Thoát vị đĩa đệm tưởng chừng như là một căn bệnh chỉ gặp phải  ở người lớn tuổi. Thế nhưng ngày nay, tình trạng bệnh lý này đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gặp phải ở mọi độ tuổi. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh, từ đó gây ra những cơn đau nhức kéo dài. Trong bài viết này, hãy cùng Optimal 365 Chiropractic tìm hiểu về “gốc rễ” dẫn đến trình trạng thoát vị đĩa đệm mà bạn không thể chủ quan.

z5292757219319_b242815ebca6bac541472ff904d1a4b4.jpg

>>> Xem thêm bài viết liên quan tại: 

1. Biểu hiện cho thấy triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

1.1. Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

2.jpg
  • Phần thắt lưng đau đột ngột và dữ dội.
  • Đau buốt xảy ra từng cơn, đau âm ỉ ở vùng thắt lưng.
  • Khả năng cúi thấp khó khăn, bất tiện.
  • Cơn đau nhức sẽ càng tăng khi ngồi, nằm nghiêng, hắt hơi, thậm chí là khi đại tiện. 
  • Triệu chứng tê bì tay chân hoặc đau lan xuống mông hoặc chân do tình trạng thoát vị dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép

1.2. Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 

3.jpg
  • Phần cổ, gáy cổ, 2 bả vai đau cứng, tê buốt
  • Nhức mỏi ở dọc phần vùng gáy.
  • Mất cảm giác vùng cổ tay, bàn tay và ngón tay
  • Đối với một số trường hợp, người có dấu hiệu bệnh sẽ đau đầu, nhức đầu, chóng mặt
  • Phần cánh tay cử động kém linh hoạt, khó khăn trong quá trình cầm nắm đồ đạc do bị mất lực, cơ bắp tay bị suy nhược

2. Nguyên nhân dẫn đến trình trạng thoát vị đĩa đệm

Các nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm có thể được chia thành hai nguyên nhân chính: nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do tác động từ bên ngoài.

2.1. Đối với nguyên nhân tự nhiên

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể:

Ở nhóm người trung niên và cao tuổi thường sẽ rất dễ gặp phải tình trạng  thoát vị đĩa đệm do sự lão hoá tự nhiên  của cơ thể. 

Do đĩa đệm được nuôi dưỡng thông qua quá trình thẩm thấu, khi tuổi càng cao độ thẩm thấu càng giảm, dẫn đến đĩa đệm của chúng ta sẽ mất nước, vòng sụn bị xơ hóa và sẽ không thể trở về trạng thái phồng xẹp một cách tự nhiên như ban đầu, khiến phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn vào ống sống khiến dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép.

Thoát vị đĩa đệm do gen di truyền

Dựa trên một số nghiên cứu liên quan đến cơ xương khớp, ngoài những yếu tố liên quan đến thói quen sinh hoạt, quá trình vận động dẫn đến các vấn đề liên quan đến thoát vị đĩa đệm thì gen di truyền cũng là một trong những yếu tố góp phần dẫn đến các bệnh về xương khớp, điển hình là thoát vị đĩa đệm.

Cụ thể, theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế tại Viện Y Học Di Truyền Quốc Gia ước lượng rằng có khoảng 10-15% trường hợp thoát vị đĩa đệm có yếu tố gen di truyền trong dân số Việt Nam.

2.2. Đối với nguyên nhân do tác động từ bên ngoài

Ngồi làm việc không đúng tư thế

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trình trạng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất chắc chắn không thể không nhắc đến việc ngồi sai tư thế. Đặc biệt, trường hợp này thường sẽ xảy ra ở dân văn phòng, công việc đòi hỏi quá trình ngồi máy tính trong một thời gian dài, không vận động. Ngồi gù lưng, sử dụng ghế hoặc bàn không phù hợp hoặc sử dụng thiết bị với chiều cao không cân đối sẽ rất dễ khiến cho cột sống bị cong vẹo và mất đi đường cong sinh lý tự nhiên.

4.jpg

Theo ước lượng của các bác sĩ chuyên khoa về cột sống và các chuyên gia tư vấn  sức khỏe văn phòng, tỷ lệ những người gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm do ngồi quá lâu có thể dao động từ 20% đến 50% trong dân số văn phòng tại các thành phố lớn. 

  • Để cải thiện và khắc phục, chúng ta cần điều chỉnh lại  tư thế ngồi đúng cách:
  • Ngồi thẳng, giữ lưng song song với thành ghế, khoảng cách giữa mắt và màn hinh máy tính cách nhau 45cm
  • Điều chỉnh lại chỗ học tập, bàn làm việc và ghế ngồi phù hợp với chiều cao, giữ đầu không bị cúi quá mức.

Mang vác đồ vật nặng trong thời gian dài

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm chính là thường xuyên mang vác các vật quá nặng. Khi tác động các vật nặng ở vùng cổ và lưng trong một thời gian dài sẽ khiến đĩa đệm bị nén quá mức và thoát vị ra bên ngoài.

Vì tính chất công việc, nguyên nhân này thường gặp ở nhóm người lao động phổ thông như công nhân, bốc vác, nhân viên vận chuyển hàng hóa.

Để tránh gây ra tổn thương cột sống khi mang vác vật nặng, cần lưu ý: 

  • Nên sử dụng tay khi bê vật nặng, hạn chế khuân vác vật nặng ở vùng cổ, vai
  • Giữ phần lưng thẳng, không quá nghiêng về phía sau
  • Không bê những đồ vật quá sức, trước khi bê cần xem xét hoặc nhờ sự trợ giúp từ mọi người xung quanh

Tình Trạng Thừa Cân Béo Phì 

Có thể bạn chưa biết, chế độ ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cột sống của bạn.Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ béo phì ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt ở các thành phố lớn và các đô thị đang phát triển.

5.jpg

Béo phì được xem là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm thoát vị đĩa đệm. Trong trường hợp trọng lượng cơ thể lớn, cơ thể sẽ phải gồng lên và chống đỡ. Khi cân nặng quá cao, làm tăng sức đè nén lên các đĩa đệm, nhất là đĩa đệm ở thắt lưng gây ra thoát vị. Từ đó  chất lượng cột sống sẽ càng suy giảm. 

Vì vậy, việc giữ cân nặng ở mức hợp lý kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần giúp bảo vệ cột sống của bạn.

Đeo túi nặng ở một bên vai

Giống như việc ngồi gù lưng, ngồi sai tư thế, việc bạn đeo túi xách, balo quá nặng trong một thời gian dài cũng là nguyên do dẫn đến cột sống bị vẹo, lưng bị gù và đĩa đệm bị thoát vị ra bên ngoài.

Vì vậy, để lực tác động lên cột sống được phân bố đều, bạn nên đeo balo ở cả 2 bên vai với trọng lượng vừa phải, phù hợp với khả năng mang vác cũng như quá trình di chuyển của cơ thể

Chấn thương do thể thao, tai nạn

Đối với các vận động viên, những người tập luyện thể thao thường xuyên sẽ không thể tránh khỏi va chạm và chấn thương. Trong nhiều trường hợp, sẽ dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị tổn thương nghiêm trọng. 

Dựa trên thống kê từ Bộ y tế cho thấy, mỗi năm có hàng ngàn trường hợp chấn thương cột sống được ghi nhận tại các phòng khám, bệnh viện. Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lên tới có khoảng 3.500 trường hợp nhập viện tại các bệnh viện và phòng khám trên toàn quốc do thoát vị đĩa đệm gây ra bởi tai nạn giao thông và chấn thương do vận động thể thao.

6.jpg

Đây là minh chứng rõ nét cho tình trạng nghiêm trọng của vấn đề thoát vị đĩa đệm do tai nạn và chấn thương ở người Việt Nam,là một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi sự chú tâm hơn nữa về việc chăm sóc sức khỏe cột sống.

Trong trường hợp này, việc bạn tìm đến các cơ sở chuyên về điều trị cột sống để được thăm khám kịp thời là điều vô cùng thiết yếu, vô cùng quan trọng để các chuyên gia y tế có thể đánh giá và điều trị kịp thời.

Gối đầu quá cao khi ngủ

Một trong những thói quen mang đến tác hại vô cùng nghiêm trọng mà ai cũng chủ quan đó chính là gối đầu quá cao khi ngủ. Tưởng chừng như sẽ mang đến sự thoải mái, thế nhưng càng về sau, thói quen này lại càng âm thầm khiến bạn bị thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm. 

Gối đầu quá cao khi ngủ có thể làm tăng áp lực lên cột sống và các đĩa đệm đặc biệt là khi tư thế ngủ không đúng. Điều này sẽ ảnh hưởng và làm biến dạng cột sống, gây ra cảm giác nhức mỏi, đau buốt, đặc biệt là ở vùng cổ và phần lưng.

Do vậy, giải pháp giúp bạn vừa có một giấc ngủ ngon vừa có một cột sống khỏe mạnh chính là điều chỉnh độ cao phù hợp, ưu tiên lựa chọn những mẫu gối có chất liệu bông mềm. 

3. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Theo cơ chế sinh học, khi một đĩa đệm đã bị rách, chúng sẽ không bao giờ có thể trở lại như ban đầu. Thoát vị đĩa đệm chỉ được xem là đã chữa khỏi khi có thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới.. Ngay cả khi thay thế đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật thì đó cũng chỉ là giải pháp cải thiện triệu chứng tạm thời mà thôi.

1.jpg

Vậy, làm cách nào để khắc phục và điều trị thoát vị đĩa đệm để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra? Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả được sử dụng để giảm thiểu triệu chứng cũng như cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn:

Điều trị bằng phương pháp tự nhiên

Việc duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn. Bạn nên thực hiện các bài tập vận động và thể dục thường xuyên để có thể giúp tăng cường cơ bắp quanh vùng lưng, giảm áp lực lên các đĩa đệm và cột sống. Một số bộ môn mà bạn có thể tham khảo chẳng hạn như: Các bài tập như Yoga, Pilates, và bơi lội thường được khuyến khích để cải thiện sức mạnh và linh hoạt của cơ lưng.

Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

95% các ca thoát vị đĩa đệm không cần can thiệp bằng phẫu thuật. Trong khi đó, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, vật lý trị liệu có thể được xem là phương pháp giảm đau và cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm một cách vô cùng hiệu quả. 

Tại  Optimal 365 Chiropractic, chúng tôi  tự tin mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp AN TOÀN - HIỆU QUẢ  bằng cách ứng dụng phương pháp Chiropractic kết hợp với Vật Lý Trị Liệu Công Nghệ Cao và Bài Tập Phục Hồi Chức Năng giúp tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn được hồi phục và cải thiện một cách vô cùng hiệu quả. Với phương pháp này, các bác sĩ chuyên môn sử dụng kỹ thuật nắn chỉnh tay nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, từ đó giúp giảm áp lực lên đĩa đệm, giảm chèn ép lên dây thần kinh và cải thiện phạm vi chuyển động của cột sống.

349314143_1592782384552837_4400702795470934024_n.png-2.jpeg

Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề sức khỏe quan trọng mà bạn cần lưu ý. Bằng cách hiểu và nhận biết các nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, bạn có thể áp dụng những biện điều trị cũng như cải thiện tình trạng này. Hãy luôn chú ý đến tư thế và vận động đúng cách, duy trì một lối sống lành mạnh. Và đừng quên đến thăm khám và điều trị kịp thời với đội ngũ bác sĩ chuyên sâu tại Optimal 365 Chiropractic nhé.

381754786_269746269354961_5249321850433296387_n.jpg

Trợ lý bác sĩ sẵn sàng tư vấn tại đường link: http://m.me/Optimal365Chiropractic