Loader logo

[Optimal365 chia sẻ] Các vị trí đau đầu nguy hiểm bạn cần biết

thumbnail
By Optimal365 Chiropractic
31/12/2024
|

Cơn đau đầu xuất hiện thoáng qua thường lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời. Trong bài viết sau đây, Optimal365 Chiropractic sẽ phân tích các vị trí đau đầu nguy hiểm cần lưu ý và cách xử trí kịp thời khi có dấu hiệu nghi ngờ để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng đau đầu là gì?

Đau đầu là tình trạng đau nhói, khó chịu xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở vùng đầu từ trán, thái dương cho đến phía sau đầu, cổ gáy. Tùy theo mức độ, vị trí và loại đau mà cơn đau đầu có thể âm ỉ, châm chích, đau nhói hoặc đau dữ dội. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển dần, kéo dài từ vài phút, vài giờ hoặc vài ngày.

Đau đầu được chia thành 2 loại chính gồm đau đầu nguyên phát (không do bệnh lý như đau nửa đầu, đau đầu căng thẳng…) hoặc đau đầu thứ phát (do nguyên nhân bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, viêm xoang, rối loạn thần kinh…).

Cơn đau đầu khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và uể oải
Cơn đau đầu khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và uể oải

Các vị trí đau đầu nguy hiểm cần lưu ý

Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau đầu có thể giúp bác sĩ xác định loại đau đầu. Người bệnh nên ghi chép về các yếu tố như: tác nhân gây đau, thời điểm khởi phát, mức độ cơn đau, vị trí đau đầu và những triệu chứng đi kèm. Theo đó có các vị trí đau đầu nguy hiểm mà người bệnh cần lưu ý như sau:

Đau đầu ở vùng trán

Cơn đau đầu ở vùng trán có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu, mất nước, thiếu ngủ, lạm dụng thuốc… Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như u não, viêm xoang, viêm động mạch thái dương, đau dây thần kinh chẩm, viêm màng não, não úng thủy, chấn thương não, não úng thủy…

Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau xuất hiện ở vùng trán, có thể lan ra khu vực lân cận như mắt, má, đôi khi đau giật như bị kim châm. Một số trường hợp sẽ kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, chảy dịch mũi…

Đau đầu vùng trán xuất phát từ u não, viêm xoang, viêm màng não
Đau đầu vùng trán xuất phát từ u não, viêm xoang, viêm màng não

Đau đầu vùng thái dương

Các vị trí đau đầu nguy hiểm cũng bao gồm đau đầu ở vùng thái dương. Cơn đau tại vị trí này có thể do các nguyên nhân như:

  • Nhiễm trùng: Các loại nhiễm trùng như nấm, vi khuẩn, và virus có thể ảnh hưởng đến não, tai hoặc xoang, gây ra cơn đau ở vùng thái dương. Một số tình trạng nhiễm trùng cụ thể bao gồm:
    • Viêm màng não: Là tình trạng nhiễm trùng ở màng bảo vệ quanh não và tủy sống, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân do sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc tác nhân khác. Người bệnh thường cảm thấy đau dữ đội ở vùng đầu và vùng thái dương, kèm theo các triệu chứng như cứng cổ, sốt cao đột ngột, nôn mửa, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, lú lẫn, người mệt mỏi, khó tập trung.
    • Nhiễm trùng tai: Là tình trạng tai bị sưng tấy, đọng dịch nhầy kèm theo suy giảm thính lực, thường xảy ra do sự tấn công của virus và vi khuẩn. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm đau tai, đau nhức đầu, sốt, chảy dịch, sưng đỏ tai, giảm thính lực, chóng mặt và mất thăng bằng…
    • Viêm xoang: Là tình trạng viêm tại các niêm mạc xoang, gây tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong hốc xoang. Nguyên nhân bệnh khá đa dạng bao gồm virus, vi khuẩn, dị ứng, polyp hoặc ô nhiễm không khí, hút thuốc lá… Người bệnh thường cảm thấy đau ở xoang, đau đầu nghiêm trọng. Ngoài ra còn bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, kích ứng họng gây ho…
  • U não: Đau đầu vùng thái dương có thể là dấu hiệu cảnh báo khối u trong não. Bên cạnh đau đầu, người bệnh còn gặp nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, co giật, thị lực giảm sút, suy giảm trí nhớ, bất ổn tâm lý…
  • Viêm động mạch thái dương: Đây là tình trạng viêm và phù động mạch thái dương trong sọ, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não. Do đó, người bệnh thường cảm thấy đau dữ dội ở vùng thái dương, cứng hàm đột ngột khi ăn, sốt, thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi…
Đau đầu vùng thái dương có thể do nhiễm trùng, u não, viêm động mạch thái dương
Đau đầu vùng thái dương có thể do nhiễm trùng, u não, viêm động mạch thái dương

Đau đỉnh đầu

Đau đỉnh đầu là một trong những vị trí đau đầu nguy hiểm thường bị bỏ qua. Cơn đau như có vật nặng đè trên đỉnh đầu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng như sau:

  • U não: Khối u não dù lành tính hay ác tính cũng có thể gây triệu chứng đau đầu. Trong đó, khối u ác tính thường phát triển và lan rộng nhanh còn khối u lành sẽ phát triển chậm hơn, có thể lan rộng hoặc không tùy thể trạng. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu dai dẳng, suy giảm khả năng vận động, rối loạn ngôn ngữ, mờ mắt… thậm chí là rút ngắn tuổi thọ và đe dọa đến tính mạng.
  • Phình động mạch não: Một lý do không thể bỏ qua các cơn đau đỉnh đầu vì đây có thể là triệu chứng của bệnh phình động mạch não. Nguyên nhân là thành mạch bị yếu và phình lên gây áp lực lên mô não cũng như dây thần kinh xung quanh. Điều này khiến người bệnh bị đau đầu dữ dội một cách đột ngột. Nếu túi phình bị vỡ thì có thể kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, méo mặt, hoa mắt, yếu liệt cơ thể, co giật, mất ý thức, thậm chí là tim ngừng đập và tử vong.
  • Xuất huyết não: Xuất huyết não là tình trạng chảy máu đột ngột trong não, chèn ép lên các vùng não gây cơn đau đột ngột, mức độ nghiêm trọng ở đỉnh đầu hoặc những vị trí khác. Ở mức độ nhẹ, người bệnh thường chỉ xuất hiện các triệu chứng như lú lẫn, không tỉnh táo, giảm khả năng giao tiếp, rối loạn ý thức, yếu liệt tay chân. Với những ca bệnh nặng hơn có thể bị cứng người, co giật, nôn mửa, sốt, hôn mê sâu, cuối cùng là tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
Đau đỉnh đầu cảnh báo phình động mạch não, xuất huyết não, u não
Đau đỉnh đầu cảnh báo phình động mạch não, xuất huyết não, u não

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu cũng thuộc nhóm các vị trí đau đầu nguy hiểm. Cơn đau đầu này thường khởi phát bởi nhiều yếu tố như đau đầu do căng thẳng, đau đầu Migraine, thiếu ngủ, mất ngủ, mất nước, lạm dụng thuốc, thay đổi thời tiết, kích thích bởi ánh sáng mạnh hoặc âm thanh lớn, thay đổi nội tiết tố… Ngoài ra, đau nửa đầu cũng có có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm hơn như u não, Hemicrania Continua, chấn thương vùng đầu, đột quỵ…

Triệu chứng thường gặp của người bệnh bao gồm cơn đau nhói ở một bên đầu (có thể ở cả hai bên) xuất hiện đột ngột và dữ dội, kèm theo buồn nôn, nôn mửa, thay đổi tâm trạng, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn lớn, người mệt mỏi, uể oải.

Đau nửa đầu khởi phát do căng thẳng, kích thích bởi ánh sáng hoặc âm thanh
Đau nửa đầu khởi phát do căng thẳng, kích thích bởi ánh sáng hoặc âm thanh

Đau đầu phía sau tai

Đau đầu phía sau tai là một tình trạng không thể xem nhẹ vì có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

  • Viêm xương chũm: Xảy ra khi xương chũm phía sau tai bị nhiễm trùng, thường do biến chứng của viêm tai giữa không được điều trị triệt để. Triệu chứng bao gồm:
    • Đau nhức và sưng tấy vùng sau tai.
    • Xuất hiện mủ hoặc dịch mủ từ tai.
    • Cơn đau nhói theo nhịp, lan đến thái dương, kèm theo sốt cao, mê sảng, và suy giảm thính lực.
  • Viêm thần kinh chẩm: Tình trạng dây thần kinh chẩm bị viêm hoặc tổn thương, thường do chèn ép, căng cổ lâu ngày, chấn thương, hoặc các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường. Triệu chứng điển hình:
    • Đau nhức ở phía sau tai, lan đến sau mắt.
    • Mẫn cảm với ánh sáng.
    • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi xoay cổ hoặc chải tóc.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Xảy ra tại khớp nối giữa xương hàm và xương thái dương, thường liên quan đến nghiến răng, căng thẳng, hoặc chấn thương hàm. Biểu hiện bao gồm:
    • Đau âm ỉ ở phía sau tai.
    • Khó khăn khi há miệng, nhai, hoặc nói chuyện.
    • Nghe thấy tiếng lục cục ở hàm và cảm giác cứng hàm.
  • Vấn đề về răng miệng: Các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm lợi, hoặc áp xe có thể gây ra đau lan tỏa phía sau tai. Đây là hiện tượng đau lan liên đới, do vị trí của các cơ quan này gần nhau chứ không phải do tổn thương trực tiếp vùng sau tai.
Đau đầu phía sau tai do viêm xương chũm, viêm dây thần kinh chẩm
Đau đầu phía sau tai do viêm xương chũm, viêm dây thần kinh chẩm

Đau đầu ở sau gáy

Một trong các vị trí đau đầu nguy hiểm cần được chú ý là đau đầu sau gáy. Cơn đau có thể khởi phát do yếu tố lối sống của người bệnh như nằm hoặc ngồi sai tư thế, dùng gối đầu quá cao khi ngủ, mang vác đồ nặng, hoặc stress kéo dài… Hoặc do mắc các bệnh lý như đau dây thần kinh chẩm, chấn thương cột sống cổ, viêm khớp, bệnh rễ thần kinh… Hiếm gặp hơn, đau đầu sau gáy có thể cảnh báo có khối u hoặc bị đột quỵ rất nguy hiểm.

Các triệu chứng đặc trưng gồm cơn đau xuất hiện ở sau gáy, cổ, phía sau đầu, đôi khi cơn đau có thể lan ra 2 bên thái dương hoặc đến đỉnh đầu. Ngoài ra, cơn đau nhói như bị điện giật hoặc bó thắt, đau âm ỉ, dai dẳng hoặc đau từng cơn với cường độ từ nhẹ đến dữ dội. Một vài trường hợp có thể kèm theo cứng cổ, chóng mặt, nôn mửa và buồn nôn, rối loạn cảm giác ở da đầu, người mệt mỏi, uể oải…

Đau đầu sau gáy cảnh báo bệnh rễ thần kinh, khối u hoặc đột quỵ
Đau đầu sau gáy cảnh báo bệnh rễ thần kinh, khối u hoặc đột quỵ

Đau khắp đầu

Đau khắp đầu là tình trạng cơn đau lan tỏa khắp vùng đầu mà không tập trung tại một vị trí cố định. Tình trạng này thường xuất phát từ các nguyên nhân như lạm dụng thuốc, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, thay đổi nội tiết tố, hoặc biến động lượng cafein trong cơ thể. Đáng chú ý, đau đầu dạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, chấn thương sọ não, viêm màng não, não úng thủy, hoặc thay đổi áp lực nội sọ. Đây đều là những tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Một số triệu chứng thường gặp bao gồm cơn đau xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên vùng đầu, với cảm giác giống như bị siết chặt bởi một dải băng. Đôi khi, cơn đau có thể lan xuống cổ và vai. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mắt.

Đau khắp đầu có thể do căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, thay đổi nội tiết tố
Đau khắp đầu có thể do căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, thay đổi nội tiết tố

Cách xử trí tại nhà khi bị đau đầu

Nghỉ ngơi hợp lý

Cơn đau đầu xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần được nghỉ ngơi đầy đủ. Vì vậy, người bệnh nên nằm nghỉ, thư giãn đầu óc và cơ thể hoặc cố gắng ngủ một giấc ngắn để giảm bớt tình trạng đau đầu, đặc biệt với đau đầu do căng thẳng hoặc thiếu ngủ.

Thư giãn để giảm căng thẳng

Tham gia các hoạt động như thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh hoặc thực hành hít thở sâu… sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực trong trí óc. Từ đó hỗ trợ người bệnh giảm đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu.

Uống nước đầy đủ mỗi ngày

Khi cơ thể bị mất nước cũng có thể gây khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau đầu. Đối với tình trạng này, người bệnh nên uống nhiều nước để xoa dịu cơn đau. Ngoài ra, cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động và ngăn ngừa đau đầu do mất nước.

Người đau đầu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày
Người đau đầu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày

Chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh đau đầu nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Bên cạnh đó cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu magie có trong rau xanh, trái cây để hạn chế cơn đau đầu. Mặt khác, cần tránh tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa phụ gia và chất bảo quản, là yếu tố tác nhân có thể gây đau đầu.

Thường xuyên tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục thể thao với các bộ môn như đi bộ, bơi lội, chạy bộ hoặc tập luyện các bài tập nhẹ nhàng hơn sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng đau đầu.

Áp dụng chườm nóng và chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là phương pháp hiệu quả giúp giảm bớt cảm giác đau đầu. Người bệnh có thể luân phiên chườm nóng 5 – 10 phút tại vị trí đau rồi chuyển sang chườm lạnh. Lặp lại các bước thực hiện này nhiều lần cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Chườm nóng và lạnh đan xen giúp làm dịu cảm giác đau đầu
Chườm nóng và lạnh đan xen giúp làm dịu cảm giác đau đầu

Massage kết hợp bấm huyệt thư giãn

Các động tác massage nhẹ nhàng ở vùng đầu bị đau cũng mang lại hiệu quả giảm đau. Để hiệu quả hơn, có thể sử dụng thêm tinh dầu mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh dùng ngón trái và ngón trỏ ấn lần lượt vào vị trí đau đầu, hai bên thái dương, giữa hai chân mày, giúp cải thiện cơn đau nhanh chóng hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như efferalgan 500mg, panadol… có thể sử dụng trong điều trị đau đầu. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ hỗ trợ cắt cảm giác đau ngắn hạn chứ không thể làm dứt điểm cơn đau. Do đó, người bệnh vẫn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra căn nguyên gây bệnh và điều trị triệt để.

Hạn chế chất kích thích và rượu bia

Rượu bia và các chất kích thích khác cũng là yếu tố tác nhân gây kích hoạt cơn đau đầu. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế tối đa hoặc tránh sử dụng các chất này giúp cải thiện và phòng ngừa hiệu quả chứng đau đầu.

Người bị đau đầu nên hạn chế dùng rượu bia và chất kích thích khác
Người bị đau đầu nên hạn chế dùng rượu bia và chất kích thích khác

Điều trị đau đầu hiệu quả, an toàn và không xâm lấn tại Optimal365 Chiropractic

Đau đầu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm các vị trí đau đầu nguy hiểm đặc biệt đáng lo ngại như đau ở đỉnh đầu, đau vùng thái dương và đau nửa đầu. Những cơn đau này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến sức khỏe như thay đổi áp lực sọ hoặc thậm chí là các vấn đề về hệ thần kinh.

Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là một liệu pháp tự nhiên nhằm khôi phục sự cân bằng của hệ thống thần kinh và cơ thể. Phương pháp này hoạt động trên nguyên tắc chính là điều chỉnh các đốt sống và khớp bị sai lệch về lại vị trí ban đầu, giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh đồng thời cải thiện lưu thông máu đến não. Qua đó, Chiropractic vừa làm giảm triệu chứng đau đầu vừa cải thiện chức năng tổng thể của cơ thể.

Điều trị đau đầu hiệu quả bằng liệu pháp Chiropractic tại Optimal365
Điều trị đau đầu hiệu quả bằng liệu pháp Chiropractic tại Optimal365

Tại Optimal365 Chiropractic, chúng tôi cung cấp các giải pháp điều trị đau đầu tại các vị trí nguy hiểm thông qua phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống. Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, có hơn 20 năm kinh nghiệm của chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả.

Một trong những ưu điểm nổi bật của Optimal365 Chiropractic là quy trình điều trị không tiêm – không thuốc – không phẫu thuật, giúp bệnh nhân luôn cảm thấy thoải mái và yên tâm trong suốt quá trình trị liệu. Ngoài ra, chúng tôi còn trang bị thiết bị y tế hiện đại với kỹ thuật tiên tiến để cam kết mang lại giải pháp tối ưu có sức khỏe của bạn.

Đối với các trường hợp đau đầu do căng cơ, tư thế sai, làm việc quá sức, stress hoặc ít vận động thường có thể được cải thiện hiệu quả bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Đây là một liệu pháp tự nhiên, không xâm lấn, tập trung vào điều chỉnh sai lệch tại các đốt sống và khớp, giúp giải phóng áp lực lên dây thần kinh, cải thiện lưu thông máu và giảm đáng kể các triệu chứng đau đầu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Chiropractic không phải là giải pháp cho tất cả các loại đau đầu. Những trường hợp đau đầu do bệnh lý nghiêm trọng như viêm xoang nặng, nhiễm trùng, tổn thương cấu trúc não hoặc khối u cần được thăm khám và điều trị bởi các chuyên gia y khoa. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp trị liệu nào, bao gồm Chiropractic, là bước quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa cho người bệnh.

Tại Optimal365 Chiropractic, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp điều trị chuyên sâu và an toàn cho các trường hợp đau đầu có thể cải thiện hiệu quả bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đến từ Mỹ, sở hữu hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chiropractic, cùng sự hỗ trợ tận tâm từ các kỹ thuật viên giàu chuyên môn, chúng tôi cam kết mang đến chẩn đoán chính xác và liệu trình điều trị tối ưu nhất cho từng khách hàng.

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất, Optimal365 Chiropractic không ngừng đầu tư vào công nghệ trị liệu hiện đại và trang thiết bị tiên tiến đạt chuẩn quốc tế. Chúng tôi hiểu rằng mỗi bệnh nhân có tình trạng sức khỏe và nhu cầu khác nhau, do đó, từng phác đồ điều trị được thiết kế riêng biệt, không chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng mà còn xử lý tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp cải thiện sức khỏe cơ xương khớp toàn diện.

Với kim chỉ nam “Chăm sóc sức khỏe từ tâm”, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên của chúng tôi không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn tận tâm đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Mục tiêu của chúng tôi là giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, duy trì kết quả lâu dài, giảm nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các câu hỏi thường gặp về các vị trí đau đầu nguy hiểm

Khi mang thai, đau đầu xuất hiện ở vị trí nào?

Phụ nữ mang thai có thể bị đau đầu ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Vị trí đau thường ở một bên đầu hoặc cả vùng đầu. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng mạnh. Các biểu hiện này có thể diễn ra đồng thời với cơn đau đầu.

Đau đầu xoang thường xảy ra ở vị trí nào?

Đau đầu xoang thường xảy ra ở các vị trí như quanh trán, xung quanh mắt, theo sống mũi, ngang má hoặc ở răng hàm trên. Chứng viêm xoang vừa khiến người bệnh bị đau đầu, vừa xuất hiện nhiều dấu hiệu khác như nghẹt mũi, chảy dịch lỏng hoặc đờm đặc từ mũi, sốt, cơ thể mệt mỏi.

Đau đầu do căng thẳng thường xuất hiện ở đâu?

Đau đầu do căng thẳng thường xuất hiện ở vùng trán, hai bên thái dương, hoặc phía sau đầu và cổ gáy. Tình trạng này thường liên quan đến căng thẳng, lo âu kéo dài, thiếu ngủ, mệt mỏi, hoặc cảm xúc tiêu cực như tức giận. Cơn đau có thể diễn ra dưới dạng âm ỉ hoặc đau nhói, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra.

Việc nhận biết các vị trí đau đầu nguy hiểm và triệu chứng cảnh báo là điều quan trọng giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn. Không nên chủ quan với các cơn đau đầu dù ở vị trí nào hay tự ý dùng thuốc giảm đau tại nhà. Tốt nhất, người bệnh nên thực hiện thăm khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân bệnh cũng như được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Emily. (2022, April 12). Over 50% of global population suffer from headache disorders. Open Access Government. https://www.openaccessgovernment.org/over-50-of-global-population-suffer-from-headache-disorders/133642/

2. Clinic, C. (2023, May 11). Heads Up: What Your Headache Location Means. Cleveland Clinic; Cleveland Clinic. https://health.clevelandclinic.org/why-you-get-headaches-and-where

3. Doherty, C., MD. (2023c, June 24). Headache types and pain areas. Verywell Health. https://www.verywellhealth.com/headache-types-7510999

4. Slivinski, N. (2018, December 27). Headache Locations: A Comprehensive Guide. WebMD; WebMD. https://www.webmd.com/migraines-headaches/understanding-headache-location-comprehensive-guide

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch