thì bệnh nhân cần đến thăm khám tại bác sĩ để được áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Chấn thương vùng cổ tay

Các động tác thực hiện khi chơi cầu lông đòi hỏi phải cử động cổ tay liên tục trong thời gian dài. Cùng với đó đập vợt sai kỹ thuật, có thể khiến cổ tay chịu nhiều áp lực và dẫn đến chấn thương.

Các loại chấn thương khi chơi thể thao ở vùng cổ tay thường gặp gồm:

  • Căng cơ tay: Tình trạng cơ bắp ở tay bị co giãn quá mức gây tổn thương cơ, thậm chí là rách cơ. Triệu chứng thường gặp là đau nhức liên tục ngay cả khi nghỉ ngơi, không vận động gì, vùng tổn thương bị đỏ, tím và sưng tấy, cơ bắp căng cứng, cảm thấy yếu cơ, khó khăn khi cử động tay.
  • Bong gân cổ tay: Xảy ra khi dây chằng quanh khớp cổ tay bị kéo giãn quá mức dẫn đến tổn thương hoặc rách. Khu vực bong gân thường bị đau đớn, sưng to, nổi vết bầm tím, làm giảm khả năng vận động ở cổ tay
  • Gãy xương cổ tay: Là tình trạng nứt hoặc gãy một hoặc nhiều xương ở cổ tay, thường do té ngã với một bàn tay dang rộng khi chơi thể thao. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội, nhất là khi nắm chặt hoặc cử động bàn tay. Vùng cổ tay sưng tấy, bầm tím, có thể xuất hiện biến dạng rõ ràng như cổ tay bị cong, di lệch bất thường.
Cổ tay hoạt động quá mức tăng nguy cơ chấn thương
Cổ tay hoạt động quá mức tăng nguy cơ chấn thương

Đối với các chấn thương cổ tay ở mức độ nhẹ như căng cơ hoặc bong gân, người bệnh nên chườm lạnh để giảm sưng tấy, sau đó để cổ tay nghỉ ngơi vài ngày và có thể dùng thêm thuốc giảm đau. Còn với chấn thương nghiêm trọng như cổ tay biến dạng, gãy xương thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay (hay hội chứng khuỷu tay quần vợt) là chấn thương khi chơi thể thao ở các bộ môn thường sử dụng tay như cầu lông, tennis, chèo thuyền, golf,… Chấn thương xảy ra khi người bệnh luyện tập quá sức, đập cầu sai kỹ thuật hoặc dùng lực quá mạnh một cách đột ngột. Ngoài ra, trường hợp khuỷu tay bị cong hoặc yếu khi tập luyện với cường độ cao cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng chấn thương này.

Các triệu chứng thường gặp là đau nhức vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay, có thể lan xuống cẳng tay và cổ tay. Cơn đau kéo dài dù người bệnh ở trạng thái nghỉ ngơi và tăng thêm khi thực hiện co duỗi tay, cầm nắm đồ vật. Vùng khuỷu tay có cảm giác tê ngứa, nóng ra, lan dần ra cánh tay và ngón tay.

Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu của loại chấn thương khi chơi cầu lông trên thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh và hướng dẫn cách chữa trị kịp thời.

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Viêm lồi cầu trong xương cánh tay

Viêm lồi cầu trong xương cánh tay (hay viêm mỏm lồi cầu trong) là bệnh lý tương tự như viêm lồi cầu ngoài cánh tay nhưng khác biệt ở vị trí đau nằm bên trong khuỷu tay. Người chơi thường bị đau vùng lồi cầu trong cánh tay, cơn đau lan dần xuống cẳng tay và bên trong mu bàn tay.

Người bị chấn thương này thường bị hạn chế một số động tác như cầm nắm đồ vật, mở cửa, nâng vật nặng,.. Do đó người chơi nên khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và hạn chế các biến chứng như thoái hóa, xơ hóa gân duỗi.

Viêm lồi cầu trong xương cánh tay
Viêm lồi cầu trong xương cánh tay

Đau cột sống lưng

Một chấn thương khi chơi cầu lông thường gặp khác là đau cột sống lưng. Bộ môn này đòi hỏi người chơi phải thường xuyên xoay cột sống để đón đỡ cầu ở trước hoặc ở sau. Nếu thực hiện quá mức sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm, các khớp, dây chằng và cơ gân tại vùng cột sống thắt lưng dẫn đến chấn thương.

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ bị đau dữ dội lan rộng cả hai bên lưng, cơn đau diễn tra trong 1 – 2 ngày hoặc kéo dài cả tuần. Nếu bệnh nhân không chữa trị đúng cách và kịp thời, căn bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính, gây nhiều hệ lụy đến xương khớp, cột sống.

Đau lưng cột sống do thường xuyên xoay người
Đau lưng cột sống do thường xuyên xoay người

Viêm bao gân cổ tay

Viêm bao gân cổ tay là tình trạng các mô mềm quanh cổ tay bị viêm, gây kích ứng và đau khi người bệnh hoạt động cổ tay. Triệu chứng của loại chấn thương này bao gồm khó khăn khi cử động cổ tay và bàn tay, cảm giác căng cứng cơ, gân cổ tay bị sưng tấy, đau nhức, có thể kèm theo sốt.

Bệnh viêm bao gân cổ tay cần được điều trị sớm để tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như xơ cứng bì hoặc nhiễm trùng lan rộng.

Các động tác tay lặp lại liên tục gây viêm bao gân cổ tay
Các động tác tay lặp lại liên tục gây viêm bao gân cổ tay

Chấn thương đầu gối

Đầu gối là bộ phận phải chịu áp lực nâng đỡ cơ thể khi chạy nhảy. Chấn thương đầu gối có thể xảy ra do người chơi chuyển động về phía trước hoặc lùi về sau một cách đột ngột. Việc di chuyển liên tục với cường độ cao khiến khớp gối bị ma sát liên tục không có thời gian phục hồi,…

Một số loại chấn thương đầu gối thường gặp khi chơi cầu lông gồm:

  • Viêm gân bánh chè: Các dấu hiệu nhận biết là cơn đau âm ỉ ở đầu gối, mức độ đau nặng hơn khi vận động, leo cầu thang gấp duỗi chân…, đầu gối căng cứng và khó vận động. Căn bệnh này có thể tự khỏi sau một thời gian hoặc tiến triển nặng hơn thành dạng mãn tính.
  • Đứt dây chằng đầu gối: Do tiếp đất sai kỹ thuật, tập luyện quá sức hoặc không nghỉ ngơi đầy đủ khi bị chấn thương chân. Dây chằng đầu gối bị rách hoặc đứt hoàn toàn gây đau đớn dữ dội, giảm khả năng vận động khớp đầu gối. Nếu để lâu không điều trị kịp thời có thể gây teo cơ đùi, rách sụn chêm, thoái hóa khớp gối.
Đầu gối chấn thương vì chịu áp lực thường xuyên
Đầu gối chấn thương vì chịu áp lực thường xuyên

Bong gân cổ chân

Một loại chấn thương khi chơi cầu lông thường gặp khác là bong gân cổ chân. Các dấu hiệu nhận biết là tình trạng sưng tấy, đau nhức cổ chân, cảm giác lỏng lẻo vùng khớp cổ chân, khó thực hiện động tác co duỗi hoặc đi lại như bình thường.

Tình trạng sưng hoặc bầm tím có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau khoảng 48 giờ, tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Dây chằng ở cổ chân giãn quá mức gây bong gân
Dây chằng ở cổ chân giãn quá mức gây bong gân

Cách xử lý chấn thương khi chơi cầu lông

Khi gặp chấn thương, nguyên tắc R.I.C.E (Rest, Ice, Compression, Elevation) là phương pháp cơ bản và hiệu quả để hỗ trợ giảm đau.

