Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm giữa đốt sống L4 L5 bị rách hoặc nứt, lồi ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh hoặc dây thần kinh ở khu vực xung quanh. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng như đau lưng, đau lan ra đùi và chân, giảm sức mạnh cơ bắp và có thể gây ra mất cảm giác hoặc khó khăn trong việc điều khiển chân. Cùng Optimal365 Chiropractic tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu triệu chứng và cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?
Cột sống là trụ cột chính của cơ thể, được hình thành từ 33 đốt sống xếp chồng lên nhau tạo thành một đường cong chữ S từ gáy đến xương cụt. Các phần bao gồm:
- 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7 giúp cho đầu có thể di chuyển linh hoạt.
- 12 đốt sống lưng (đốt sống ngực) từ D1 đến D12 kết nối với xương sườn, hình thành lồng ngực bảo vệ các cơ quan nội tạng quan trọng như tim và phổi.
- 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5 chịu lực lớn khi nâng vật nặng hoặc di chuyển cơ thể.
- 5 đốt sống hông từ S1 đến S5 dính liền nhau, tạo thành xương cùng.
- 4 đốt sống cụt dính liền nhau tạo thành xương cụt.
Đĩa đệm nằm ở giữa hai đốt sống, có nhân nhầy trung tâm và bao xơ bên ngoài giúp phân tán, chịu lực và giúp bảo vệ cột sống khỏi tổn thương do tác động. Đặc biệt, đốt sống L4 L5 nằm ở vị trí thấp nhất của vùng thắt lưng, là nơi dễ bị ảnh hưởng nhất khi có lực mạnh tác động lên cột sống.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 xảy ra khi bao xơ của đĩa đệm giữa L4 và L5 bị rách hoặc đứt tạo ra một khe hở. Nhân nhầy bắt đầu chui qua khe hở này với tốc độ nhanh chóng và hình thành khối thoát vị. Cơn đau trở nên rõ ràng hơn khi khối thoát vị xâm nhập vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy.
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 và L5 thường xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống. Theo thời gian, đĩa đệm dần mất nước và bị bào mòn làm giảm tính đàn hồi và khả năng chịu lực. Bất kỳ tác động mạnh nào lên cột sống, đặc biệt là ở vùng thắt lưng như tai nạn giao thông, lao động, té ngã, ngồi lâu, tư thế ngồi sai, đứng lâu, khuân vác nặng hoặc nhấc vật đột ngột đều có thể gây áp lực lên đĩa đệm, dẫn đến thoát vị. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm như thừa cân, béo phì, các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gù vẹo, gai cột sống và viêm xương khớp.
Triệu chứng nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 như:
- Suy yếu cơ, tê bì, ngứa ran ở chân (có thể xuất hiện triệu chứng ở 1 hoặc cả 2 bên chân)
- Ngồi quá lâu sẽ càng khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng, nhất là đối với những trường hợp làm văn phòng, lái xe đường dài.
- Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội xuất hiện đột ngột tại vùng thắt lưng.
- Đau lan theo đường thần kinh tọa, từ lưng xuống hông và có thể kéo dài đến đầu gối hoặc bàn chân.
- Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi, cúi người, đi lại, nằm nghiêng hoặc khi đi đại tiện.
Các biến chứng nguy hiểm do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Đau rễ thần kinh: Đốt sống L4 có xu hướng trượt về phía trước trên đốt sống L5, gây áp lực lên rễ thần kinh khiến cơn đau tái phát nhiều lần và ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh bị tổn thương, các vùng da liên quan sẽ mất cảm giác nóng, lạnh và tiếp xúc.Từ đó, ảnh hưởng lớn đến khả năng cảm nhận và kiểm soát vận động chi dưới.
- Rối loạn vận động: Sự chèn ép rễ thần kinh L5 có thể làm suy yếu cơ chân, hai chân trở nên yếu ớt và có nguy cơ bị liệt. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động như leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống, bước đi,… ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
- Rối loạn cơ thắt (rối loạn chức năng đại tiểu tiện) : Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể ảnh hưởng đến rễ thần kinh S1, S2, S3. Đây là các dây thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển cảm giác và chức năng vận động vùng chân, hông và bộ phận sinh dục. Vì vậy mà người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L4 L5 sẽ bị tiểu tiện không tự chủ, khó kiểm soát đại tiện và táo bón kéo dài. Nghiêm trọng hơn, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí suy thận
Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng đau nhức bất thường ở vùng thắt lưng, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Điều trị sớm sẽ tăng cơ hội hồi phục, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả tại Optimal365 Chiropractic
Chẩn đoán
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra cần thiết để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5, bao gồm:
- Chụp X-quang: Dùng để xác định đường viền cột sống và loại trừ các bệnh lý xương khớp khác gây ra đau, tuy nhiên không phát hiện chính xác vị trí thoát vị đĩa đệm.
- Chụp MRI: Hiển thị rõ hơn cấu trúc đĩa đệm, dây chằng cột sống, mức độ thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Chụp MRI là phương tiện chẩn đoán thoát vị chính xác nhất, cung cấp cơ sở chẩn đoán chính xác về thoát vị đĩa đệm.
Dựa vào các kết quả chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân.
Điều trị
Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp bệnh lý, các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có thể đưa ra như sau:
Điều trị phẫu thuật
Áp dụng khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả và bệnh nhân có các biểu hiện nghiêm trọng như suy giảm chức năng ruột, bàng quang, tê hoặc yếu chân do thoát vị đĩa đệm. Một số phương pháp điều trị phẫu thuật như:
- Lấy bỏ 1 phần hoặc toàn bộ đĩa đệm gây áp lực lên rễ thần kinh.
- Phẫu thuật mổ nhỏ dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi.
- Thay đĩa đệm nhân tạo.
- Phẫu thuật hợp nhất (hàn dính) đốt sống với vật liệu ghép xương sau đó cố định bằng nẹp, đinh hoặc vít.
Điều trị không cần phẫu thuật
Thích hợp cho những trường hợp ở giai đoạn đầu của bệnh, bao gồm:
- Chườm nóng hoặc lạnh vùng bị thoát vị đĩa đệm để giảm đau.
- Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Massage kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu.
- Châm cứu.
- Đeo đai lưng hỗ trợ.
Nhìn chung, cách chữa thoát vị đĩa đệm l4 l5 phổ biến hiện nay là điều trị nội khoa (uống thuốc) và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật). Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ không tránh được tác dụng phụ của thuốc, rủi ro và biến chứng của phẫu thuật.
Vì vậy Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic đang được xem là phương pháp an toàn nhất hiện nay trong điều trị các bệnh có liên quan đến cột sống. Đây cũng là phương pháp điều trị bảo tồn duy nhất điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật nhưng luôn mang đến hiệu quả lâu dài, phù hợp cho mọi đối tượng.
Optimal365 Chiropractic hiện đang là trung tâm điều trị chuyên cung cấp giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Chiropractic với tiêu chí 3 Không: Không tiêm – không thuốc – không phẫu thuật. Đây là phương pháp an toàn, loại bỏ hoàn toàn các biến chứng và tác dụng phụ. Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng cải thiện tính linh hoạt và ngăn ngừa tái phát.
Với cơ sở vật chất hiện đại trang thiết bị hiện đại, tiên tiến và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và tận tâm chúng tôi cam kết mang đến cho bệnh nhân một môi trường điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Tại Optimal365 Chiropractic, chúng tôi luôn đặt sự chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu, mỗi liệu trình điều trị được thiết kế riêng biệt, dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Với sứ mệnh mang đến giải pháp toàn diện cho các vấn đề về cột sống và cơ xương khớp, Optimal365 Chiropractic tự tin là đơn vị đồng hành đáng tin cậy trong hành trình “khỏe đẹp bền vững từ sâu bên trong” của mọi khách hàng .
Bài viết trên Optimal365 Chiropractic đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về thoát vị đĩa đệm L4 L5 và cách chữa trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 . Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có những biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời khi cần thiết. Lưu ý mỗi người sẽ có một tình trạng sức khỏe khác nhau, do đó việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị người bệnh cũng cần duy trì lối sống khoa học để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa tái phát.
Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:
1. Gallivan, T. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là căn bệnh thường gặp không chỉ ở người cao tuổi, mà còn xuất hiện phổ biến ở những người trẻ thường xuyên ngồi nhiều, sai tư thế.
2. Medlatec. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 - Những điều cần ghi nhớ. https://medlatec.vn/tin-tuc/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-l4-l5--nhung-dieu-can-ghi-nho-s68-n32495