Loader logo

Tổng Hợp 17 Bệnh Lý Cơ Xương Khớp Thường Gặp

thumbnail

Tham vấn y khoa

Lưu Anh Hùng

By Optimal365 Chiropractic
Tháng mười một 26, 2024
|

Bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới. Hiện nay, trên 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 85 tuổi gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp. Đáng chú ý, tỷ lệ này không ngừng gia tăng và có xu hướng “trẻ hóa” ngày càng cao. Trong bài viết sau đây, Optimal365 Chiropractic sẽ chia sẻ 17 bệnh lý cơ xương khớp thường gặp và những biện pháp hiệu quả phòng ngừa tác nhân gây bệnh lý cơ xương khớp.

Bệnh lý cơ xương khớp là gì?

Bệnh cơ xương khớp là sự suy yếu về chức năng của hệ thống vận động, bao gồm cơ, xương, khớp, dây chằng, gân và các mô liên kết xung quanh. Triệu chứng chung là gây đau đớn, giảm khả năng di chuyển (vận động) của người bệnh, gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày và giảm chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, bệnh lý cơ xương khớp rất đa dạng với khoảng 200 loại bệnh, chia thành 2 nhóm chính là:

  • Bệnh do chấn thương: Tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao…
  • Bệnh không do chấn thương: Gồm viêm khớp tinh thể (gout), các bệnh tự miễn hệ thống (viêm khớp cột sống, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm cơ tự miễn, xơ cứng bì), các bệnh thoái hóa xương khớp, u xương, viêm gân…
Tình trạng thoái hóa khớp gây đau đớn, cứng khớp
Tình trạng thoái hóa khớp gây đau đớn, cứng khớp

Các bệnh cơ xương khớp thường gặp ở Việt Nam

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài bao xơ gây hẹp ống sống, chèn ép rễ thần kinh và tủy sống, khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Bệnh lý này thường xảy ra tại những vùng đốt sống cụ thể như:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đặc biệt, tình trạng thoát vị thường xảy ra nhiều nhất là ở 2 đoạn cột sống cổ và thắt lưng do đây là những vị trí phải chịu lực và cử động nhiều

Nguyên nhân: Do quá trình lão hóa tự nhiên, làm các công việc đặc thù cần ngồi lâu, thường xuyên mang vác nặng và tình trạng thừa cân béo phì.

Triệu chứng đặc trưng:

  • Cảm giác tê, châm chích dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép, thường gặp ở tay hoặc chân.
  • Cơ vùng bị ảnh hưởng trở nên yếu, khó khăn khi cầm nắm đồ vật hoặc đi lại, có thể dẫn đến mất thăng bằng.
  • Các cơn đau âm ỉ có mức độ đau tăng thêm khi vận động, đặc biệt khi cúi người, nâng vật nặng, đứng hoặc ngồi lâu, cử động vùng cổ nhiều.
  • Hội chứng chèn ép thần kinh: Gây ra tình trạng đau dọc dây thần kinh tọa ở chi dưới.

Biến chứng:

  • Hẹp ống sống: Chèn ép nghiêm trọng lên tủy sống và các dây thần kinh.
  • Hội chứng đuôi ngựa: Gây rối loạn tiểu tiện, yếu hoặc liệt chân nếu không điều trị kịp thời.
  • Teo cơ và liệt: Ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra ở thắt lưng hoặc cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra ở thắt lưng hoặc cổ

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thoái hóa mãn tính làm tình trạng sụn khớp và xương dưới dưới sụn bị tổn thương, gây ra phản ứng viêm và tràn dịch khớp. Tình trạng bệnh lý này thường xảy ra nhiều ở những vị trí khớp hoạt động nhiều hoặc phải chịu lực tác động thường xuyên như: khớp gối, (khớp háng) cột sống cổ, cột sống thắt lưng, các khớp bàn tay…

Nguyên nhân: Chủ yếu do tuổi tác cao dẫn đến lão hóa, béo phì, bệnh lý di truyền, tai nạn lao động, tai nạn thể thao, bệnh lý khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp, bệnh gout…

Triệu chứng đặc trưng:

  • Đau khớp: Đau âm ỉ tại vùng khớp thoái hóa (khớp gối, háng, cột sống), mức độ đau tăng thêm khi vận động như leo cầu thang, ngồi xổm đối với thoái hóa khớp gối. Đau khi ngửa cổ, gập cổ với thoái hóa khớp cột sống cổ. Đau khi khom lưng, bưng bê vật nặng với thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Cứng khớp: Cứng khớp sau khi thức dậy vào buổi sáng. Cảm giác đau nhức, khó cử động tại vùng khớp thoái hóa thường kéo dài trong khoảng 30 phút.
  • Âm thanh lạo xạo khi cử động khớp: Khớp thoái hóa thường bị giảm chất nhờn – chất đảm nhận nhiệm vụ bôi trơn, giảm ma sát giữa hai đầu khớp khi cử động. Do đó sẽ gây nên âm thanh lụp cụp, lạo xạo khi người bệnh vận động phần khớp bị thoái hóa.
  • Biến dạng khớp: Ở giai đoạn bệnh nặng, phần lớp sụn đầu khớp đã bị mài mòn hầu như không còn khiến các khớp xương va chạm trực tiếp vào nhau khi cử động và làm khớp bị biến dạng. Ngoài ra hiện tượng teo cơ xung quanh khớp thoái hóa cũng dẫn đến biến dạng khớp. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng chân vòng kiềng hoặc chân chữ X với bị đau khớp gối; hoặc thoái hóa làm khớp bàn tay bị lệch trục, xuất hiện các khối nhô lên ở ngón tay, bàn tay.
  • Giảm khả năng vận động: Các động tác cơ bản như gập duỗi trở nên hạn chế. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như leo cầu thang, ngồi xổm, hạn chế khi quay cổ, cúi đầu…

Biến chứng:

  • Vôi hóa sụn khớp: Khi sụn khớp bị tổn thương và mất khả năng đàn hồi, tinh thể canxi dễ lắng đọng trong sụn và các mô quanh khớp. Các tinh thể này có thể gây kích thích phản ứng viêm tại khớp và làm nặng hơn tình trạng sưng, viêm, thúc đẩy quá trình thoái hóa tiến triển nhanh hơn.
  • Rối loạn giấc ngủ: Đau mãn tính kéo dài có thể làm suy giảm khả năng thư giãn của cơ thể, ảnh hưởng đến nhịp sinh học tự nhiên và giảm nồng độ melatonin, hormone điều hòa giấc ngủ. Bên cạnh đó, cơn đau cũng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, khi cố gắng xoay người hoặc thay đổi tư thế trong lúc ngủ, cơn đau có thể bùng phát, khiến họ thức giấc nhiều lần trong đêm.
  • Lo âu, trầm cảm: Đau kéo dài có thể dẫn đến cảm giác căng thẳng và lo âu. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi về mặt tinh thần do việc không thể thực hiện các hoạt động yêu thích hoặc sinh hoạt hàng ngày.
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới dưới sụn bị tổn thương
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới dưới sụn bị tổn thương

Bệnh gout

Bệnh gout là một loại viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến axit uric kết tinh thành tinh thể urat. Các tinh thể này lắng đọng tại khớp, bao hoạt dịch và các mô liên kết, gây ra phản ứng viêm cấp tính.

Nguyên nhân: Do sự tăng axit uric như ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin (thịt bò, thịt dê, hải sản, nội tạng động vật…), sự giảm thải axit uric của cơ thể (do rối loạn di truyền, suy thận…). Ngoài ra, thói quen lạm dụng một số loại thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng đặc trưng:

  • Đau dữ dội: Thường xảy ra đột ngột, đặc biệt vào ban đêm. Đau đạt đỉnh trong vòng 12-24 giờ và có thể kéo dài vài ngày.
  • Sưng, nóng, đỏ khớp: Vùng khớp bị viêm trở nên sưng tấy, đỏ và nóng, biểu hiện viêm cấp tính điển hình.
  • Vị trí tổn thương: Khớp thường bị ảnh hưởng là khớp ngón chân cái. Ngoài ra, khớp gối, mắt cá chân, và khuỷu tay cũng có thể bị ảnh hưởng.

Giai đoạn tiến triển:

  • U cục tophi: Đây là các khối tinh thể urat lắng đọng dưới da, xuất hiện ở khớp ngón tay, khuỷu tay, tai và các mô khác.
  • Các cơn đau trở nên thường xuyên hơn và kéo dài, gây viêm mãn tính.
  • Cứng khớp: Khớp bị viêm kéo dài dẫn đến cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng.
  • Biến dạng khớp: Nếu không được điều trị, khớp có thể bị biến dạng do tổn thương mô xung quanh và sụn khớp.

Biến chứng: Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như biến dạng hoàn toàn và phá hủy các khớp dẫn đến tàn phế, suy tim, suy thận…

Bệnh gout gây đau đột ngột, sưng đỏ, nóng khớp
Bệnh gout gây đau đột ngột, sưng đỏ, nóng khớp

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ vùng thắt lưng (L4-S3) và lan dọc xuống mông, đùi, cẳng chân đến bàn chân.

Nguyên nhân:

  • Bị thoát vị đĩa đệm: Là nguyên nhân phổ biến nhất, khối thoát vị chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau nhức cho người bệnh.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đốt sống vùng thắt lưng bị thoái hóa, mọc gai xương xâm lấn đến lỗ liên hợp cột sống – là vị trí dây thần kinh tọa đi ra từ cột sống. Nếu gai xương phát triển đủ lớn sẽ chèn ép lên dây thần kinh tọa hoặc làm hẹp ống sống dẫn đến cơn đau.
  • Trượt đốt sống: Đốt sống trượt làm hẹp lỗ liên hợp cột sống và ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa gây nên cơn đau nhức.
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân do chấn thương, viêm… vùng có dây thần kinh tọa đi qua.

Triệu chứng: Cơn đau xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ, mức độ đau tăng thêm khi vận động nhiều, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Ngoài ra, có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát hoặc như kiến bò tại khu vực đau trước đó.

Biến chứng:

  • Teo cơ và giảm khả năng vận động: Tình trạng chèn ép lâu ngày có thể làm các cơ chi phối bởi dây thần kinh tọa teo nhỏ, gây suy giảm chức năng vận động.
  • Mất kiểm soát tiểu tiện và đại tiện: Trong trường hợp nghiêm trọng (ví dụ: hội chứng chùm đuôi ngựa), người bệnh có thể mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang, đòi hỏi cấp cứu y tế.
  • Đau mãn tính: Nếu không được điều trị, đau thần kinh tọa có thể trở thành mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và gây ra các vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu.
Đau dây thần kinh tọa có biểu hiện đau âm ỉ, tê nóng, như kiến bò
Đau dây thần kinh tọa có biểu hiện đau âm ỉ, tê nóng, như kiến bò

Bệnh loãng xương

Loãng xương xảy ra do rối loạn chuyển hóa của bộ xương và mật độ xương, khiến xương yếu, giòn, tăng nguy cơ gãy xương ngay cả khi gặp chấn thương nhẹ.

Nguyên nhân:

Trong cơ thể, xương liên tục trải qua quá trình tạo xương (osteogenesis) và hủy xương (resorption). Ở người khỏe mạnh, hai quá trình này cân bằng nhau. Tuy nhiên, trong loãng xương:

  • Quá trình hủy xương tăng hoặc
  • Quá trình tạo xương giảm, dẫn đến mất cân bằng và suy giảm mật độ xương.

Các yếu tố như tuổi tác, nội tiết tố (estrogen), chế độ ăn thiếu canxi và ít vận động đều góp phần làm giảm khối lượng xương.

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc loãng xương tăng nhiều hơn ở những người lớn tuổi.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nam giới do sự thay đổi hormone estrogen sau mãn kinh.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị loãng xương, bạn có nguy cơ cao hơn.
  • Chế độ ăn uống: Thiếu canxi, vitamin D hoặc protein trong chế độ ăn có thể làm yếu xương.
  • Hoạt động thể chất: Ít vận động hoặc lười vận động có thể làm giảm mật độ xương.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc chống động kinh có thể gây loãng xương.
  • Các bệnh lý khác: Suy giáp, cường cận giáp, tiểu đường, bệnh thận, ung thư… cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

Triệu chứng đặc trưng:

  • Đau cột sống, đặc biệt là đau lưng mạn tính do các đốt sống xẹp.
  • Người bệnh có thể bị còng lưng và thấp dần do xẹp đốt sống.
  • Gãy xương có thể xảy ra sau chấn thương nhẹ, phổ biến ở vùng cổ xương đùi, cổ tay, và cột sống.

Biến chứng:

Người bệnh thường chỉ nhận ra bệnh loãng xương khi có biến chứng rõ ràng như gãy xương, biến dạng cột sống: vẹo, gù, giảm chiều cao hoặc biểu hiện chậm phát triển thể chất như còi cọc, thấp lùn, nhẹ cân.

Trong đó, gãy xương là biến chứng nghiêm trọng của tình trạng loãng xương và nguy cơ xảy ra càng cao khi bệnh lý này càng nặng. Bệnh nhân thường bị gãy các đốt sống chịu lực của cơ thể như T12, L1 hoặc gãy cổ xương đùi (gãy đầu dưới xương quay). Gãy xương do loãng xương có thể chèn ép tủy sống khiến người bệnh bị yếu liệt, mất cảm giác chi, rối loạn tiêu tiểu và cần được cấp cứu ngay.

Loãng xương làm xương giòn, yếu và dễ gãy khi bị chấn thương
Loãng xương làm xương giòn, yếu và dễ gãy khi bị chấn thương

Viêm điểm bám gân

Một bệnh lý cơ xương khớp thường gặp khác là viêm điểm bám gân. Đây là tình trạng sưng viêm gân, bao gân, dây chằng tại các điểm bám gân và thường xảy ra ở một số vị trí có nguy cơ cao như như viêm điểm bám gân khớp gối, viêm điểm bám gân gót Achilles, viêm điểm bám gân lồi cầu trong/ngoài xương cánh tay, viêm điểm bám gân đùi…

Nguyên nhân:

  • Thói quen lặp đi lặp lại các động tác khiến gân làm việc quá mức (chơi thể thao, làm công việc đặc thù, chơi nhạc cụ…)
  • Ở người lớn tuổi, điểm bám gân suy yếu do thoái hóa, dễ gây viêm.
  • Mắc các bệnh lý viêm hệ thống làm ảnh hưởng đến gân (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…).
  • Ngoài ra còn có các yếu tố như nhiễm khuẩn hoặc dị tật bẩm sinh gây lệch trục chi cũng có thể gây ra bệnh.

Triệu chứng:

  • Đau nhức, sưng tấy phổ biến ở gót chân, xương chậu, khuỷu tay và đầu gối, cơn đau tăng khi người bệnh vận động và có thể lan ra khu vực xung quanh.
  • Khu vực viêm có cảm giác nóng ran, sưng tấy, có thể sờ thấy cục u nhỏ nổi trên gân. Cảm giác yếu chi, hạn chế khả năng vận động vùng tổn thương.
  • Ban đầu chỉ là cơn đau nhẹ, khó phát hiện nhưng nếu bệnh chuyển nặng thì đau dai dẳng hơn và có nguy cơ đứt gân.
Viêm điểm bám gân gây đau nhức, sưng tấy, yếu chi
Viêm điểm bám gân gây đau nhức, sưng tấy, yếu chi

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh cơ xương khớp mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công lên lớp màng mỏng bao quanh khớp, gây tình trạng viêm và làm tổn thương hệ xương, sụn, mô mềm xung quanh. Bệnh lý này xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới và thường gặp ở độ tuổi trung niên.

Nguyên nhân: Hiện nay chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng chủ yếu là do sự kết hợp của các yếu tố hormone, di truyền và tác nhân môi trường.

Triệu chứng:

  • Đau và sưng khớp đối xứng, Các khớp bị viêm thường gặp ở hai bên cơ thể, như khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối.
  • Khớp sưng, đỏ và có cảm giác nóng khi sờ vào.
  • Cơn đau tiếp diễn liên tục cả ngày lẫn đêm, kèm theo cứng khớp vào buổi sáng kéo dài hơn 30 phút.
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, và giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị biến dạng khớp, làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống.

Biến chứng: Trong giai đoạn trễ, các cơ quan ngoài khớp cũng bị ảnh hưởng, xuất hiện các triệu chứng như khô mắt, khô miệng, nổi các nốt dưới da, tác động lên tim, phổi… và đe dọa tính mạng người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp làm tổn thương các khớp, gây đau nhức khó chịu
Viêm khớp dạng thấp làm tổn thương các khớp, gây đau nhức khó chịu

Bệnh lý cơ xương khớp do chấn thương

Bệnh lý cơ xương khớp do chấn thương là tình trạng tổn thương các bộ phận của hệ thống cơ xương khớp, bao gồm xương, khớp, cơ, gân, dây chằng,… do tác động mạnh từ bên ngoài.

Nguyên nhân:

  • Tai nạn sinh hoạt:
    • Ngã: Ngã từ độ cao, trượt ngã, té ngã khi đi lại, chơi thể thao…
    • Va chạm: Va chạm với vật cứng, va chạm trong quá trình làm việc, chơi thể thao…
    • Vặn vẹo: Vặn vẹo đột ngột, nâng vật nặng sai tư thế…
  • Tai nạn giao thông: Tai nạn xe máy, ô tô, xe đạp…
  • Tai nạn lao động: Chấn thương xảy ra trong quá trình làm việc, đặc biệt là các công việc nặng nhọc, nguy hiểm.
  • Tai nạn thể thao: Chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu thể thao, đặc biệt là các môn thể thao có tính cạnh tranh cao.
  • Bạo lực: Các hành vi bạo lực gây ra chấn thương trực tiếp lên hệ thống cơ xương khớp.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương:

  • Tuổi tác: Người già và trẻ em có xương khớp yếu hơn, dễ bị chấn thương hơn.
  • Sức khỏe: Người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, loãng xương, viêm khớp… có nguy cơ chấn thương cao hơn.
  • Hoạt động thể chất: Người thường xuyên vận động mạnh, chơi thể thao có cường độ cao dễ bị chấn thương hơn.
  • Môi trường làm việc: Môi trường làm việc không an toàn, thiếu trang thiết bị bảo hộ cũng là nguyên nhân gây chấn thương.

Triệu chứng: Đau đớn, sưng tấy, căng cứng vùng tổn thương. Có thể kèm theo tình trạng xô lệch, biến dạng, đứt gãy một phần hoặc toàn bộ cơ/gân/dây chằng/xương và giới hạn khả năng vận động của bệnh nhân.

Trong đó, gãy xương là loại chấn thương nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh như chèn ép tủy sống, tổn thương mạch máu làm mất máu nhiều… Đối với tình trạng này, bệnh nhân cần được cấp cứu nhanh chóng và điều trị kịp thời.

Chấn thương do thể thao, tai nạn, té ngã làm tổn thương cơ xương khớp
Chấn thương do thể thao, tai nạn, té ngã làm tổn thương cơ xương khớp

Gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng hình thành xương thừa (osteophytes) dọc theo bề mặt các đốt sống hoặc quanh khớp cột sống. Đây là một biểu hiện của thoái hóa cột sống, thường xảy ra do hao mòn sụn khớp và đĩa đệm theo tuổi tác.

Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự lão hóa của cơ thể khiến các đĩa đệm mất nước, xẹp xuống, làm tăng ma sát giữa các khớp, bào mòn đầu khớp và gây viêm. Lúc này, các gai xương được hình thành để tự ổn định cấu trúc cột sống.

Triệu chứng:
Ở giai đoạn đầu của bệnh gai cột sống, phần lớn người bệnh không cảm thấy bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng hơn, gai xương mọc dài cọ xát với đốt sống, dây chằng hoặc dây thần kinh thì cơn đau mới bắt đầu xuất hiện.

Một số dấu hiệu điển hình của bệnh cơ xương khớp này là:

  • Đau nhức tại vị trí mọc gai xương (thường là đốt sống cổ, đốt sống vùng thắt lưng), nhất là khi bệnh nhân đi hoặc đứng.
  • Trường hợp nặng có thể đau tê lan từ cổ qua vai xuống hai tay, hoặc đau từ thắt lưng dọc xuống hai chân.
  • Cơn đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng lên khi đi lại, cử động nên sẽ làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
Gai cột sống gây cơn đau nhức dai dẳng do chèn ép thần kinh
Gai cột sống gây cơn đau nhức dai dẳng do chèn ép thần kinh

Biến chứng:

  • Hẹp ống sống, chèn ép tủy sống và gây đau dữ dội hoặc rối loạn cảm giác.
  • Gai ở cột sống cổ hoặc thắt lưng có thể chèn ép các rễ thần kinh, gây ra biểu hiện đau thần kinh toạ, tê yếu chi.
  • Nếu chèn ép thần kinh kéo dài, bệnh nhân có thể bị teo cơ và giảm khả năng vận động.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, chèn ép tủy sống có thể gây mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện (hội chứng đuôi ngựa).

Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh tự miễn mãn tính trong đó hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô và cơ quan của chính cơ thể. Bệnh có thể gây viêm và tổn thương đa cơ quan, bao gồm da, khớp, thận, tim, phổi, hệ thần kinh và mạch máu. Lupus có tính chất đa dạng và khó chẩn đoán, với các triệu chứng biến đổi theo từng người bệnh và từng giai đoạn.

Nguyên nhân: Hiện nay, bệnh vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân nhưng có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, sự mất cân bằng nội tiết tố và tác nhân môi trường (ánh nắng, hóa chất, thuốc lá…).

Dấu hiệu:

  • Phát ban hình cánh bướm trên má và mũi, các mảng da đỏ có thể lan dần trên mặt, da đầu, cổ và để lại sẹo, loét miệng hoặc mũi.
  • Người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, nóng, đỏ, mềm và sưng khớp.
  • Da dễ bị kích ứng và tổn thương dưới ánh sáng mặt trời.
  • Ở các trường hợp nặng, bệnh sẽ gây viêm màng tim hoặc phổi, khiến người bệnh đau ngực, khó thở
Phát ban trên da là triệu chứng phổ của lupus ban đỏ hệ thống
Phát ban trên da là triệu chứng phổ của lupus ban đỏ hệ thống

Tràn dịch khớp

Tràn dịch khớp là sự gia tăng bất thường lượng dịch trong khớp sau chấn thương hoặc do nguyên nhân viêm bất thường, làm giảm khả năng vận động của khớp. Bệnh có thể điều trị dứt điểm khi được can thiệp sớm. Nhưng nếu người bệnh chủ quan sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng khớp hay phá hủy khớp.

Nguyên nhân:

  • Do chấn thương: Tổn thương dây chằng, gân hoặc sụn do va chạm, té ngã hoặc chấn thương thể thao. Hoặc gãy xương liên quan đến khớp cũng có thể gây tràn dịch.
  • Rối loạn hệ miễn dịch và chuyển hóa: Lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp vảy nến gây tràn dịch do phản ứng tự miễn. Rối loạn chuyển hóa làm tổn thương khớp và gây tích tụ dịch.

Triệu chứng đặc trưng:

  • Xuất hiện những vết sưng to, căng tròn bao trùm toàn bộ khớp.
  • Đau âm ỉ tới dữ dội kèm theo tình trạng đỏ và ấm khớp.
  • Trường hợp nặng người bệnh có thể bị sốt, mất cảm giác ở khớp và gặp khó khăn khi cử động.
Tràn dịch khớp khiến khớp sưng to, giảm khả năng vận động
Tràn dịch khớp khiến khớp sưng to, giảm khả năng vận động

Viêm đa cơ (Polymyositis)

Viêm đa cơ (Polymyositis) là một bệnh lý tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô cơ, gây viêm và yếu cơ. Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến các cơ gần trung tâm của cơ thể như cơ vai, cơ hông và cơ đùi, và thường gặp nhất ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ trung niên.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của viêm đa cơ vẫn chưa được xác định rõ, nhưng một số yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh, bao gồm:

  • Yếu tố tự miễn: Viêm đa cơ là bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào cơ, gây ra tình trạng viêm mãn tính.
  • Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có thể đóng vai trò trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Yếu tố môi trường: Nhiễm virus hoặc tiếp xúc với các yếu tố môi trường nhất định có thể kích hoạt hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ phát triển viêm đa cơ ở những người có yếu tố di truyền.

Dấu hiệu đặc trưng về bệnh cơ xương khớp trong viêm đa cơ

Viêm đa cơ chủ yếu ảnh hưởng đến các cơ, nhưng các biểu hiện của nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp một cách gián tiếp. Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng bao gồm:

  • Yếu cơ:

Triệu chứng nổi bật của bệnh là tình trạng yếu cơ, thường xảy ra đối xứng ở cả hai bên cơ thể. Tình trạng yếu này chủ yếu ảnh hưởng đến các nhóm cơ gần thân, đặc biệt là cơ vai, cơ hông, đùi và cổ. Do đó, người bệnh có thể gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như nâng tay, đứng dậy khỏi ghế, leo cầu thang hoặc nhấc chân, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.

  • Đau và viêm cơ:

Mặc dù yếu cơ là triệu chứng chính, đau cơ cũng có thể xuất hiện, gây cảm giác đau nhức hoặc khó chịu ở các cơ bị viêm. Do tình trạng yếu cơ, bệnh nhân thường bị hạn chế vận động, làm giảm sức bền cơ và khiến việc duy trì các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Biến chứng liên quan đến xương khớp:

  • Viêm đa cơ có thể gây ra các biến chứng ở hệ cơ xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng nhẹ ở các khớp lớn như khớp vai, khớp gối.
  • Biến chứng loãng xương có thể xảy ra do giảm hoạt động và sử dụng corticosteroid kéo dài để điều trị.

Triệu chứng toàn thân khác:

  • Ngoài triệu chứng cơ xương khớp, viêm đa cơ cũng có thể gây ra mệt mỏi, sốt, sụt cân và đau khớp.
  • Một số người có thể gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc nói nếu các cơ họng và thực quản bị ảnh hưởng.
Viêm đa cơ gây đau, yếu cơ, khó khăn khi di chuyển, cử động
Viêm đa cơ gây đau, yếu cơ, khó khăn khi di chuyển, cử động

Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là bệnh cơ xương khớp mà cột sống bị biến dạng bất thường, uốn cong qua một bên trái/phải hoặc đổ về phía trước/phía sau.

Nguyên nhân:

  • Bẩm sinh: Đốt sống hình thành không đầy đủ hoặc sắp xếp sai vị trí.
  • Thoái hóa: Sự hư tổn và mất ổn định do thoái hóa đĩa đệm và khớp ở người cao tuổi.
  • Thần kinh cơ: Liên quan đến bệnh bại não, loạn dưỡng cơ hoặc chấn thương tủy sống.
  • Chênh lệch chiều dài chi: Khi một bên chân dài hơn, gây ra lệch trục cơ thể và làm vẹo cột sống.

Triệu chứng đặc trưng:

  • Vai, hông, hoặc xương sườn không đối xứng, bên cao bên thấp.
  • Cột sống cong lệch sang một hoặc cả hai bên, rõ ràng hơn khi cúi người về phía trước.
  • Đau nhức lưng, tình trạng này thường xuất hiện ở người trưởng thành do chèn ép dây thần kinh hoặc thoái hóa cột sống.
  • Khó khăn khi xoay, uốn người hoặc cúi xuống.
  • Một phần vai/hông bị nhô ra ngoài. Xương sườn nhô sang một bên.
Cong vẹo cột sống có thể do bẩm sinh, thoái hóa hoặc mắc bệnh lý
Cong vẹo cột sống có thể do bẩm sinh, thoái hóa hoặc mắc bệnh lý

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng chèn ép thần kinh giữa một đường hẹp ở mặt trước cổ tay, được bao quanh bởi xương và dây chằng. Dây thần kinh giữa chi phối cảm giác và vận động cho ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, và một nửa ngón áp út.

Nguyên nhân: Do sự lặp đi lặp lại các công việc cần vận động cổ tay nhiều, gõ bàn phím hoặc sử dụng chuột máy tính thường xuyên, tổn thương cổ tay, thay đổi nội tiết thai kỳ… Ngoài ra còn có nguyên nhân do mắc bệnh tiểu đường, nhiễm độc rượu mãn tính.

Triệu chứng:

  • Đau, tê, ngứa ran ở các ngón tay, đau nhiều hơn vào ban đêm.
  • Cảm giác như kim châm hoặc bỏng rát, sưng ở ngón tay, cảm giác đau và tê từ cổ tay xuống bàn ngón tay
  • Người bệnh bị yếu tay, khó cầm nắm hoặc cài cúc áo, cảm giác tê tăng lên khi gập/ngửa cổ tay hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay gây tình trạng đau tê, ngứa ran ở tay

Bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị viêm, gây đau đớn và hạn chế vận động.

Nguyên nhân: Có nhiều loại viêm khớp được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó 2 loại thường gặp nhất là:

  • Viêm xương khớp: thường do thoái hóa làm mài mòn khớp gây viêm
  • Viêm khớp dạng thấp: do hệ miễn dịch tấn công khớp

Dấu hiệu: Đau nhức, sưng và cứng khớp, viêm, đỏ vùng da quanh khớp, có âm thanh lạo xạo khi cử động khớp. Ngoài ra còn có thể kèm theo sốt, phát ban, ngứa, khó thở…

Bệnh viêm khớp khiến khớp xương sưng đỏ, đau nhức
Bệnh viêm khớp khiến khớp xương sưng đỏ, đau nhức

Gãy xương

Gãy xương là tình trạng xương bị vỡ hoặc nứt do tác động của một lực mạnh từ bên ngoài. Khi bị gãy xương, sự liên kết tự nhiên giữa các bộ phận của xương bị đứt gãy, gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể.

Nguyên nhân:

  • Gãy xương do chấn thương: té ngã, tai nạn, chấn thương thể thao, chấn thương lao động…
  • Gãy xương do bệnh lý: loãng xương, viêm xương tủy, ung thư xương…
  • Loãng xương: Xương trở nên giòn và dễ gãy, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh.

Các loại gãy xương phổ biến:

  • Gãy xương kín: Ổ gãy không thông với môi trường bên ngoài ).
  • Gãy xương hở: Ổ gãy thông với môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm trùng.
  • Gãy xương đơn giản: Xương chỉ bị gãy thành 2 mảnh không tổn thương cấu trúc xung quanh.
  • Gãy xương phức tạp: Xương bị gãy thành nhiều mảnh, có thể kèm theo tổn thương các mô xung quanh, tổn thương mạch máu thần kinh .

Dấu hiệu:

  • Đau đột ngột tại chỗ xương gãy, đặc biệt khi di chuyển hoặc chạm vào vùng bị thương.
  • Sưng đỏ, bầm tím vùng tổn thương.
  • Các chi có thể bị cong, xoắn biến dạng rõ ràng ở vị trí gãy.
  • Âm thanh răng rắc khi xảy ra chấn thương.
  • Chảy máu, có xương nhô ra với vết thương hở.
  • Mất chức năng tại khu vực chi chân hoặc tay bị gãy xương.
  • Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu…
Gãy xương thường do bị chấn thương hoặc bệnh lý
Gãy xương thường do bị chấn thương hoặc bệnh lý

Ung thư xương

Ung thư xương là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào ác tính trong mô xương. Nó có thể khởi phát trực tiếp từ xương (ung thư nguyên phát) hoặc lan từ các khối u ác tính ở cơ quan khác (ung thư thứ phát, di căn xương). Đây là một bệnh lý nghiêm trọng, gây phá hủy cấu trúc xương và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nguyên nhân: Đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra ung thư xương vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm: di truyền, phơi nhiễm tia phóng xạ, lạm dụng thuốc, rượu bia, thuốc lá.

Triệu chứng:

Ung thư xương thường diễn tiến chậm, giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi chân tay, đau nhức xương hay vận động yếu hơn. Khi khối u phát triển lớn dần thì các triệu chứng cũng thay đổi theo, bao gồm:

  • Cảm giác đau tăng dần và dai dẳng liên tục, có thể lan sang các vùng lân cận.
  • Sưng tấy tại vị trí xương ung thư.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, kèm theo triệu chứng sốt nhẹ.
  • Bị sụt cân không rõ nguyên do.
  • Xương giòn, yếu, dễ gãy.
  • Có thể sờ thấy khối hạch cứng trong xương dài ở các chi.
Ung thư xương là bệnh hiếm gặp, có độ nguy hiểm cao
Ung thư xương là bệnh hiếm gặp, có độ nguy hiểm cao

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cơ xương khớp

Phần lớn các bệnh cơ xương khớp đều gây đau đớn khó chịu và để lại nhiều bất tiện cho cuộc sống người bệnh. Do đó, mỗi người cần có ý thức phòng ngừa mắc các bệnh lý cơ xương khớp thông qua việc thực hiện lối sống lành mạnh từ chế độ ăn uống, vận động cho đến sinh hoạt, cụ thể:

  • Chế độ dinh dưỡng cân đối: Chế độ ăn có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và bổ sung thêm thực phẩm tốt cho cơ xương khớp như sữa, trứng cá, hải sản, rau quả có chứa nhiều canxi, magie, kẽm, vitamin B, C, D, K…
  • Tập thể dục thường xuyên: Các bộ môn như chạy bộ, đi bộ, yoga, bơi lội và và các bài tập giúp tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt của cơ xương khớp, từ đó giảm nguy cơ chấn thương.
  • Duy trì cân nặng phù hợp: Tình trạng thừa cân – béo phì sẽ làm gia tăng áp lực của cơ thể lên hệ thống xương khớp, nhất là khớp háng và đầu gối.
  • Chế độ sinh hoạt và làm việc đúng: Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, kết hợp hài hòa giữa làm việc – nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, thiết kế môi trường làm việc thân thiện với trục cơ xương khớp của cơ thể, luôn mang đồ bảo hộ khi lao động hoặc tham gia môn thể thao cường độ mạnh…
  • Hạn chế gây áp lực lên khớp: Tránh bưng bê, mang vác vật nặng hay đi giày cao gót hoặc thực hiện các hoạt động gây áp lực lên khớp trong thời gian dài.

Khi có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị chuyên điều trị các bệnh cơ xương khớp uy tín thì Optimal365 Chiropractic là lựa chọn mà khách hàng không nên bỏ lỡ. Sở hữu đội ngũ bác sĩ đầu ngành về Chiropractic đến từ Mỹ, với hơn 20 năm kinh nghiệm sẽ cẩn thận nghiên cứu tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị cá nhân hóa phù hợp nhất. Cam kết nhanh chóng giải quyết tận gốc nguyên nhân gây đau trên nguyên tắc 3 Không: Không tiêm – Không thuốc – Không phẫu thuật.

Trị liệu bệnh cơ xương khớp hiệu quả cùng Optimal365 Chiropractic
Trị liệu bệnh cơ xương khớp hiệu quả cùng Optimal365 Chiropractic

Tại Optimal365 Chiropractic, người bệnh được trị liệu đau mỏi cơ bằng phương pháp trị liệu cơ chuyên sâu, tác động trực tiếp vào vùng tổn thương, giải tỏa các điểm trigger point để giáp giảm đau hiệu quả, cải thiện tình trạng căng cứng và xơ hóa. Đồng thời còn tăng cường sức mạnh cơ bắp, gia tăng tuần hoàn dinh dưỡng để phục hồi vùng cơ xương khớp tổn thương tốt hơn.

Tùy vào mức độ và loại tổn thương cơ xương khớp, bác sĩ Optimal365 Chiropractic sẽ chỉ định thực hiện thêm phương pháp trị liệu công nghệ cao bằng các thiết bị hiện đại như điện xung, laser công suất cao, tecar, điều trị bằng sóng xung kích shockwave therapy, máy kéo giãn cột sống, máy điều trị laser…

Quá trình này giúp người bệnh giảm đau nhanh, ngăn ngừa tình trạng phù nề, chống viêm, giảm tối đa nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó còn hỗ trợ phá vỡ co thắt tầng sâu, tăng sản sinh collagen và tăng tốc quá trình phục hồi vùng tổn thương nhanh hơn gấp 5 lần.

Các bệnh cơ xương khớp xảy ra rất phổ biến tại Việt Nam, với mọi đối tượng hay độ tuổi. Bệnh thường gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng khả năng vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống và có nguy cơ để lại biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Do đó, mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe trước tác nhân gây bệnh và thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, điều trị bệnh sớm.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. World Health Organization: WHO. (2022, July 14). Musculoskeletal health. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/musculoskeletal-conditions

2. Pain management: musculoskeletal pain. (2023, May 12). WebMD. https://www.webmd.com/pain-management/musculoskeletal-pain

3. Work-Related Musculoskeletal Disorders & Ergonomics | Workplace Health Strategies by condition | Workplace Health Promotion | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/workplacehealthpromotion/health-strategies/musculoskeletal-disorders/index.html

4. Cherney, K. (2024, January 25). Musculoskeletal disorders. Healthline. https://www.healthline.com/health/musculoskeletal-disorders

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch