Hiện nay, vẫn có rất nhiều người bệnh nhầm lẫn đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm là một, do hai bệnh lý này thường xảy ra ở các đốt sống tại vùng thắt lưng với cảm giác đau nhức, tê mỏi. Mặc dù khoảng 80% các trường hợp đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân khác là xuất phát từ: Hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, làm việc sai tư thế, ngồi lâu, ít vận động…Vậy đâu là điểm khác biệt giữa 2 tình trạng bệnh lý này? Hãy cùng Optimal365 Chiropractic tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

phan-biet-dau-than-kinh-toa-va-thoat-vi-dia-dem.webp

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa (Sciatica pain) là thuật ngữ thường hay bị nhầm lẫn với các chứng bệnh đau lưng nói chung. Tuy nhiên, về bản chất, đau thần kinh tọa là một tình trạng đau lan rộng từ cột sống thắt lưng (dưới) qua dây thần kinh tọa, có thể lan ra mặt sau ngoài đùi, cẳng chân. Nguyên nhân thường là do dây thần kinh bị đè nén ở phần dưới cột sống gây ra, tạo cảm giác đau, tê, và yếu cơ.

dau-than-kinh-toa.webp

Biến chứng nghiêm trọng của đau thần kinh tọa:

- Nhiễm trùng cột sống, u cột sống: Nhiễm trùng lan rộng trong các mô xung quanh cột sống, gây ra các triệu chứng như: Sốt cao, đau nhức dữ dội tại vị trí tổn thương và trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến viêm màng não.

- Mất chức năng vận động: Do sự chèn ép của đĩa đệm hoặc các cấu trúc xương khác lên rễ thần kinh, lâu dần sẽ dẫn đến liệt cơ, yếu cơ và mất khả năng kiểm soát vận động ở chi dưới.

- Hội chứng chùm đuôi ngựa: Đây là tình trạng nhiều rễ thần kinh tại vùng tủy sống dưới bị tổn thương, gây ra yếu cơ, rối loạn cảm giác chi dưới, bàng quang dẫn đến tiểu không tự chủ, yếu liệt vĩnh viễn 2 chân.

- Rối loạn chức năng tiểu tiện, đại tiện: Sự chèn ép dây thần kinh tọa có thể gây ra các rối loạn chức năng tiểu tiện và đại tiện, bao gồm tiểu khó, tiểu không kiểm soát và táo bón. Tình trạng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như: Nhiễm trùng đường tiểu và các vấn đề về hệ tiêu hóa.

- Tổn thương hệ thần kinh: Gây ra tình trạng tê yếu, mất cảm giác, mất lực ở vùng chân hoặc ngứa ran ở chân (cảm giác ngứa hoặc châm chích trên da chân). Không những thế, cơn đau có thể tăng lên không rõ nguyên nhân, khiến người bệnh tăng mức độ nhạy cảm với cơn đau.

2. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi một phần của đĩa đệm trong cột sống lệch khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lên các rễ thần kinh và dây thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như: Tê bì, đau nhức, giảm sức cơ, cuối cùng là yếu liệt cơ. Ban đầu, bệnh thường không có những dấu hiệu rõ ràng, nhưng khi tiến triển, người bệnh có thể cảm thấy đau lưng, đau lan rộng từ vùng thắt lưng xuống chân và yếu cơ.

thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.webp

Biến chứng nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm:

- Rối loạn nội tiết: Gây chèn ép lên các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận. Điều này dẫn đến sự rối loạn trong quá trình điều tiết hormone như: Cortisol, thyroxin, insulin và gây ra một số triệu chứng như: Rối loạn giấc ngủ, mất cân bằng điện giải.

- Rối loạn cảm giác: Gây ra các triệu chứng như tê bì ở các chi. Các rễ thần kinh bị tổn thương có thể làm hạn chế vận động và khó khăn trong quá trình sinh hoạt.

- Chèn ép, tổn thương hệ thần kinh: Đĩa đệm thoát vị có thể chèn ép trực tiếp lên tủy sống hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Điều này gây ra tổn thương và suy giảm các chức năng thần kinh vận động, cảm giác và phản xạ. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến bại liệt, mất cảm giác hoặc suy giảm các chức năng cơ bản như đi lại, tiểu tiện, đại tiện.

- Viêm màng nhện tủy sống: Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn lan tỏa, suy giảm chức năng tủy sống. Các triệu chứng bao gồm: Sốt, đau nhức, tê cứng vùng gáy, thậm chí là liệt chi.

- Teo cơ chi: Do thoát vị đĩa đệm gây tổn thương các rễ thần kinh, dẫn đến suy giảm dẫn truyền thần kinh đến các cơ, điều này khiến các cơ ở chi bị liệt hoặc teo cơ, mất chức năng vận động. Tình trạng này có thể kéo dài và gây suy yếu, tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm về bệnh lý thoát vị đĩa đệm:

Các Loại Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thường Gặp Và Cách Phân Biệt

TOP 3 Bí Quyết Chăm Sóc Đặc Biệt: Lời Khuyên Cho Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm

3. Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Điểm khác nhau

Vị trí đau: 

  • Đối với đau thần kinh tọa: 

- Là dây thần kinh chạy từ thắt lưng xuống 2 chân

- Cơn đau thường xuất phát từ đốt sống L4, L5, S1, S2

- Tình trạng đau thường chỉ xuất hiện ở một bên chân

vi-tri-gay-dau.webp
  • Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

- Là phần nằm giữa các đốt sống của cột sống

- Cơn đau thường xuất phát từ đốt sống L4, L5 hoặc L5, S1

- Tình trạng đau thường đau lan tỏa ở cả 2 chân

Triệu chứng (biểu hiện lâm sàng):

  • Đối với đau thần kinh tọa: 

- Cơn đau xuất hiện thường chạy dọc theo dây thần kinh tọa: Bắt đầu từ lưng dưới, lan đến mông, đùi, bắp chân và có thể lan tới bàn chân.

- Người bệnh thường có cảm giác như kiến bò, tê bì dị cảm, cảm thấy như bị châm chích, nóng rát ở vùng đau.

trieu-chung-dac-trung.webp
  • Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

- Đau lưng dưới, mất cảm giác vùng lưng

- Tê, yếu ở chân hoặc bàn chân

- Trong một số trường hợp, bệnh lý này có thể gây ra tình trạng sưng tấy, viêm, đỏ ửng ở vùng thắt lưng

- Đau ở vùng lưng và chân tăng khi nâng vật nặng, xoay vặn cột sống hoặc ngồi lâu.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Đối với đau thần kinh tọa: 

- Do tình trạng thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, dây thần kinh tọa sẽ bị ảnh hưởng bởi sự chèn ép của đĩa đệm gây ra tình trạng đau nhức

- Thoái hóa đĩa đệm: Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đĩa đệm dần mất nước, mất đi tính đàn hồi và hình thành gai xương chèn ép lên thần kinh tọa

- Viêm cột sống dính khớp: Viêm các khớp xương sống (gọi là spondylitis) có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc do các bệnh lý autoimmunity như bệnh viêm xương khớp dạng thấp. Khi các khớp bị viêm, sẽ làm dây thần kinh bị chèn ép và gây đau thần kinh tọa.

nguyen-nhan-gay-benh.webp
  • Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

- Do tình trạng lão hóa và thoái hóa đĩa đệm: đĩa đệm bị suy giảm chất lượng do mất nước và sự suy yếu của các mô. Khi tuổi càng cao, cột sống càng mất đi độ đàn hồi khiến đĩa đệm bị tổn thương.

- Do tai nạn hoặc chấn thương cột sống khi vận động mạnh, chơi thể thao không đúng cách hoặc ở cường độ cao liên tục

Điểm giống nhau

Độ tuổi hay gặp:

Thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, và hiện tại đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa

Phương pháp điều trị

Theo nhận định từ các Bác sĩ chuyên khoa xương khớp, đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm đều là những bệnh lý liên quan đến sự tổn thương của cơ xương khớp, cột sống. Cả hai tình trạng này đều gây đau đớn và hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm và chẩn đoán đúng tình trạng bệnh lý sẽ giúp hiệu quả phục hồi và điều trị cao hơn. Nếu có bất cứ triệu chứng nào ở trên, bạn nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa về xương khớp để thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

Optimal365 Chiropractic.webp

Hiện nay thay vì sử dụng thuốc và can thiệp phẫu thuật, Trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic) đang được xem là một phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả đối với đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm vì các lý do sau:

An toàn - Không xâm lấn - Không sử dụng thuốc: Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh bằng tay không sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm, do đó có thể tránh được các tác dụng phụ có thể xảy ra từ thuốc. Đồng thời, cũng loại bỏ những rủi ro và lo sợ của phẫu thuật. Từ đó, rút ngắn thời gian hồi phục và chi phí điều trị.

Điều chỉnh cột sống: Chiropractic là phương pháp tập trung vào việc điều chỉnh và can thiệp vào các vị trí sai lệch của cột sống và các khớp xung quanh.Trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như: Đau lưng, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, thoái hóa cột sống,v.v. Chiropractic tập trung vào việc khôi phục sự cân bằng và linh hoạt của cột sống và các khớp. Từ đó giúp giảm đau, cải thiện vận động và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ giảm viêm: Việc điều chỉnh cột sống trong chiropractic còn có tác động tích cực đến lưu thông máu và sự giảm viêm xung quanh vùng bị ảnh hưởng. Bằng cách giảm áp lực và khôi phục lại vị trí và chức năng bình thường của các cột sống và khớp, chiropractic giúp cải thiện lưu thông máu trong khu vực điều chỉnh và làm giảm phản ứng viêm tức thì.

>>> Dành cho bạn: [Bật Mí] Top Phương Pháp Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả

Điều trị đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả tại Optimal365 Chiropractic

Không khuyến khích sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị xâm lấn. Với mong muốn mang đến quy trình điều trị AN TOÀN - HIỆU QUẢ - DÀI LÂU. Tại Optimal365 Chiropractic, luôn chú trọng hướng đến phương pháp điều trị bảo tồn với phác độ điều trị chuyên sâu, không chỉ giúp Khách hàng điều trị triệt để cơn đau mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nắn Chỉnh Chiropractic:

Khôi phục đường cong sinh lý tự nhiên, tái cấu trúc cột sống giúp điều chỉnh lại cấu trúc cột sống và giảm áp lực lên dây thần kinh.

Giảm chèn ép lên hệ thống thần kinh, giải tỏa tinh thần

Tăng tuần hoàn máu nhằm hỗ trợ quá trình hồi phục tự nhiên của dây thần kinh tọa

tri-lieu-than-kinh-cot-song-chirropractic.webp

Trị liệu cơ chuyên sâu:

Giải tỏa các điểm trigger point, không còn co cứng, xơ hóa giúp giảm đau và căng cứng ở vùng bị ảnh hưởng bởi đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm

Giúp hệ cơ khỏe mạnh, ổn định vị trí mới nắn chỉnh để hỗ trợ cột sống và giảm đau

Tăng tuần hoàn dinh dưỡng, phục hồi cơ xương khớp bị tổn thương

tri-lieu-co-chuyen-sau.webp

Trị liệu công nghệ cao:

Sử dụng công nghệ điều trị tiên tiến để giảm ngay cơn đau và viêm do dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm

Ngừa phù nề, chống viêm cơ - xương khớp

Phá vỡ co thắt cơ tầng sâu, tăng sinh collagen thúc đẩy phục hồi nhanh gấp 5 lần

tri-lieu-cong-nghe-cao.webp

Bài tập phục hồi:

Hệ thống bài tập chuyên biệt được thiết kế riêng cho từng tình trạng bệnh lý khác nhau

Thúc đẩy tốc độ phục hồi của các chứng năng, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả

Duy trì tối đa hiệu quả đạt được sau điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị đau thần kinh tọa

ve chung toi rs.webp

Khi đã nắm vững các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của từng bệnh lý, chúng ta sẽ dễ dàng xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó, thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mỗi người nên chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không để cơn đau kéo dài dai dẳng vì rất có thể bệnh sẽ tiến triển nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!