Đau cột sống là bệnh lý phổ biến và thường gặp nhất hiện nay. Các vấn đề liên quan đến cột sống được phân chia thành nhiều dạng với mức độ, triệu chứng, tính chất đau và phương pháp điều trị khác nhau. Do vậy, khi có dấu hiệu đau cột sống người bệnh cần tìm đến các cơ sở uy tín hoặc tham khảo cách phân biệt các dạng đau cột sống mà Optimal 365 chia sẻ dưới đây để xác định chính xác tình trạng của mình.
Đau cột sống là gì?
Cột sống là trụ cột chính của cơ thể có chiều dài bắt đầu từ phần xương chẩm tới đỉnh xương cụt. Cột sống có khoảng 33 – 35 đốt sống chồng lên nhau và được phân chia thành 4 đoạn, mỗi đoạn có chiều cong và cấu tạo riêng để phù hợp với những chức năng riêng.
Đau cột sống là các cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ ở khu vực sống lưng, chúng phát sinh do các nguyên nhân liên quan đến đốt sống, đĩa đệm, xương, dây chằng, tủy sống & rễ, cơ dọc lưng… Tùy vào nguyên nhân mà mỗi tổn thương sẽ biểu hiện một cách rất riêng, vì vậy bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân thì mới tìm ra phương pháp trị liệu mang lại hiệu quả cao.
Các dạng đau cột sống phổ biến nhất và cách phân biệt
Thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị phát sinh khi đĩa đệm vị sang chấm hoặc bị thoái hóa, rách, nứt, vỡ. Những biểu hiện trên sẽ khiến nhân nhầy của đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí cũ hoặc đâm xuyên qua dây chằng gây chèn ép rễ thần kinh gây ra hiện tượng đau nhức, tê bì cột sống.
- Cách phân biệt: Cơn đau do thoát vị đĩa đệm không nằm ở một vị trí mà có dấu hiệu lan tỏa xuống toàn bộ chân. Cơn đau thường âm ỉ và tăng mạnh khi người bệnh vận động sai tư thế và làm việc nặng.
Thoái hóa cột sống
Cột sống bị thoái hóa là tình trạng xương khớp bị viêm khiến sụn khớp ở cột sống và xương bị thoái hóa rồi suy yếu. Lâu dần, cột sống sẽ mất đi sự kết nối và không còn được vững chắc như ban đầu. Nếu để lâu dài không điều trị, vị trí thoái hóa sẽ xuất hiện gai xương khiến dây thần kinh và ống sống bị chèn ép gây ra các cơn đau vô cùng khó chịu.
- Cách phân biệt: Thoái hóa cột sống là bệnh lý mãn tính, cơn đau do thoái hóa thường phát sinh ở các vị trí: cột sống ngực, cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
Đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa phát sinh thường do đĩa đệm bị thoát vị hoặc hẹp ống sống chèn dây thần kinh. Bệnh thường gây ra các cơn tê, viêm và đau chân.
- Cách phân biệt: Bệnh lý này gây ra cảm giác tê buốt và đau chạy dọc từ thắt lưng lan xuống mặt ngoài đùi, mặt trước rồi kéo đến ngón chân (theo đường đi của dây thần kinh).
Hẹp ống sống
Ống sống thu hẹp thường do tủy sống và dây thần kinh bị chèn ép dưới nhiều mức độ và gây ra nhiều biểu hiện khác nhau.
- Cách phân biệt: Hẹp ống sống gây ra các cơn mỏi cổ, tê vai, đau thần kinh, cơ đau lan xuống hai chân gây ra các phản ứng dị cảm, bí tiểu và nặng hơn là bị liệt nửa thân dưới hoặc tứ chi.
U cột sống
Tế bào tăng trưởng, nhân đôi mà không được kiểm soát chính là nguyên nhân gây hình thành các khối u trong tủy sống (chúng có thể là u lành hoặc u ác). Khối u thường phát sinh ở cột sống và xung quanh tủy sống.
- Cách phân biệt: Các vị trí u thường ở ngực, cột sống, thắt lưng nên các vị trí này thường xuất hiện cơn đau nhức.
Viêm cứng khớp cột sống
Đây là tình trạng viêm khớp tại cột sống. Tình trạng viêm có thể xuất hiện ở cột sống khiến không gian tủy sống bị thu hẹp hoặc làm biến dạng xương khớp.
- Cách phân biệt: Bệnh gây ra các cơn đau kinh niên và thường xuất hiện vào ban đêm. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi.
Vẹo cột sống
Vẹo cột sống có thể cản trở hoạt động của phổi, tim gây đau ngực và làm hơi thở trở nên ngắn hơn. Cột sống bị vẹo có thể khiến người bệnh bị đau lưng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Cách phân biệt: Vẹo cột sống là tình trạng cột sống căng bất thường, lệch sang một hoặc hai vai, hai hông… gây mất cân xứng. Bệnh có thể khiến lồng ngực và lưng bị bên thấp bên cao.
Chấn thương
Chấn thương do vận động, tập thể thao quá sức khiến các mảnh xương gãy gây tổn thương, chèn ép tủy sống và làm tăng áp lực ống tủy.
- Cách phân biệt: Người bệnh có thể bị liệt một hoặc nhiều nhóm cơ tay chân, mất cảm giác hoặc tê bì tay chân, đau vùng sống cổ hoặc lưng, tiểu tiện không tự chủ, nhiệt độ và huyết áp thay đổi bất thường.
Gù cột sống
Cột sống bị gù thường do ít nhất 3 đốt sống liên có góc từ thân đốt nhỏ hơn hoặc bằng 5 độ. Gù cột sống có thể gây ra các cơn đau, nhức khó chịu cho người bệnh.
- Cách phân biệt: Cột sống cong vượt mức quy định, cong hơn 45 độ.
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp thường được phân thành 3 thể chính gồm: dính khớp thể trục, khớp không có tổn thương X-quang, dính khớp thể ngoại vi…
- Cách phân biệt: Viêm cột sống dính khớp gây ra các cơn đau và tổn thương ở vùng chậu, cột sống, các khớp chi bệnh dưới. Bệnh sẽ khiến đốt sống bị dính lại gây sưng khiến người bệnh vẹo, gù, khó cử động và nặng hơn là tàn phế.
Tầm quan trọng của việc chẩn đoán chính xác các dạng đau cột sống
Bởi vì bệnh đau cột sống thường phát sinh do rất nhiều nguyên nhân nên những ai có dấu hiệu đau lưng, vùng thắt lưng hoặc cổ thì nên tiến hành khám chữa để có được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Khám, xét nghiệm và chẩn đoán là những bước quan trọng giúp bác sĩ đưa ra quyết định phương pháp điều trị xuyên suốt trong hành trình chữa trị bệnh tật của một người. Xét nghiệm, chẩn đoán có thể thay đổi toàn bộ quá trình chăm sóc sức khỏe của người bệnh, thậm chí là cả cuộc sống và tính mạng.
Chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây đau cột sống, các bác sĩ sẽ xây dựng cho bạn phác đồ điều trị hợp lý để có thể cải thiện nhanh chóng tình hình sức khỏe. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Optimal365 – Nơi Khám Phá Bí Quyết Hỗ Trợ Đặc Biệt Cho Người Đau Cột Sống
Tại Optimal365 Chiropractic, chúng tôi không chỉ chăm sóc sức khỏe cột sống mà còn tập trung vào việc phân biệt các dạng đau khác nhau và tầm quan trọng của quá trình chẩn đoán chính xác. Với đội ngũ chuyên gia y tế hơn 20 năm kinh nghiệm và trang thiết bị y tế, công nghệ hiện đại, chúng tôi đưa ra giải pháp điều trị chuyên biệt để giúp giảm đau và tái tạo sức khỏe cột sống cho người bệnh.
Sự Quan Trọng của Chẩn Đoán:
Xác Định Nguyên Nhân Chính Xác:
- Chẩn đoán đúng giúp xác định nguyên nhân chính xác của đau, từ đó phục vụ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Lập Kế Hoạch Điều Trị Cụ Thể:
- Chẩn đoán chính xác giúp bác sĩ đưa ra phác đồ và kế hoạch điều trị thiết kế chuyên biệt cho tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
Ngăn Chặn Các Tình Trạng Phức Tạp Hơn:
- Đối với các vấn đề cột sống, việc chẩn đoán sớm có thể ngăn chặn các tình trạng phức tạp và tăng cơ hội phục hồi.
Đến với Optimal365 Chiropractic, người bệnh sẽ được chẩn đoán kết hợp phương pháp điều trị chuyên sâu giữa Bác sĩ Chiropractic người Mỹ và Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao. Với phác đồ điều trị bao gồm 4 giai đoạn: Nắn chỉnh Chiropractic – Điều trị cơ chuyên sâu – Trị liệu công nghệ cao – Bài tập phục hồi chức năng. Cam kết Không dùng thuốc – Không phẫu thuật – Không mất thời gian nghỉ dưỡng.
Nắn Chỉnh Chiropractic:
- Tái cấu trúc cột sống, giảm chèn ép lên hệ thống thần kinh
- Kích thích cơ chế ‘’tự chữa lành và phục hồi tự nhiên của cơ thể
- Tăng tuần hoàn máu, cải thiện đề kháng của cơ thể
Trị liệu cơ chuyên sâu:
- Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của hệ thống cơ bắp
- Tăng tuần hoàn dinh dưỡng, phục hồi cơ xương khớp bị tổn thương
- Dự phòng và điều trị chứng liệt thần kinh dẫn đến tình trạng liệt cơ khớp
Trị liệu công nghệ cao:
- Mở rộng khoang đốt sống, đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu
- Giảm đau, giảm sưng viêm cấp tốc
- Giải phóng co thắt cơ tầng sâu, thúc đẩy phục hồi nhanh gấp 5 lần
Bài tập phục hồi:
- Hệ thống bài tập chuyên biệt được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân
- Thúc đẩy tốc độ phục hồi của các chứng năng, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả
Hãy đến với phòng khám Optimal365 Chiropractic để trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cá nhân hóa và đội ngũ y tế chất lượng. Đặt hẹn ngay hôm nay để tận hưởng cuộc sống không bị ràng buộc bởi bệnh lý đau cột sống. Chúng tôi ở đây để đồng hành cùng bạn trên hành trình hướng tới sức khỏe tốt nhất của mình.
Bệnh lý đau cột sống là tập hợp bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, người bệnh cần khám chữa, xét nghiệm lâm sàng để được các bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Tuyệt đối không nên tự chữa trị tại nhà. Hy vọng rằng, thông tin của Optimal 365 sẽ hữu ích đối với bạn.