  • R – Rest (Nghỉ ngơi): Người bệnh cần tạm dừng các hoạt động thể thao, hạn chế đi lại để cơ xương khớp vùng tổn thương được nghỉ ngơi, giảm chảy máu và phù nề, hạn chế chấn thương nặng hơn.
  • I – Ice (Chườm đá): Chườm đá lên vùng chấn thương sẽ làm co mạch máu, giảm lưu thông máu vùng bị thương và giảm sưng tấy, giảm đau hiệu quả. Nên chườm lạnh trong khoảng 48 đầu chấn thương. Mỗi lần chườm từ 15 – 20 phú
  • C – Compress (Băng ép): Dùng vải băng hoặc băng thun quấn quanh khu vực chấn thương để cố định và tạo điểm vững chắc cho cơ xương khớp bị tổn thương. Không nên quấn băng quá chặt sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
  • E – Elevate (Nâng cao): Khi nằm nghỉ ngơi, người bệnh nên nâng bộ phận bị chấn thương ở vị trí cao hơn tim để giúp giảm sưng, viêm.
Xử lý chấn thương khi chơi cầu lông bằng phương pháp R.I.C.E
Xử lý chấn thương khi chơi cầu lông bằng phương pháp R.I.C.E

Điều trị chấn thương khi chơi cầu lông tại Optimal365 Chiropractic

Dù bạn là người chơi chuyên nghiệp, nguy cơ chấn thương khi chơi cầu lông hoàn toàn vẫn có thể xảy ra. Lý do là vì quá trình thi đấu và tập luyện liên tục ở cường độ cao sẽ dễ dẫn đến những vấn đề như: căng cơ, đau lưng. Liên quan đến cơ xương khớp hoặc hệ mô mềm như sụn, gân, dây chằng. Lâu dần sẽ trở thành bệnh lý nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

Thấu hiểu rằng việc tiếp tục duy trì phong độ thể thao luôn cần có sự đồng hành, hỗ trợ của biện pháp điều trị an toàn, không xâm lấn. Vì vậy, tại Trung tâm trị liệu cơ xương khớp, cột sống Optimal365 Chiropractic đã và đang mang đến phác đồ điều trị chấn thương thể thao chuyên sâu, đáp ứng tiêu chí 3 Không: Không tiêm – Không thuốc – Không phẫu thuật.

  • Trị liệu thần kinh Cột sống: Chúng tôi tập trung vào việc khôi phục đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống, điều chỉnh các sai lệch ở vùng cơ, gân, dây chằng và đốt sống về đúng vị trí, đặc biệt là trong trường hợp chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông như chấn thương lưng và cột sống. Quá trình này giúp giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh, từ đó cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho đĩa đệm. Nhờ đó, cơ thể sẽ trở về trạng thái cân bằng tự nhiên, kích thích cơ chế tự chữa lành mà không cần can thiệp bằng thuốc hay phẫu thuật.
  • Trị liệu cơ chuyên sâu: Chúng tôi thực hiện các kỹ thuật nhằm giải tỏa các điểm trigger point, giảm tình trạng co cứng và xơ hóa, giúp giảm đau và căng cứng ở vùng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như cơ đùi và cơ lưng dưới sau những trận đấu cầu lông căng thẳng. Các phương pháp này không chỉ cải thiện sức mạnh của nhóm cơ mà còn giải quyết triệt để vấn đề đau mỏi ở những khu vực cơ bị co rút do hoạt động thể chất. Nhờ việc tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng, các vùng cơ, xương khớp và cột sống bị tổn thương sẽ được phục hồi một cách hiệu quả.
  • Trị liệu công nghệ cao: Sử dụng các công nghệ điều trị tiên tiến, chúng tôi nhanh chóng giảm cơn đau và viêm do thoát vị đĩa đệm và các chấn thương khác thường gặp trong thể thao, bao gồm viêm khớp gối và viêm gân. Các liệu pháp này không chỉ ngăn ngừa tình trạng phù nề mà còn kiểm soát viêm cơ-xương khớp, giảm thiểu nguy cơ tái phát. Bằng cách phá vỡ co thắt ở các cơ tầng sâu, chúng tôi kích thích sản sinh collagen, thúc đẩy quá trình phục hồi với hiệu quả cao gấp 5 lần so với phương pháp truyền thống.
  • Bài tập phục hồi chức năng: Chúng tôi cung cấp một hệ thống bài tập chuyên biệt, được thiết kế phù hợp với từng tình trạng bệnh lý, đặc biệt là những chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông như chấn thương gân Achilles và căng cơ bắp đùi. Những bài tập này không chỉ kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể mà còn giúp ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Chúng tôi cam kết duy trì tối đa hiệu quả sau điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà không để lại biến chứng.
Optimal365 Chiropractic điều trị chấn thương do chơi cầu lông hiệu quả
Optimal365 Chiropractic điều trị chấn thương do chơi cầu lông hiệu quả

Cách phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông

Để phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông hiệu quả, người chơi cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Khởi động kỹ lưỡng: Đây là quy tắc cơ bản nhất khi chơi bất cứ một bộ môn thể thao nào. Bạn nên dành khoảng từ 5 đến 10 phút khởi động sẽ giúp các khớp tay, chân được làm nóng, kịp thích nghi với quá trình vận động.
  • Đúng tư thế, kỹ thuật chơi: Điều này vừa có thể giúp bạn “tiết kiệm” năng lượng khi thi đấu, vừa hỗ trợ phòng ngừa chấn thương. Đặc biệt, hạn chế cúi, gập hoặc nghiêng người quá nhiều.
  • Quản lý thời gian và tần suất tập luyện: Vận động ở cường độ vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tập luyện quá mức sẽ khiến vùng cơ không có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục, sẽ dễ gây áp lực lên cơ, xương, khớp và dẫn đến chấn thương.
  • Tầm soát, kiểm tra sức khỏe cơ xương khớp định kỳ: Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện chấn thương hoặc nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến chấn thương.

Bất cứ ai dù là người chơi bình thường hay vận động viên chuyên nghiệp cũng đều có nguy cơ bị chấn thương khi chơi cầu lông. Do đó, mỗi người cần khởi động cẩn thận, nâng cao kỹ thuật để chơi cầu lông đúng cách và bảo vệ mình tốt hơn. Trong trường hợp gặp chấn thương ngoài ý muốn, người chơi nên áp dụng biện pháp sơ cứu và đến thăm khám tại bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Peng, D., Mao, Z., Zhang, W., Yu, J., & Zhang, S. (2023). In vivo knee biomechanics during badminton lunges at different distances and different foot positions by using the dual fluoroscopic imaging system. *Frontiers in Bioengineering and Biotechnology, 11*, 1320404. https://doi.org/10.3389/fbioe.2023.1320404

2. Marouvo, J., Tavares, N., Dias, G., & Castro, M. A. (2023). The effect of ice on shoulder proprioception in badminton athletes. *European Journal of Investigation in Health, Psychology and Education, 13*(3), 671-683. https://doi.org/10.3390/ejihpe13030051

3. Malwanage, K. T., Senadheera, V. V., & Dassanayake, T. L. (2022). Effect of balance training on footwork performance in badminton: An interventional study. *PLoS ONE, 17*(11), e0277775. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0277775

4. Defrate, L. E., Papannagari, R., Gill, T. J., Moses, J. M., Pathare, N. P., and Li, G. (2006). The 6 degrees of freedom kinematics of the knee after anterior cruciate ligament deficiency: an in vivo imaging analysis. Am. J. Sports Med. 34 (8), 1240–1246. doi:10.1177/0363546506287299

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch