Loader logo

Thoái Hóa Đốt Sống Thắt Lưng L4 L5: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thumbnail

Tham vấn y khoa

Lưu Anh Hùng

By Optimal365 Chiropractic
Tháng tám 24, 2024
|

Theo số liệu thống kê từ Viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ, tỷ lệ người trên 60 tuổi mắc thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng đặc biệt tập trung ở đoạn L4 L5 lên đến hơn 85%. Quá trình thoái hóa xảy ra khi đĩa đệm giữa hai đốt sống mất dần tính đàn hồi gây ra các triệu chứng đau nhức, cứng cơ và hạn chế vận động. Vậy thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 là gì? Cách điều trị thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5? Cùng Optimal 365 Chiropractic tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là gì?

Thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 là tình trạng suy giảm chức năng và tổn thương cấu trúc của hai đốt sống cuối cùng trong cột sống thắt lưng. Đây là khu vực chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động hằng ngày, do đó rất dễ bị thoái hóa. Cụ thể, sụn khớp (dây chằng) và đĩa đệm giữa các đốt sống bị bào mòn làm giảm tính đàn hồi và khả năng hấp thụ lực. Ngoài ra, các gai xương hình thành làm hẹp khoảng trống giữa các đốt sống gây chèn ép lên rễ thần kinh. Những thay đổi này làm giảm tính ổn định của cấu trúc cột sống, hạn chế vận động và gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở vùng thắt lưng.

Về cấu tạo và chức năng của đốt sống L4L5:

  • Đốt sống lưng L4 L5 nằm ở phần cuối cùng của đoạn cột sống giúp cơ thể thực hiện các chuyển động xoay, cúi gập và vặn mình. Là điểm giao nối quan trọng giữa phần thắt lưng và vùng xương chậu (khung chậu), đóng vai trò nền tảng trong việc duy trì sự ổn định và cân bằng cho cột sống, đồng thời chịu trách nhiệm nâng đỡ trọng lượng cơ thể, đặc biệt trong các hoạt động hàng ngày như đi, đứng, ngồi, và mang vác vật nặng. Vì nằm ở vị trí thấp nhất trong vùng thắt lưng nên đốt sống L4L5 phải chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể và thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị tổn thương hoặc thoái hóa cao hơn so với các đốt sống khác.
Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là gì?
Đốt sống thắt lưng L4 L5 bị thoái hóa
  • Đĩa đệm L4-L5 là một cấu trúc nằm giữa hai đốt sống, đóng vai trò như một hệ thống giảm chấn. Thành phần chính của đĩa đệm bao gồm nhân nhầy (nucleus pulposus) và vòng sợi (annulus fibrosus), có chức năng hấp thụ lực và phân tán tải trọng trong quá trình vận động. Nhờ khả năng đàn hồi, đĩa đệm giúp giảm thiểu áp lực lên các đốt sống lân cận, duy trì sự linh hoạt của cột sống và bảo vệ các rễ thần kinh khỏi chèn ép và tổn thương.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 là:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa khiến sụn khớp mất dần độ đàn hồi, giảm khả năng chịu lực làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5.
  • Vận động sai tư thế: Ngồi hoặc nằm sai tư thế trong thời gian dài tạo áp lực không đều lên cột sống khiến đĩa đệm bị chèn ép và tổn thương. Lâu dần, những tổn thương này sẽ tích tụ và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
  • Tính chất công việc: Những công việc đòi hỏi lao động chân tay nặng nhọc, thường xuyên nâng hạ vật nặng hoặc các tư thế ngồi/đứng lâu trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lớn lên các đốt sống. Áp lực này khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn, dẫn đến sự suy giảm chức năng và tổn thương cấu trúc của đốt sống thắt lưng L4 L5.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5
Nâng hạ vật nặng tạo ra áp lực lớn lên đĩa đệm khiến chúng bị chèn ép
  • Thừa cân, béo phì : Thừa cân và béo phì gây áp lực lên đốt sống đặc biệt là vùng thắt lưng làm tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Hút thuốc lá : Các hóa chất trong thuốc lá có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Khi các mô cột sống bị tổn thương hoặc viêm, khả năng phục hồi và sửa chữa của chúng bị giảm sút, góp phần vào quá trình thoái hóa, làm giảm lưu thông máu đến đĩa đệm và cột sống, khiến các đĩa đệm mất đi dưỡng chất cần thiết để phục hồi, từ đó thúc đẩy quá trình thoái hóa.
  • Dinh dưỡng không cân đối: Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng hoặc rối loạn chức năng trao đổi chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp bao gồm thoái hóa đốt sống thắt lưng.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thoái hóa đốt sống nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn do yếu tố di truyền.
  • Bệnh lý: Các bệnh lý xương khớp như loãng xương, thoát vị đĩa đệm hay phình đĩa đệm có thể làm mất cân bằng đốt sống và gia tăng áp lực dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng L4 L5.
  • Chấn thương: Các chấn thương ở đốt sống trong quá trình lao động, thể thao hoặc tai nạn có thể làm tổn thương sụn khớp và đĩa đệm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các chấn thương này có thể dẫn đến suy yếu đốt sống và thoái hóa.

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5

Một nghiên cứu từ “Journal of Orthopaedic Research” đã xác nhận rằng thoái hóa đốt sống thắt lưng có thể dẫn đến đau lưng, tê bì và yếu cơ, đặc biệt khi các rễ thần kinh bị chèn ép do thay đổi cấu trúc đĩa đệm. Các triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Đau lưng dưới: cơn đau thường xuất hiện âm ỉ tăng dần theo thời gian và có thể lan tỏa sang vùng mông, hông và xuống chân. Đau có thể trở nên nghiêm trọng khi thực hiện các hoạt động như đứng lâu, ngồi lâu, hoặc thực hiện các động tác nâng, xoay người.
  • Tê bì và ngứa ran : Cảm giác tê bì thường xuất hiện ở một hoặc cả hai chân kèm theo tình trạng yếu cơ và khó khăn khi đi lại.
  • Các cơ xung quanh đốt sống thắt lưng có thể bị co cứng gây cảm giác đau và hạn chế vận động.
  • Làm giảm biên độ vận động: Người bệnh thường gặp khó khăn trong các hoạt động như cúi, ngửa, xoay người, đi lại đặc biệt là khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy mất thăng bằng đi loạng choạng.
Triệu chứng của thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5
Thoái hóa đốt sống L4 L5 thường gây đau dây thần kinh tọa

Những biến chứng do thoái hoá đốt sống thắt lưng L4 L5 gây ra

Thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

  • Đau thần kinh tọa: Sự phát triển của các gai xương ở vị trí L4 L5 chèn ép dây thần kinh tọa gây ra cảm giác đau nhức, ngứa ngáy và tê bì ở vùng chân và mông.
  • Biến dạng cột sống: Khi các đốt sống L4 L5 bị thoái hóa, quá trình này có thể dẫn đến sự mất ổn định của cột sống gây ra tình trạng biến dạng hoặc cong vẹo cột sống.
  • Tàn phế hoặc bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoái hóa đốt sống L4 L5. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng vận động, yếu, liệt 2 chân.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi các đốt sống L4 L5 bị thoái hóa làm suy giảm tính đàn hồi và cấu trúc của đĩa đệm, khiến đĩa đệm có thể bị lồi ra và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến đau lưng và đau lan xuống chân.
Những biến chứng do thoái hoá đốt sống thắt lưng L4 L5 gây ra
Thoát vị đĩa đệm là một trong những biến chứng phổ biến của thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5

Phương pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa các biến chứng của thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5.

  • Canxi và vitamin D: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả. Nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào có thể kể đến như sữa và các sản phẩm từ sữa, hải sản (như cá hồi, tôm), các loại rau lá xanh đậm (rau cải xoăn, cải bó xôi), trứng, các loại nấm.
  • Axit béo omega-3: Axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm, giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Nguồn cung cấp omega-3 phong phú bao gồm cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích), hải sản, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Omega-3 giúp cải thiện tuần hoàn máu đến các khớp, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sụn khớp
  • Vitamin E và các chất chống oxy hóa: Các chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Nguồn cung cấp dồi dào như các loại hạt (hạnh nhân, óc chó), dầu thực vật (dầu ô liu, dầu hướng dương), rau xanh đậm, trái cây họ cam quýt.

Ngoài việc tăng cường các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp, bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe như bia rượu, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhiều dầu mỡ. Bạn hãy luôn duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý để phòng ngừa và kiểm soát thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5.

