Lý do phụ nữ mắc bệnh cột sống cao hơn nam giới?

Bệnh về cột sống là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi và đặc biệt ở người già. Tuy nhiên, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 4 lần so với nam giới. Có rất nhiều yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về cột sống cao hơn so với nam giới. Dưới đây là một số lý do chính được khoa học và y học công nhận: 

393724498_286938747635713_3233905550311195823_n.jpg

Nguyên nhân nội tiết tố

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính là do cơ thể phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến quá trình sinh sản, như thai kỳ, mãn kinh. Nó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone estrogen, một loại hormone giúp duy trì sức khỏe của xương, và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương. Khi nồng độ hormone này giảm, mật độ xương giảm đi, làm tăng nguy cơ loãng xương và dẫn đến sự sụt giảm và biến dạng của các đốt xương cột sống, gây ra đau nhức và giảm chức năng vận động của cột sống.

399252281_298274743168780_3396041256740646089_n.jpg

Thai kỳ và sinh nở

Thai kỳ gây áp lực lên cột sống và thay đổi trọng tâm của cơ thể và gia tăng trọng lượng, có thể dẫn đến đau lưng và áp lực lên các đĩa đệm cột sống. Quá trình mang thai và sinh nở ở phụ nữ cũng có thể gây tổn thương cơ và dây chằng xung quanh cột sống do tác động của hormone relaxin trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống và đau lưng.

346315243_120655134351308_6614267275570531587_n.jpg

Các bệnh cột sống phụ nữ dễ gặp phải

Các số liệu thống kê cũng cho thấy rằng phụ nữ thường mắc các bệnh về cột sống như thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống thắt lưng và loãng xương, đặc biệt sau khi mãn kinh nhiều hơn nam giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 22% phụ nữ trên 50 tuổi bị thoái hóa đốt sống cổ và 34% phụ nữ trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng.

393606073_286938647635723_5874567592198783112_n.jpg

Cấu trúc cơ thể

Phụ nữ thường có khung chậu rộng hơn nam giới. Sự chênh lệch về kích thước này ảnh hưởng đến cách cột sống được hỗ trợ và phân phối trọng lượng. Khung chậu rộng hơn thay đổi trọng tâm của cơ thể, buộc cột sống phải điều chỉnh để duy trì sự cân bằng. Điều này gây ra áp lực không đồng đều trên các đĩa đệm cột sống và dây chằng, đòi hỏi cơ bắp và dây chằng xung quanh cột sống phải làm việc nhiều hơn để hỗ trợ cột sống và duy trì tư duy cơ thể. Các yếu tố trên dẫn đến đau lưng, đặc biệt là ở vùng thắt lưng, nơi phải chịu đựng phần lớn sự thay đổi về trọng lượng và áp lực. 

Ngoài ra, khi cột sống phải thích nghi với sự phân phối trọng lượng khác biệt do khung chậu rộng sẽ dẫn đến sự thay đổi về hình dạng và độ cong của cột sống. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển cong vẹo cột sống (scoliosis) hoặc đau cột sống thắt lưng đối với phụ nữ.

346489919_1691485607956620_3067554913915429866_n.jpg

Thói quen sinh hoạt và tư thế sai

Bên cạnh đó, một số thói quen sống không lành mạnh như ngồi lâu, đứng lâu, ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về cột sống. Đặc biệt, việc mang giày cao gót thường xuyên cũng làm tăng áp lực lên đốt sống và ảnh hưởng đến cột sống.

346590948_259911073098644_1975115727627162857_n.jpg

Áp lực tâm lý và stress

Phụ nữ thường xuyên phải đối mặt với nhiều áp lực tâm lý từ công việc, gia đình, và các vai trò xã hội khác. Căng thẳng và stress gây ra các vấn đề bao gồm đau nhói cơ bắp, nhức mỏi hoặc căng cơ, đau đầu và mất ngủ gây ra tình trạng viêm sưng, đau khớp và các vấn đề về cột sống.

Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc các bệnh về cột sống, phụ nữ cần chú ý đến sức khỏe của xương bằng cách duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và vận động, hạn chế thói quen ngồi lâu đứng lâu, tránh mang giày cao gót quá thường xuyên.

393601440_286938617635726_1214169756105155117_n.jpg

Trị liệu Chiropractic - phương pháp chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho phụ nữ ngoài 40 an toàn và hiệu quả nhất:

  • Giải toả áp lực chèn ép lên các nhánh rễ dây thần kinh
  • Giảm đau cổ, vai gáy, đau lưng nhanh chóng
  • Cải thiện chức năng cơ xương, khôi phục khả năng vận động của cột sống
  • Kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể
  • Giải toả stress, thư giãn, cân bằng tâm trí

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đau lưng hoặc đau khớp, bạn cần tìm kiếm sự thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng nhé!

377459762_262284786767776_4135772726546992866_n-2.jpg