Bị đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì? là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân khi đối mặt với căn bệnh này, đây là một trong những căn bệnh thường gặp, gây ra những cơn đau nhức khó chịu ở vùng lưng dưới và lan xuống chân, việc sử dụng thuốc giảm đau là lựa chọn hàng đầu của người bệnh. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp điều trị tối ưu nhất vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau dây thần kinh tọa, đồng thời đưa ra những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc.
Chỉ định sử dụng thuốc đặc trị giảm đau thần kinh tọa khi nào?
Thuốc giảm đau đặc trị thường được chỉ định khi các biện pháp bảo tồn như nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà không còn hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau dây thần kinh tọa. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế các tín hiệu đau truyền đến não, giúp giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian sử dụng của mỗi loại thuốc sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Danh sách các loại thuốc giảm đau dây thần kinh tọa
Điều trị bằng thuốc giảm đau Acetaminophen (Paracetamol, Efferalgan)
Paracetamol (Acetaminophen) là một loại thuốc giảm đau phổ biến, được khuyến nghị cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu điều trị đau thần kinh tọa. Thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với các cơn đau từ nhẹ đến vừa.
Paracetamol hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin (chất trung gian gây viêm và đau) thông qua việc ngăn chặn enzyme cyclooxygenase tại hệ thần kinh trung ương.
Nhờ vậy, thuốc có thể làm giảm cảm giác đau, tê nhức dây thần kinh cũng như tình trạng đau nhức xương khớp.
Liều lượng Paracetamol được khuyến cáo:
- Đau nhẹ hoặc trung bình: Sử dụng 1 – 3g mỗi ngày, chia làm 3 lần uống sau bữa ăn.
- Đau nặng: Kết hợp Paracetamol 1 – 3g mỗi ngày với một loại Opioid nhẹ khác như Codein.
Các loại thuốc điều trị có thể thay thế Paracetamol gồm Aspirin hoặc Tramadol.
Những đối tượng cần thận trọng khi dùng Paracetamol như sau:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân có bệnh lý về tim hoặc phổi.
- Bệnh nhân suy giảm chức năng gan.
- Người có tiền sử hoặc đang mắc viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa.
- Người thiếu máu.
Điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid
Chú ý: Các loại thuốc chống viêm nhóm steroid cần được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng cẩn thận. Người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, giúp đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn sức khỏe.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được chỉ định sử dụng trong điều trị đau thần kinh tọa ở mức độ vừa, khi cơn đau kèm theo các triệu chứng viêm và không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol.
Ngoài, một số thuốc NSAIDs như Naproxen, Aspirin, Diclofenac và Ibuprofen có thể ức chế hoạt động của các enzyme cyclooxygenase (COX-1 và COX-2), đồng thời ức chế quá trình tổng hợp chất prostaglandin – chất trung gian gây viêm và đau trong cơ thể.
Các loại thuốc NSAIDs thường dùng trong điều trị bao gồm:
- Ibuprofen liều 400mg, dùng 3 – 4 lần/ngày
- Naproxen liều 500mg, dùng 2 lần/ngày
- Diclofenac liều 75 – 150mg/ngày
- Piroxicam liều 20mg/ngày
- Meloxicam liều 15mg/ngày
- Celecoxib liều 200mg/ngày
- Etoricoxib liều 60mg/ngày.
Thuốc NSAIDs nên dùng kết hợp với các thuốc bảo vệ dạ dày, như nhóm ức chế bơm proton (PPI), để giảm nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa.
Trong trường hợp bệnh nhân đau quá nhiều và không đáp ứng với các thuốc giảm đau trên, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc gây nghiện như Morphine để giảm đau. Bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng những loại thuốc này.
Điều trị bằng thuốc giảm đau thần kinh
Chú ý: Việc sử dụng Opioids cần tuân theo hướng dẫn và giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, đồng thời giảm nguy cơ lạm dụng và tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc giảm đau Opioids được sử dụng để điều trị đau dây thần kinh tọa ở mức độ trung bình đến nặng. Opioids hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể Opioid trong hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, ngăn chặn tín hiệu đau truyền đến não.
Trong trường hợp người bệnh đau thần kinh tọa không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau thần kinh như:
- Gabapentin: Liều dùng từ 600 đến 1200mg/ngày, bắt đầu từ 300mg/ngày trong tuần đầu tiên để giảm tác dụng phụ.
- Pregabalin: Liều dùng khuyến cáo từ 150 đến 300mg/ngày, bắt đầu từ 75mg/ngày trong tuần đầu tiên để tránh phản ứng phụ.
Tuy nhiên, Opioids có khả năng gây nghiện và có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón, suy giảm trí nhớ, thậm chí ảnh hưởng đến gan và thận.
Điều trị bằng thuốc giãn cơ
Chú ý: Thuốc giãn cơ cần được bác sĩ kê đơn và bệnh nhân phải tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. Khi tự ý dùng thuốc có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe và giảm hiệu quả điều trị.
Thuốc giãn cơ được chỉ định trong điều trị đau thần kinh tọa khi có các triệu chứng co thắt cơ gây đau, giúp giảm căng cơ và cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa. Hai loại thuốc giãn cơ phổ biến như sau:
- Tolperisone: Liều dùng khoảng 150 mg/ngày, chia thành 3 lần. Tolperisone tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, mang lại hiệu quả giãn cơ nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý các tác dụng phụ có thể gặp phải như tụt huyết áp, chóng mặt, nhức đầu, chướng bụng, buồn nôn,…
- Eperisone: Liều dùng khoảng 150 mg/ngày, chia làm 3 lần uống. Eperisone có tác dụng thư giãn cơ vân và cơ trơn mạch máu, giúp giảm phản xạ đau và tình trạng co cơ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như phát ban, tê chi, rối loạn chức năng gan và thận,…
Điều trị bằng thuốc chống co giật
Các loại thuốc giảm đau thần kinh có tác dụng làm giảm tín hiệu đau truyền qua dây thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh tọa. Người bệnh thường cần khoảng 3 đến 4 tuần để cảm nhận rõ rệt hiệu quả của thuốc và việc duy trì sử dụng là rất quan trọng, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Nhóm thuốc chống co giật thường được chỉ định bao gồm gabapentin và pregabalin.
Trong quá trình điều trị, người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, run rẩy, phát ban da và tăng cân. Do đó, việc theo dõi các triệu chứng và phản ứng của cơ thể trong suốt quá trình sử dụng thuốc là cần thiết để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu rủi ro.
Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm ba vòng
Chú ý: Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng để điều trị đau thần kinh tọa, cần thận trọng về liều lượng và tác dụng phụ. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA), như amitriptyline và nortriptyline, thường được chỉ định để giảm đau thần kinh tọa, đặc biệt trong các trường hợp đau kéo dài hoặc khó điều trị. Các thuốc này hoạt động bằng cách tăng cường hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine trong hệ thần kinh trung ương, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa.
Liều lượng thông thường là từ 10-25 mg mỗi ngày, tăng dần tùy theo đáp ứng và tình trạng của bệnh nhân, với liều tối đa không vượt quá 150 mg mỗi ngày.
Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng bao gồm bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, rối loạn tâm thần hoặc các bệnh lý về gan và thận. Các thuốc này cũng có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, táo bón và rối loạn nhịp tim, do đó cần được theo dõi sát sao trong quá trình điều trị.
Điều trị bằng Vitamin nhóm B
Chú ý: Vitamin nhóm B hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa nhờ khả năng cải thiện chức năng thần kinh và giảm viêm. Tuy nhiên, cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định để tránh tác dụng phụ.
Vitamin nhóm B bao gồm Vitamin B1, B6 và B12, chúng hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, đồng thời giúp bảo vệ các sợi thần kinh khỏi tổn thương, từ đó làm giảm cơn đau và cải thiện chức năng thần kinh.
Liều lượng sử dụng thường là 1-2 viên/ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ, và cần tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn. Tuy nhiên, bệnh nhân có bệnh lý về gan, thận hoặc đang sử dụng thuốc điều trị các vấn đề thần kinh khác cần thận trọng khi sử dụng Vitamin nhóm B để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Các lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị giảm đau dây thần kinh tọa
Khi sử dụng các loại thuốc đặc trị đau thần kinh tọa, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn, tránh tự ý mua và sử dụng mà không có sự hướng dẫn.
- Uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định, không tăng hay giảm liều mà không có sự đồng ý từ bác sĩ.
- Không nên lạm dụng thuốc hoặc tự ý ngừng sử dụng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên uống thuốc sau bữa ăn để giảm thiểu kích ứng cho dạ dày và tăng cường khả năng hấp thụ.
- Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên ngưng sử dụng ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.
Điều trị đau thần kinh tọa không dùng thuốc hiệu quả, an toàn tại Optimal365 Chiropractic
Thuốc điều trị đau dây thần kinh tọa thường chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng đau, nhưng không thể giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng này. Đặc biệt, nếu cơn đau xuất phát từ việc chèn ép dây thần kinh, việc sử dụng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài.
Hiện nay, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) đã được công nhận là phương pháp điều trị hiệu quả cho đau dây thần kinh tọa. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các kỹ thuật nắn chỉnh tay để đưa các đốt sống về vị trí tự nhiên của chúng, từ đó giảm áp lực lên đĩa đệm và giải phóng chèn ép lên dây thần kinh tọa. Không chỉ giúp giảm cơn đau một cách nhanh chóng mà Trị liệu thần kinh Cột sống còn góp phần vào việc phục hồi chức năng và cải thiện sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân.
Tại Optimal365 Chiropractic, Trị liệu Thần kinh cột sống được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa quốc tế đến từ Mỹ, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chiropractic, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, đảm bảo việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất cho từng khách hàng. Chúng tôi luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ trị liệu hiện đại và trang thiết bị tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tối ưu hóa quá trình phục hồi và cải thiện sức khỏe cơ xương khớp cho mỗi cá nhân.
Mỗi phác đồ điều trị đều được thiết kế riêng biệt, phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng khách hàng. Đội ngũ bác sĩ không chỉ tập trung vào việc điều trị triệu chứng mà còn hướng đến nguyên nhân gốc rễ, từ đó mang đến những liệu pháp chính xác và hiệu quả, hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng và cung cấp trải nghiệm điều trị tốt nhất cho khách hàng.
Bị đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân đang tìm giải pháp giảm đau. Các loại thuốc giảm đau, giãn cơ và chống viêm có thể giúp làm giảm triệu chứng tức thời nhưng không thể điều trị tận gốc nguyên nhân đau dây thần kinh tọa. Để đạt hiệu quả lâu dài và phục hồi chức năng tối ưu, bệnh nhân nên cân nhắc phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống tại Optimal365 Chiropractic – nơi cam kết mang đến hiệu quả điều trị vượt trội, giúp bạn nhanh chóng quay lại cuộc sống năng động và khỏe mạnh.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. PharmD, S. G. (n.d.). Medication for sciatica. Spine-health. https://www.spine-health.com/blog/medication-sciatica
2. Dunkin, M. A. (2011, May 24). Sciatica pain relief. WebMD. https://www.webmd.com/back-pain/sciatica-pain-relief-options
3. Pinto, R. Z., Maher, C. G., Ferreira, M. L., Ferreira, P. H., Hancock, M. J., Oliveira, V. C., McLachlan, A. J., & Koes, B. W. (2012). Drugs for relief of pain in patients with sciatica: systematic review and meta-analysis. The BMJ, 344(feb13 1), e497. https://doi.org/10.1136/bmj.e497