Mặc dù mổ thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống, thế nhưng nguy cơ tái phát vẫn tồn tại. Tỷ lệ tái phát có thể dao động từ 5-20% và thường xảy ra trong vòng 1-2 năm sau phẫu thuật. Các yếu tố rủi ro như tuổi tác, tình trạng cột sống trước phẫu thuật và việc không tuân thủ chương trình phục hồi đều có thể làm tăng nguy cơ tái phát, thậm chí nhiều trường hợp tình trạng bệnh có thể trở nặng hơn. Do đó, để giảm nguy cơ tái phát bệnh, quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường chỉ được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể, khi các biện pháp điều trị nội khoa không thể giải quyết triệt để tình trạng đau nhức của bệnh nhân. Dưới đây là các trường hợp thường được bác sĩ cân nhắc chỉ định phẫu thuật:
- Chèn ép dây thần kinh cấp tính: Khi khối nhân nhầy của đĩa đệm bị rò rỉ liên tục, sẽ gây áp lực đến các khu vực dây thần kinh bị ảnh hưởng. Dẫn đến rối loạn chức năng bó sợi và dẫn đến suy yếu cơ, mất cảm giác phản xạ gân xương, cảm giác tê, ngứa, tái phát liên tục.
- Xuất hiện hội chứng yên ngựa: Đây là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng (đĩa đệm L4-L5, L5-S1) gây chèn ép trực tiếp lên rễ thần kinh giao cảm, gây rối loạn chức năng cơ tròn khu vực hậu môn. Dẫn đến rối loạn tiểu tiện, bí tiểu, tiểu không tự chủ. Nghiêm trọng hơn, có thể gây rối loạn cảm giác bộ phận sinh dục.
- Thoát vị đĩa đệm gây viêm màng nhện tủy sống: Gây đau nhói liên hồi ở vùng lưng, gây co giật, co thắt vùng cơ khiến người bệnh không thể ngồi, thường xuyên chuột rút cơ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các rối loạn về bàng quang và ruột.
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Mổ thoát vị đĩa đệm tiềm ẩn những rủi ro nhất định sau khi thực hiện. Những biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng : Đây là biến chứng phổ biến nhất, thường xảy ra tại vết mổ hoặc các vị trí xung quanh. Nếu không được can thiệp kịp thời, vết thương đĩa đệm nhiễm trùng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy sống và các dây thần kinh lân cận, gây hoại tử, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Tổn thương dây thần kinh : Trong quá trình phẫu thuật, nếu không cẩn thận, các dây thần kinh cột sống xung quanh vị trí thoát vị có thể bị tổn thương, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức, tê bì, mất cảm giác, thậm chí liệt vĩnh viễn.
- Tái phát thoát vị đĩa đệm : Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật được báo cáo là từ 5-7%, buộc bệnh nhân phải thực hiện thêm các ca phẫu thuật khác, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị lâu dài.
- Đau mãn tính : Sau phẫu thuật, một số ít bệnh nhân có cảm giác đau nhức ở vị trí mổ, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Thoái hóa đĩa đệm: Quá trình phẫu thuật thường ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của đĩa đệm, làm suy yếu khả năng chống đỡ và hấp thụ lực của cột sống. Điều này có thể thúc đẩy tốc độ thoái hóa nhanh hơn ở các đĩa đệm đã bị tổn thương hoặc các đĩa đệm lân cận. Mặt khác, sau khi phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, vùng cột sống sẽ không thể quay về khả năng linh hoạt như ban đầu, đối với các trường hợp sau mổ không kiêng khem, vận động mạnh gây tác động lên vùng mổ thoát vị, lâu dần cũng sẽ khiến tốc độ thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Để giảm thiểu rủi ro biến chứng, hãy chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm thật cẩn thận và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn phục hồi. Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao bởi đội ngũ y tế, tránh các tình huống biến chứng sau phẫu thuật.
Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm khi nằm viện
Giai đoạn 1 – 24 giờ đầu sau phẫu thuật:
- Người bệnh cần hạn chế vận động, nằm nghỉ ngơi tại giường và tránh các động tác xoắn vặn cơ thể. Việc đi đại tiểu tiện trong 48 giờ đầu cũng phải có người chăm sóc hỗ trợ để hạn chế tối đa sự di chuyển của bệnh nhân.
- Vệ sinh vết mổ là một phần không thể bỏ qua trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật (phải được thực hiện bởi nhân viên y tế được đào tạo bài bản). Người thực hiện cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vết mổ, sử dụng bông gòn và nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng. Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hoặc sử dụng bất kỳ phương pháp can thiệp Y tế nào khác mà không có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Giai đoạn 2 – Sau phẫu thuật 1 tuần:
Sau giai đoạn đầu tiên, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động nhẹ với sự hỗ trợ của người chăm sóc. Đồng thời, khuyến khích bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu trong 4 ngày đầu.
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cũng cần được chú trọng. Ưu tiên các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa, tránh sử dụng quá nhiều dầu mỡ và gia vị. Thực đơn ăn uống cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, chất xơ, tinh bột, chất béo (các loại chất béo không bão hòa), vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc kiêng cữ một số thực phẩm cũng quan trọng.
Phục hồi chức năng đĩa đệm sau khi mổ tại nhà
Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần chú trọng đến việc tập luyện nhẹ nhàng các nhóm cơ xung quanh như: cơ lưng, cơ mông, cơ bụng để tăng sức mạnh bảo vệ tốt hơn vùng lưng bị tổn thương. Từ đó, bệnh nhân sẽ được phục hồi lại khả năng vận động linh hoạt của các nhóm cơ xương khớp, thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể.
Sau khi mổ 3 tháng đầu.
Hậu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sau ba tháng đầu, cần phải chú trọng đến việc phục hồi chức năng tốt nhất
Trong giai đoạn này, người bệnh nên nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng cho cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo mô. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: đai, nẹp để giảm áp lực lên các đốt sống vùng phẫu thuật.
Ngoài ra, hãy hạn chế vận động mạnh và nâng vật nặng để tránh làm tổn thương vùng lưng đang hồi phục. Tuy nhiên, việc hạn chế vận động không có nghĩa là hoàn toàn không di chuyển. Vì việc duy trì các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ ngắn hoặc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa teo cơ.
Các bài tập này thường bao gồm các động tác nhẹ nhàng như co duỗi chân, tập thở và các tư thế yoga nhẹ nhàng, nhằm mục đích giúp lưu thông máu huyết và tăng cường sức mạnh cho cột sống. Từ đó, mang lại sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể.
Không ngồi quá nhiều
Ngồi lâu có thể tạo áp lực không mong muốn lên cột sống và đĩa đệm, đặc biệt là hậu phẫu thuật, những vùng này đang rất yếu và cần được bảo vệ . Để tránh thói quen này, hãy thực hiện các chuyển động nhẹ nhàng như đứng dậy và di chuyển sau mỗi 30 phút ngồi, sử dụng ghế có hỗ trợ lưng tốt. Đồng thời, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng đơn giản để cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Kiên nhẫn
Quá trình hồi phục sau phẫu thuật đĩa đệm đòi hỏi sự kiên nhẫn và cẩn trọng. Khác với những vết thương thông thường, đĩa đệm cần thời gian để tái tạo cấu trúc và chức năng vốn có. Vì vậy, vào thời điểm này, việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần chú ý đến việc tạo động lực và khuyến khích tinh thần lạc quan cho người bệnh.
Nhiều người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, thậm chí thất vọng vì tốc độ hồi phục chậm hơn mong đợi. Điều này hoàn toàn bình thường, bởi cơ thể cần có thời gian để thực hiện quá trình trao đổi chất tự nhiên. Việc vội vàng trở lại các hoạt động mạnh hay công việc nặng nhọc không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ hồi phục mà còn tiềm ẩn nguy cơ làm cho vết thương tái phát.
Hạn chế gây áp lực lên lưng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phục hồi là hạn chế gây áp lực lên lưng. Tránh các hoạt động nặng như bê vác, đẩy, hoặc kéo vật nặng có thể gây áp lực lên cột sống. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc duy trì tư thế đúng và sử dụng các kỹ thuật nâng đúng cách khi cần thiết.
Tái khám định kỳ
Tái khám định kỳ sau phẫu thuật là một phần không thể thiếu trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bạn. Các buổi tái khám này giúp bác sĩ theo dõi tiến trình phục hồi và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh.
Thông thường, lần tái khám đầu tiên sẽ diễn ra 2 tuần sau phẫu thuật và lần thứ hai từ 6 đến 8 tuần sau đó. Duy trì liên lạc với bác sĩ và thông báo kịp thời mọi thay đổi về tình trạng sức khỏe giúp đảm bảo rằng mọi vấn đề có thể được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh sau phẫu thuật
Sau khi trải qua phẫu thuật, người bệnh cần duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối. Dưới đây là một số khuyến nghị về chế độ ăn uống sau phẫu thuật bệnh nhân có thể tham khảo.
Nạp nhiều calo hơn cho cơ thể
Calo cung cấp năng lượng cần thiết để cơ thể hoạt động và phục hồi. Sau phẫu thuật, nhu cầu calo của cơ thể tăng lên do quá trình chữa lành và tái tạo mô tiêu tốn nhiều năng lượng hơn bình thường. Người bệnh có thể tăng cường calo thông qua việc ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng như ngũ cốc nguyên hạt, sữa, và các loại hạt.
Mặc khác, việc không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể có thể dẫn đến việc phân hủy các mô cơ thể như cơ và dây chằng, làm chậm quá trình lành vết thương, đồng thời kéo dài quá trình hồi phục.
Bổ sung thêm chất đạm
Chất đạm hay protein là thành phần cần thiết cho việc sửa chữa và tái tạo mô cơ thể. Protein giúp xây dựng và duy trì các mô cơ thể, đồng thời hỗ trợ sửa chữa làn da và tăng cường hệ miễn dịch. Một chế độ ăn giàu protein có thể bao gồm thịt nạc, cá, trứng, phô mai, đậu và các chế phẩm từ sữa.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày để giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen này cũng giúp duy trì mức đường huyết ổn định, tránh cảm giác đói quá mức hoặc no quá tải.
Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và chất xơ
Sau phẫu thuật, hãy cân nhắc xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ và nước cho quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ. Chất xơ có trong rau củ, trái cây, hoa quả,… đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón – một biểu hiện thường gặp hậu các ca phẫu thuật.
Nước không chỉ giúp hòa tan chất xơ mà còn cần thiết cho tất cả các quá trình sinh học trong cơ thể, bao gồm cả việc vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ chất cặn bã. Uống đủ nước cũng giúp làm loãng dịch tiêu hóa, giảm nguy cơ hình thành sỏi và hỗ trợ thận lọc máu, loại bỏ chất thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu.
Phục hồi chức năng đĩa đệm sau mổ với chương trình điều trị chuyên biệt tại Optimal365 Chiropractic.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm phải đi đôi với việc phục hồi chức năng để mang lại hiệu quả chữa trị tối ưu. Với mong muốn giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng – an toàn và hiệu quả sau phẫu thuật. Optimal365 Chiropractic hiện đang mang đến phác đồ điều trị phục hồi chức năng chuyên biệt, chuẩn quốc tế.
Trị liệu cơ chuyên sâu.
Trị liệu cơ là một phần không thể thiếu trong quá trình phục hồi, bao gồm việc sử dụng nhiệt, lạnh, điện, sóng siêu âm để giảm đau và thúc đẩy quá trình lành thương. Tại Optimal365 Chiropractic, các phác đồ điều trị được thiết kế cá nhân hóa, kết hợp với trang thiết bị công nghệ hiện đại, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và kích hoạt cơ chế tự chữa lành tổn thương của cơ thể nhanh gấp 5 lần.
Chữa lành tổn thương từ sâu bên trong mô cơ bằng các máy móc công nghệ cao.
Optimal365 Chiropractic sở hữu hệ thống máy móc và trang thiết bị vật tư hiện đại, tiên tiến hàng đầu, hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị và phục hồi. Các thiết bị như máy kéo giãn cột sống, máy sóng siêu âm với công nghệ mới nhất. Điều này đảm bảo rằng mọi quy trình điều trị đều được thực hiện chính xác, an toàn, và đạt hiệu quả cao nhất. Giúp tối ưu hóa việc chữa lành các tổn thương mô cơ từ sâu bên trong. Các thiết bị này có thể giúp tăng cường sự linh hoạt, cải thiện lưu thông máu và giảm viêm, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi tổng thể.
Hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng.
Nghiên cứu và thiết kế các bài tập chuyên biệt nhằm tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện độ linh hoạt của cột sống và giảm đau hiệu quả. Các bài tập được cá nhân hóa dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ phục hồi của từng bệnh nhân, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và quay trở lại cuộc sống bình thường một cách nhanh chóng và an toàn.
Lời kết
Quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm đòi hỏi sự kiên nhẫn từ phía bệnh nhân. Khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm, cả bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục nhanh và không xảy ra biến chứng. Nếu bạn đang tìm kiếm liệu trình phục hồi chức năng an toàn và phù hợp, hãy liên hệ ngay Optimal365 Chiropractic để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Pietrangelo, A. (2019, March 6). Herniated Disc Surgery: What to Expect. Healthline. Retrieved from https://www.healthline.com/health/bone-health/herniated-disk-surgery
2. PharmD, J. C. (2019, October 25). What to Know About Herniated Disc Surgery. Retrieved from https://www.medicalnewstoday.com/articles/326780
3. Surgery for Herniated Disc. (n.d.). NYU Langone Health. Retrieved from https://nyulangone.org/conditions/herniated-disc/treatments/surgery-for-herniated-disc
4. When Do I Need Surgery for a Herniated Disk? (2020, November 18). WebMD. Retrieved from https://www.webmd.com/back-pain/surgery-for-herniated-disk
5. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Retrieved from https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2392812054189151&id=537213673082341&set=a.538209479649427