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân và béo phì gây áp lực lên đốt sống khiến các đĩa đệm bị chèn ép, dễ bị tổn thương và thoái hóa. Ngoài ra, mỡ thừa còn tích tụ xung quanh các khớp gây viêm và làm giảm khả năng vận động của đốt sống. Để phòng ngừa thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5, việc kiểm soát cân nặng là rất cần thiết. Mục tiêu lý tưởng là giữ chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) trong khoảng 18,5 – 22,9.

Giữ tư thế đúng khi làm việc

Đối với những người làm công việc lao động chân tay, cần tránh mang vác vật nặng quá sức và không cúi khom lưng để nâng đồ. Đối với những ai làm việc văn phòng và phải ngồi lâu, nên đứng dậy và di chuyển sau mỗi 30 – 60 phút. Đồng thời, hãy điều chỉnh tư thế ngồi sao cho lưng thẳng giữ khoảng cách màn hình máy tính từ 50 – 60cm và đặt màn hình hơi dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ để giảm áp lực lên đốt sống và bảo vệ sức khỏe.

Giữ tư thế đúng khi làm việc
Khi nâng vật, hãy giữ sát vào cơ thể để giảm lực tác động lên vùng lưng

Tập luyện thể thao đều đặn

Dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện những bài tập phù hợp với sức khỏe như chạy bộ, bơi lội, yoga hay gym sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt của đốt sống và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa đốt sống thắt lưng hiệu quả.

Kiểm tra sức khỏe cơ xương khớp định kỳ

Nhiều bệnh lý cột sống như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hay vẹo cột sống, thường diễn tiến âm thầm mà không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Việc tầm soát định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, ngăn ngừa tiến triển thành các biến chứng nặng hơn như chèn ép dây thần kinh hay rối loạn chức năng vận động. Vì vậy, việc xây dựng thói quen tầm soát cột sống tại các Trung tâm Trị liệu cơ xương khớp uy tín, sẽ giúp bạn có thể xác định tình trạng thoái hóa, sự thay đổi trong cấu trúc đĩa đệm, khớp và dây thần kinh.

Quy trình chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 tại Optimal365 Chiropractic

Quy Trình Chẩn Đoán và Điều Trị Bệnh Thoái Hóa đốt sống Thắt Lưng L4 L5 Tại Optimal 365 Chiropractic như sau:

Thăm Khám và Chẩn Đoán : Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng lưng và các triệu chứng liên quan. Các phim chụp X-quang và các xét nghiệm cần thiết sẽ được phân tích nhằm xác định chính xác mức độ thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 và các yếu tố gây bệnh như chèn ép thần kinh hoặc biến dạng đốt sống.

Quy trình chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 tại Optimal365 Chiropractic
Bác sĩ tiến hành thăm khám để đưa ra chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị phù hợp
  • Lập Phác Đồ Điều Trị: Dựa trên kết quả chẩn đoán chi tiết, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa. Phác đồ này sẽ được thiết kế để phù hợp với tình trạng thoái hóa cụ thể của từng bệnh nhân nhằm đạt được hiệu quả điều trị tối ưu và phù hợp nhất với các triệu chứng của bệnh
  • Điều Trị Bằng Phương Pháp Chiropractic: Bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác Chiropractic để điều chỉnh đốt sống một cách nhẹ nhàng và chính xác nhằm đưa chúng về đúng vị trí ban đầu mà không gây đau đớn. Phương pháp này giúp giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh, giảm cơn đau và cải thiện khả năng vận động của vùng thắt lưng đặc biệt là khu vực đốt sống L4 L5
  • Vật Lý Trị Liệu Công Nghệ Cao: Sử dụng công nghệ điều trị tiên tiến và vật lý trị liệu công nghệ cao, quy trình được thiết kế đặc biệt để giảm cơn đau và các điểm sưng viêm do thoái hóa đốt sống thắt lưng. Với mục tiêu thúc đẩy quá trình phục hồi cơ xương khớp bị tổn thương nhanh chóng và hiệu quả gấp 5 lần so với phương pháp truyền thống phác đồ này giúp cải thiện đáng kể sự linh hoạt và giảm thiểu triệu chứng đau lưng, mang lại cuộc sống chất lượng hơn cho người bệnh.
Quy trình chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 tại Optimal365 Chiropractic
Sử dụng sóng âm tần số cao để kích thích quá trình chữa lành ở các mô, giảm viêm và đau
  • Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng: Bác sĩ và đội ngũ kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tại nhà. Những bài tập này được thiết kế để tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và ngăn ngừa tái phát.

Phác đồ điều trị thoái hoá đốt sống thắt lưng L4 L5 hiệu quả

Khác với các phương pháp điều trị truyền thống chỉ tập trung vào việc giảm đau tạm thời, phác đồ độc quyền tại Optimal 365 Chiropractic kết hợp 4 kỹ thuật tiên tiến bao gồm: Trị liệu Thần Kinh đốt sống, trị Liệu cơ chuyên sâu, trị liệu công nghệ cao và bài tập phục hồi chức năng. Mỗi phác đồ đều có những ưu điểm riêng biệt giúp giải quyết vấn đề từ gốc rễ của thoái hóa đốt sống thắt lưng L4-L5. Chúng tôi cam kết không sử dụng thuốc, không can thiệp xâm lấn chỉ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe cột sống một cách bền vững và hiệu quả.

  • Trị Liệu Thần Kinh đốt sống (Nắn Chỉnh Chiropractic): Điều chỉnh các vấn đề sai lệch ở vùng cơ, gân, dây chằng và đốt sống thắt lưng L4 L5 về đúng vị trí. Điều này giúp giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh giảm đau nhức và cải thiện chức năng đốt sống. Phương pháp này cũng giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho đĩa đệm bị thoái hóa và thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể mà không cần sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật hỗ trợ quá trình phục hồi đĩa đệm và giảm thiểu các triệu chứng của thoái hóa.
  • Trị liệu cơ chuyên sâu: Điều trị các điểm cơ căng cứng và xơ hóa xung quanh khu vực đốt sống thắt lưng L4 L5, giúp giảm đau và căng thẳng ở vùng bị ảnh hưởng. Phương pháp này cũng cải thiện sức mạnh nhóm cơ, giúp hệ cơ khỏe mạnh hơn, hỗ trợ đốt sống và giảm đau hiệu quả. Tăng tuần hoàn dinh dưỡng qua trị liệu cơ chuyên sâu còn giúp phục hồi nhanh chóng vùng cơ và xương khớp bị tổn thương.
  • Trị liệu công nghệ cao: Giảm nhanh chóng cơn đau và viêm do thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5. Phương pháp này ngừa phù nề và chống viêm, kiểm soát viêm cơ-xương khớp và ngăn ngừa các biến chứng tái phát. Việc phá vỡ co thắt cơ tầng sâu cũng giúp tăng sản sinh collagen và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng, hiệu quả gấp 5 lần.
  • Bài tập phục hồi chức năng: Đối với tình trạng thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5, hệ thống bài tập chuyên biệt được thiết kế riêng để cải thiện linh hoạt và phục hồi chức năng đốt sống. Những bài tập này kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng và ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả. Điều này giúp duy trì tối đa hiệu quả sau điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đồng thời cam kết không để lại biến chứng sau điều trị.
Phác đồ điều trị thoái hoá đốt sống thắt lưng L4 L5 hiệu quả
Điều trị cơ chuyên chuyên sâu thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 tại Optimal365 Chiropractic

Optimal365 Chiropractic hy vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 cùng với các triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp có thể giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Nagashima, H., et al. (2018). Epidemiology, diagnosis, and treatment of degenerative cervical myelopathy. Journal of Orthopaedic Research, 36(4), 1102–1110. https://doi.org/10.1002/jor.22623

2. Cleveland Clinic. (n.d.). Spine structure and function. Cleveland Clinic. Retrieved from https://my.clevelandclinic.org/health/body/10040-spine-structure-and-function

3. DeWitt, D., MD. (n.d.). Spondylosis: What it actually means. Spine-health. Retrieved from https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/spondylosis-what-it-actually-means

4. Hospital for Special Surgery (HSS). (n.d.). Lumbar and cervical spondylosis: Symptoms & treatments. HSS. Retrieved from https://www.hss.edu/conditions_spondylosis-overview.asp

5. Penn Medicine. (n.d.). Spondylosis (cervical) – Symptoms and causes. Penn Medicine. Retrieved from https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/spondylosis

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch