Loader logo

Châm cứu chữa đau vai gáy có thực sự mang lại hiệu quả?

thumbnail
By Optimal365 Chiropractic
31/12/2024
|

Đau vai gáy là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là những ai làm công việc văn phòng hoặc lao động nặng. Khi các phương pháp điều trị Tây y chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, nhiều người đã tìm đến y học cổ truyền đặc biệt là châm cứu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Liệu châm cứu đau vai gáy có thực sự hiệu quả không? Hay chỉ đơn thuần là một liệu pháp giảm đau tạm thời? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động và hiệu quả của phương pháp châm cứu trong điều trị đau vai gáy.

Phương pháp châm cứu chữa đau gáy là gì?

Châm cứu là một phương pháp trong Y Học Cổ Truyền Trung Quốc, có lịch sử hàng nghìn năm. Theo các nhà học cổ truyền Trung Quốc, cơ thể con người có hơn 2.000 huyệt đạo, liên kết qua các đường kinh mạch. Trong phương pháp châm cứu, những cây kim mảnh đã được khử trùng sẽ được châm vào các huyệt đạo trên cơ thể. Đa số mọi người cho biết họ chỉ cảm thấy đau nhẹ khi kim được châm vào. Trong một số trường hợp, kim có thể được làm nóng hoặc sử dụng dòng điện nhẹ để tăng cường hiệu quả điều trị.

Cơ chế hoạt động của châm cứu trong điều trị đau vai gáy như sau:

  • Kích thích huyệt đạo: Khi kim châm vào huyệt đạo, nó sẽ kích thích các dây thần kinh giải phóng endorphin (chất giảm đau tự nhiên của cơ thể), giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu.
  • Điều chỉnh khí huyết: Bằng cách tác động vào các huyệt đạo, châm cứu giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng cơ bắp. Từ đó giảm viêm và sưng tấy, giúp các mô tổn thương phục hồi nhanh chóng, cũng như làm dịu cơn đau và tăng khả năng vận động của cổ.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Châm cứu giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng cổ, cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các mô, giúp các mô tổn thương phục hồi nhanh hơn.
Châm cứu tác động đến hệ thần kinh trung ương và ngoại biên
Châm cứu tác động đến hệ thần kinh trung ương và ngoại biên

Các huyệt đạo châm cứu chữa đau vai gáy

Đây là những huyệt đạo thường được sử dụng trong châm cứu để điều trị đau vai gáy. Dưới đây là thêm một số huyệt đạo khác và thông tin chi tiết về các huyệt đã nêu:

  • Huyệt a thị: Đây không phải là một huyệt đạo cố định mà là điểm đau nhất khi ấn vào vùng vai gáy. Châm cứu vào huyệt a thị giúp làm giảm cơn đau và cải thiện lưu thông máu tại khu vực bị đau.
  • Huyệt phong phủ: Nằm ở điểm lõm giữa gáy, huyệt này có tác dụng làm giảm cảm giác nặng nề ở cổ và vai giúp thư giãn cơ bắp.
  • Huyệt phong trì: Nằm ở gáy, giáp với đáy sọ nơi giao nhau giữa cơ ức đòn chũm và cơ thang. Huyệt này giúp làm giảm căng thẳng và đau đớn ở vùng cổ và vai, đồng thời cải thiện lưu thông khí huyết.
  • Huyệt thiên trụ: Nằm ngang tầm cổ, dưới u lồi chẩm phía ngoài. Châm cứu tại huyệt này giúp giảm đau nhức ở vùng cổ và gáy, đồng thời hỗ trợ thư giãn các cơ bắp xung quanh.
  • Huyệt phong môn: Được đặt cách cột sống cổ thứ hai bên trái 1.5 thốn. Huyệt này hỗ trợ giảm đau và cứng cơ ở vùng cổ và vai.
  • Huyệt kiên tỉnh: Nằm trên bả vai, cách 3 thốn theo chiều ngang từ cột sống cổ. Châm cứu tại huyệt này giúp giảm đau vai gáy và cải thiện khả năng vận động của cánh tay.
  • Huyệt khúc trì: Nằm ở mặt lõm của khuỷu tay. Huyệt này hỗ trợ giảm đau và cải thiện lưu thông máu trong khu vực vai và tay.
  • Huyệt hợp cốc: Nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Đây là huyệt có tác dụng giảm đau và căng thẳng không chỉ ở vai gáy mà còn ở các vùng khác của cơ thể.
  • Huyệt cách du: Cách 1.5 thốn từ cột sống thứ bảy, huyệt này giúp giảm đau và cải thiện lưu thông khí huyết tại vùng lưng và cổ.
  • Huyệt kiên ngung: Điểm giao nhau giữa xương cánh tay và xương bả vai. Huyệt này có tác dụng làm giảm căng thẳng và đau nhức ở vùng vai và cổ.
  • Huyệt thiên tông: Nằm ở cột sống thứ tư tại đáy xương bả vai. Châm cứu tại huyệt này giúp cải thiện chức năng của cơ bắp và giảm đau nhức ở vùng vai.
Các huyệt đạo châm cứu chữa đau vai gáy như huyệt phong trì, huyệt kiên tỉnh, huyệt thiên tông,...
Các huyệt đạo châm cứu chữa đau vai gáy như huyệt phong trì, huyệt kiên tỉnh, huyệt thiên tông,…

Phương pháp châm cứu có thực sự chữa khỏi bệnh đau vai gáy không?

Theo y học cổ truyền, đau vai gáy có thể bắt nguồn từ sự mất cân bằng âm dương, nhiễm phong hàn, hoặc cơ thể suy nhược. Những yếu tố này dẫn đến tình trạng khí huyết ứ trệ, gây áp lực lên cơ, gân và dây thần kinh, từ đó gây ra các cơn đau nhức, mỏi mệt và hạn chế vận động. Tuy nhiên, đau vai gáy thường chủ yếu liên quan đến các rối loạn trong hệ cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy, đặc biệt là các bệnh lý cột sống cổ như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay gai cột sống.

Mặc dù châm cứu có thể giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị, nhưng cơ chế này chỉ tác động đến triệu chứng tạm thời mà không giải quyết nguyên nhân gốc rễ liên quan đến sự sai lệch cấu trúc cột sống. Kết quả là sau khi châm cứu, người bệnh thường cảm thấy bớt đau và thoải mái hơn nhưng thường không được lâu dài, khiến cơn đau có khả năng tái phát lại.

Châm cứu chỉ là giải pháp giảm đau vai gáy tạm thời và không thể điều trị dứt điểm
Châm cứu chỉ là giải pháp giảm đau vai gáy tạm thời và không thể điều trị dứt điểm

Do đó, để có thể giải quyết triệt để cơn đau vai gáy và phục hồi sức khỏe toàn diện, người bệnh cần một liệu trình điều trị có khả năng điều chỉnh lại cấu trúc cột sống. Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) đã được công nhận với hiệu quả vượt trội trong việc sắp xếp lại cấu trúc cột sống, giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau vai gáy một cách bền vững.

Tại Trung tâm Trị liệu Cơ xương khớp Cột sống Optimal365 Chiropractic, chúng tôi áp dụng phác đồ điều trị toàn diện và cá nhân hóa thông qua việc kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống, Vật lý trị liệu cùng với các bài tập phục hồi chức năng. Phương pháp này đã mang lại hiệu quả vượt trội, giúp nhiều khách hàng cải thiện linh hoạt và phục hồi các vấn đề đau cổ vai gáy mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chiropractic đến từ Mỹ, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại Optimal365 Chiropractic Sẽ đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình điều trị. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ tiến trình phục hồi của bạn, điều chỉnh liệu trình khi cần thiết và cung cấp các liệu pháp hỗ trợ bổ sung để giúp bạn hồi phục nhanh chóng và duy trì sức khỏe lâu dài.

Bệnh nhân được thăm khám trước khi bắt đầu liệu trình châm cứu chữa đau vai gáy
Bệnh nhân được thăm khám trước khi bắt đầu liệu trình châm cứu chữa đau vai gáy

FAQ châm cứu đau vai gáy

Châm cứu chữa đau vai gáy mất bao lâu?

Thời gian điều trị bằng châm cứu thường dao động từ 1-2 tuần, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tần suất châm cứu có thể là 1 hoặc 2 lần/ngày. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc liệu trình điều trị. Việc ngắt quãng hoặc dừng liệu trình giữa chừng có thể làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí khiến bệnh tình trở nên phức tạp hơn. Châm cứu là một quá trình điều hòa khí huyết, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị đã được lên.

Châm cứu vai gáy có rủi ro không?

Châm cứu nếu không được thực hiện bởi người có chuyên môn và trong môi trường vô trùng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Một trong những biến chứng đáng sợ nhất là tổn thương thần kinh. Khi kim châm tác động sai vị trí hoặc quá sâu nó có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê liệt, yếu cơ hoặc thậm chí là liệt hoàn toàn.

Ngoài ra, nếu dụng cụ châm cứu không được sát khuẩn kỹ, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như áp xe, viêm tấy, nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng người bệnh. Nhiều trường hợp đã ghi nhận bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu sau khi châm cứu với các triệu chứng như sốt cao, đau nhức dữ dội thậm chí là nhiễm trùng máu.

Châm cứu giảm đau vai gáy áp dụng cho đối tượng nào?

Châm cứu giảm đau vai gáy thường được áp dụng cho những đối tượng gặp phải các vấn đề như:

  • Người bị đau vai gáy do căng thẳng hoặc stress
  • Người làm việc văn phòng hoặc ngồi lâu
  • Người bị chấn thương hoặc căng cơ
  • Người mắc các bệnh lý về cột sống cổ như thoái hóa đốt sống cổ
  • Người bị triệu chứng đau vai gáy do tư thế sai
Châm cứu là phương pháp giảm đau tạm thời cho những người bị đau vai gáy do căng thẳng hoặc stress
Châm cứu là phương pháp giảm đau tạm thời cho những người bị đau vai gáy do căng thẳng hoặc stress

Có mấy loại hình thức châm cứu chữa đau vai gáy?

Có ba loại hình châm cứu đau vai gáy cơ bản như điện châm (sử dụng dòng điện để tăng cường tác động của kim vào huyệt), thủy châm (tiêm thuốc trực tiếp vào huyệt để điều trị) và cứu ngải (dùng điếu ngải đốt rồi hơ vào huyệt). Trong số đó, điện châm cứu là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

Qua bài viết này, Optimal 365 Chiropractic đã chia sẻ những thông tin về phương pháp châm cứu đau vai gáy. Nhìn chung, châm cứu không phải là phương pháp phù hợp cho tất cả mọi người trong việc điều trị đau vai gáy. Hiệu quả của châm cứu thường chỉ mang tính tạm thời và thích hợp hơn cho những trường hợp đau nặng cần giảm đau nhanh chóng. Bên cạnh đó, phương pháp này tiềm ẩn những rủi ro nhất định, bao gồm nguy cơ nhiễm trùng, teo cơ, thậm chí là bại liệt nếu không được thực hiện đúng cách.

Do đó, Optimal365 Chiropractic luôn khuyến cáo không nên chủ quan với triệu chứng đau vai gáy, ngay cả khi mới xuất hiện. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị hiệu quả hơn. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tìm hiểu kỹ càng và ưu tiên các liệu trình có khả năng giải quyết triệt để vấn đề, giúp thoát khỏi cơn đau nhanh chóng và rút ngắn thời gian hồi phục.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Boyle, K. D. A., M.S., L.Ac., Dipl. Ac., & Villines, Z. (2022, May 31). Can acupuncture help neck pain? https://www.medicalnewstoday.com/articles/acupuncture-for-neck-pain

2. Breeze Academy. (2023, June 23). Can acupuncture help neck and shoulder pain? https://breeze.academy/blog/can-acupuncture-help-neck-and-shoulder-pain

3. Berger, A. A., et al. (2021). Efficacy of dry needling and acupuncture in the treatment of neck pain. PMCID https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8314077/

4. Chen, L., et al. (2021). Optimized acupuncture treatment (acupuncture and intradermal needling) for cervical spondylosis–related neck pain: A multicenter randomized controlled trial. Pain, 162(3), 909-917. https://journals.lww.com/pain/fulltext/2021/03000/optimized_acupuncture_treatment__acupuncture_and.9.aspx

5. Farag, A. M., et al. (2020). The effectiveness of acupuncture in the management of persistent regional myofascial head and neck pain: A systematic review and meta-analysis [Abstract]. European Journal of Pain, 24(9), 1690-1700. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S096522991930202X

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch