Loader logo

11 Loại Chấn Thương Đầu Gối Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

thumbnail

Tham vấn y khoa

Lưu Anh Hùng

By optimal_365
Tháng mười 22, 2024
|

Chấn thương đầu gối là tình trạng phổ biến trong thể thao, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Một số chấn thương nhẹ có thể tự điều trị tại nhà nhưng phần lớn cần can thiệp y tế kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. Trong bài viết này , Optimal365 Chiropractic sẽ giới thiệu 11 loại chấn thương đầu gối thường gặp khi chơi thể thao và các phương pháp điều trị hiệu quả.

Chấn thương đầu gối dây chằng chéo sau (PCL)

Dây chằng chéo sau (PCL) là một phần quan trọng ở phía sau khớp gối, có nhiệm vụ giúp giữ cho khớp gối ổn định và ngăn không cho xương chày dịch chuyển quá mức ra phía sau. Chấn thương PCL thường xảy ra khi đầu gối bị tác động mạnh từ phía sau hoặc khi bị duỗi quá mức, đặc biệt là trong thể thao hoặc tai nạn giao thông.

Theo một nghiên cứu từ Bệnh viện Maria Amélia Line, chấn thương PCL chiếm khoảng 15,3% tổng số chấn thương dây chằng ở đầu gối. Điều đặc biệt là chấn thương PCL hiếm khi xảy ra một mình; trong 84,7% trường hợp, nó thường đi kèm với các tổn thương khác.

Khi bị chấn thương PCL, người bệnh thường cảm thấy đau ở phía sau đầu gối ( đau trong khớp gối, dây chằng chéo sau nằm trong khớp hoàn toàn) , khớp gối có thể sưng lên và có cảm giác không ổn định ( cảm giác mất vững) . Việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn do cảm giác đau và mất thăng bằng ( dùng từ mất vững nha) . Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng xương chày bị trượt ra sau so với xương đùi.

Chấn thương đầu gối dây chằng chéo sau do đầu gối bị va chạm mạnh
Chấn thương đầu gối dây chằng chéo sau do đầu gối bị va chạm mạnh

Chấn thương dây chằng chéo trước đầu gối (ACL)

Dây chằng chéo trước đầu gối (ACL) có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyển động gập duỗi của khớp gối và giữ cho xương chày không trượt ra phía trước xương đùi. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rách dây chằng chéo trước (ACL) là 3,2% ở nam giới và 3,5% ở nữ giới khi cả hai giới cùng tham gia các môn thể thao giống nhau.

Chấn thương ACL được chia thành 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Dây chằng bị kéo căng nhưng chưa bị đứt. Người bệnh thường chỉ cảm thấy đau nhẹ, sưng nhẹ và có thể hạn chế một số hoạt động.
  • Cấp độ 2: Dây chằng bị rách một phần. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều hơn, khớp gối sưng rõ rệt và có cảm giác lỏng lẻo, làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn.
  • Cấp độ 3: Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất. Người bệnh có thể nghe thấy tiếng “bụp” khi chấn thương xảy ra, cảm giác đầu gối như bị tuột khỏi khớp, đau dữ dội, sưng nề và không thể tiếp tục vận động.

Loại chấn thương này thường xảy ra gặp ở các vận động viên chơi các bộ môn có tính đối kháng cao như bóng đá, bóng rổ, khúc gôn cầu,… Ngoài chấn thương do thể thao, dây chằng chéo trước cũng có thể bị rách do đột ngột đổi hướng khi đang di chuyển tốc độ cao.

Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra ở các vận động viên những môn đối kháng cao
Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra ở các vận động viên những môn đối kháng cao

Chấn thương dây chằng trong khớp gối (MCL)

Dây chằng bên trong (MCL), hay còn gọi là dây chằng trong khớp gố i (dây chằng bên chày) , có vai trò liên kết xương ống chân (xương chày) với xương đùi ở mặt trong của khớp gối. Khi một lực mạnh tác động vào mặt ngoài của khớp gối, dây chằng này có thể bị kéo căng quá mức và dẫn đến tổn thương.

Tỷ lệ chấn thương dây chằng bên trong hàng năm dao động từ 0,24 đến 7,3 trên 1.000 người. Đặc biệt, nam giới có nguy cơ bị chấn thương MCL cao gấp đôi so với nữ giới, với tỷ lệ mắc chấn thương này là 2:1.

Các triệu chứng điển hình của chấn thương MCL bao gồm:

  • Đau nhức ở mặt trong khớp gối
  • Sưng và bầm tím
  • Cảm giác lỏng lẻo ở khớp

Việc nhận biết sớm các triệu chứng này là rất quan trọng để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Chấn thương dây chằng trong khớp gối do chịu lực tác động đột ngột
Chấn thương dây chằng trong khớp gối do chịu lực tác động đột ngột

Chấn thương dây chằng ngoài khớp gối (LCL)

Dây chằng bên ngoài (LCL) là mô liên kết nằm ở phía ngoài đầu gối, có vai trò giữ cho mặt ngoài của khớp gối ổn định. Mặc dù ít gặp chấn thương hơn so với các dây chằng khác, nhưng khi bị tổn thương, hậu quả có thể rất nghiêm trọng.

Các triệu chứng thường gặp khi bị chấn thương LCL bao gồm:

  • Cảm giác căng cơ
  • Sưng và viêm ở khu vực bị tổn thương
  • Đau tại vị trí chấn thương

Khi dây chằng này bị tổn thương, khớp gối có thể mất ổn định, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nhận biết và điều trị sớm chấn thương LCL là rất quan trọng để tránh các biến chứng lâu dài.

Gãy xương bánh chè

Gãy xương bánh chè là một chấn thương phổ biến liên quan đến khớp gối, thường xảy ra khi vùng đầu gối chịu tác động mạnh từ va chạm, tai nạn, hoặc té ngã. Khớp gối được cấu tạo từ ba xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Trong các trường hợp chấn thương, xương bánh chè thường có nguy cơ bị gãy cao hơn so với các xương khác.

Ngoài các chấn thương do tác động, bệnh loãng xương cũng có thể làm tăng khả năng gãy xương bánh chè, vì làm giảm mật độ xương và yếu đi cấu trúc xương.

Các triệu chứng thường gặp ở người người bệnh bị gãy xương bánh chè gồm là :

  • Cơn đau nhói ở mặt trước khớp gối, không thể co duỗi phần gối.
  • Vùng gãy xương bị sưng nề nghiêm trọng, có thể xuất hiện các vết bầm tím dưới da, mất các lõm tự nhiên ở vùng gối.
  • Khi ấn vào vị trí xương bánh chè bị gãy sẽ cảm giác đau nhói.
  • Có thể cảm nhận được khe giãn cách ở giữa các đoạn xương gãy.

Trật khớp đầu gối

Trật khớp gối là tình trạng xương chày và xương đùi bị trượt khỏi vị trí ban đầu. Bệnh lý này có thể xảy ra do biến dạng cấu trúc khớp gối hoặc bị chấn thương đầu gối do chịu va chạm mạnh trực tiếp.

Triệu chứng rõ ràng nhất của trật khớp gối là biến dạng khớp có thể quan sát được bằng mắt thường như sau:

  • Cơn đau nhói dai dẳng liên tục, vượt ngoài khả năng chịu đựng và người bệnh hầu như không thể cử động, co hoặc duỗi thẳng chân.
  • Đầu gối sưng tấy nghiêm trọng, xuất hiện vết bầm tím ở vùng đau.
  • Suy giảm biên độ chuyển động, không thể thực hiện những chuyển động đơn giản như đứng vững, đi lại.
Trật khớp đầu gối có triệu chứng như sưng tấy, bầm tím đầu gối
Trật khớp đầu gối có triệu chứng như sưng tấy, bầm tím đầu gối

Rách sụn chêm khớp gối (Meniscus tear)

Rách sụn chêm khớp gối là một chấn thương phổ biến, trong đó sụn chêm đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ giữa đầu xương chày và xương đùi, ngăn cản chúng cọ xát và mài mòn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường là do áp lực đè nặng, có thể do thói quen vận động sai cách, chẳng hạn như bật dậy quá nhanh từ tư thế ngồi xổm, hoặc do thoái hóa khớp gối, ( chấn thương thể thao, chấn thương do tai nạn giao thông) .

Mặc dù người bệnh có thể đi lại hoặc tập thể dục bình thường, cơn đau thường xuất hiện sau 2-3 ngày và kèm theo một số triệu chứng như:

  • Nghe tiếng “nổ” khi sụn chêm bị rách ( không có triệu chứng này) .
  • Sưng nề và đau ở đầu gối.
  • Âm thanh lục cục khi vận động khớp.
  • Cảm giác đau khi ấn vào khe khớp gối.
  • Khớp gối có thể bị kẹt, gây khó khăn trong việc co duỗi và vận động.

Việc nhận diện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh các biến chứng lâu dài.

Hội chứng dải chậu chày đầu gối

Hội chứng dải chậu chày đầu gối là tình trạng đau do chấn thương dải chậu chày, một mô liên kết kéo dài từ vùng hông đến xương chày ở mặt ngoài đầu gối. Căn bệnh này thường xảy ra khi lặp lại động tác co duỗi đầu gối trong thời gian dài, gây ra cơn đau lan đến vùng đùi hoặc mông. Vận động viên điền kinh, đặc biệt là những người chạy cự ly dài, thường có nguy cơ cao mắc hội chứng này.

Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau ở phía ngoài đầu dưới xương đùi, ngay trên lồi cầu ngoài.
  • Đau có xu hướng tăng dần, đặc biệt khi chạy hoặc đi xuống dốc.
  • Nếu có kèm theo viêm bao hoạt dịch, người bệnh có thể thấy sưng đỏ và tích dịch xung quanh bao hoạt dịch.

Việc nhận diện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối.

Hội chứng dải chậu chày đầu gối thường gặp ở vận động viên điền kinh
Hội chứng dải chậu chày đầu gối thường gặp ở vận động viên điền kinh

Viêm xương khớp đầu gối

Viêm xương khớp đầu gối là khi sụn khớp dần thoái hóa và các mô xung quanh bị viêm, khiến đầu gối trở nên đau nhức, sưng, và khó chịu. Khi các mảnh sụn bị bào mòn, chúng sẽ cọ vào nhau gây đau mỗi khi bạn di chuyển. Nguyên nhân thường là do lão hóa, chấn thương, béo phì, hoặc yếu tố di truyền.

Triệu chứng phổ biến nhất là đau nhức, cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng hay sau khi nghỉ ngơi. Thậm chí, bạn có thể nghe tiếng lạo xạo khi di chuyển đầu gối. Nếu không điều trị sớm, khả năng vận động sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khiến việc đi lại hàng ngày trở thành một thách thức.

Viêm bao hoạt dịch đầu gối

Viêm bao hoạt dịch đầu gối xảy ra khi lớp đệm bảo vệ giữa xương và các mô mềm bị viêm, gây ra đau nhức và sưng tại khớp. Nguyên nhân thường là do áp lực hoặc chấn thương, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Các triệu chứng nhận biết bao gồm:

  • Sưng vùng đầu gối, kèm cảm giác ấm nóng và đau khi di chuyển.
  • Đau có thể từ nhẹ đến nặng, kéo dài và không giảm dù bạn nghỉ ngơi.
  • Khớp gối cứng, khó di chuyển, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Cảm giác mệt mỏi do cơ thể phải đối phó với tình trạng viêm.

Bong gân đầu gối

Bong gân là chấn thương đầu gối rất phổ biến mà phần lớn mọi người đều có thể mắc phải khi chơi thể thao, làm việc, té ngã,… Nguyên nhân là đầu gối chịu lực tác động mạnh đột ngột khiến một hoặc nhiều dây chằng bị kéo giãn quá mức, rách và bong gân. Có nhiều mức độ bong gân khác nhau từ nhẹ, vừa phải cho đến nghiêm trọng.

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng bong gân đầu gối là:

  • Sưng nề và bầm tím vùng đầu gối bị bong gân.
  • Cơn đau nhức khó chịu, người bệnh khó có thể đứng dậy và di chuyển khó khăn.
  • Âm thanh lạo xạo trong đầu gối khi di chuyển.
  • Co cơ tại vùng đầu gối và các khu vực lân cận.
Bong gân đầu gối
Bong gân đầu gối

Tìm hiểu nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương đầu gối

Nguyên nhân chấn thương đầu gối trực tiếp

Nguyên nhân chấn thương đầu gối trực tiếp là do va chạm mạnh ở đầu gối dẫn đến tổn thương khu vực này. Ví dụ như tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, chấn thương do tập luyện và thi đấu thể thao (chơi các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,…).

Nguyên nhân chấn thương đầu gối gián tiếp

Các chấn thương đầu gối do nguyên nhân gián tiếp thường xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột: dừng lại đột ngột khi đang chạy, xoay người mạnh đột ngột, nhảy từ trên cao chạm đất,… Những hoạt động này có thể làm giãn quá mức và tổn thương dây chằng.

Cách chẩn đoán chấn thương đầu gối tại Optimal365 Chiropractic

Khám lâm sàng và khai thác bệnh sử

Bác sĩ tiến hành hỏi tiền sử, bệnh sử của người bệnh để biết được tình trạng đau có từ khi nào, có bị va chạm mạnh hay xảy ra tai nạn dẫn đến chấn thương không, có thay đổi tư thế đột ngột, chơi thể thao hay nhảy từ trên cao xuống không,…

Với những dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng như sờ nắn khớp gối để xem có sự lệch vị trí xương không, đầu gối có sưng không, có mất khả năng vận động không,…

Bác sĩ hỏi khám để chẩn đoán tình trạng bệnh nhân
Bác sĩ hỏi khám để chẩn đoán tình trạng bệnh nhân

Chẩn đoán chấn thương đầu gối bằng hình ảnh

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kiểm tra hình ảnh cận lâm sàng để xác định vị trí và mức độ tổn thương đầu gối. Cụ thể:

  • Chụp phim X-Quang: Thực hiện ngay sau khi chấn thương, hình ảnh chụp X-quang có tác dụng đánh giá mức độ tổn thương của xương khớp và loại trừ nguyên nhân do gãy xương.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): Thực hiện sau 2 – 3 tuần từ khi bị chấn thương, khi đầu gối đã bớt sưng và không còn máu tụ. Kết quả kiểm tra giúp phát hiện các tổn thương ở phần mô mềm quanh đầu khớp gối.

Cách điều trị chấn thương đầu gối

Sơ cứu ban đầu

Nếu cơn đau do chấn thương khớp gối không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sơ cứu tại nhà bằng các cách sau:

  • Nghỉ ngơi và hạn chế di chuyển để giảm thiểu cơn đau.
  • Chườm lạnh trong 24 giờ đầu để giảm sưng, đau. Thời gian chườm nên từ 20-30 phút, cách nhau 3-4 giờ.
  • Đặt gối nhỏ dưới đầu gối khi nằm hoặc ngồi để giảm đau.
  • Mang nẹp đầu gối để cố định và tránh chấn thương thêm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Nếu đau kéo dài hơn 1 tuần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Thực hiện chườm lạnh để giảm đau nhanh chóng
Thực hiện chườm lạnh để giảm đau nhanh chóng

Điều trị chấn thương đầu gối bảo tồn

Khi tổn thương không quá nặng, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bảo tồn:

  • Cố định đầu gối bằng nẹp hoặc bột trong 3 tuần đầu.
  • Sau khi tháo nẹp/bột, bác sĩ sẽ hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng nhẹ nhàng để cải thiện biên độ khớp và tăng cường sức mạnh.

Phẫu thuật

Nếu dây chằng hoặc sụn chêm bị rách nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thiết. Phẫu thuật nội soi thường được thực hiện khi đầu gối đã hết sưng viêm. Một số chỉ định phẫu thuật bao gồm:

  • Tổn thương dây chằng chéo trước cấp độ 2 và 3.
  • Tổn thương dây chằng chéo sau gây lỏng lẻo khớp gối.
  • Kẹt khớp do rách sụn chêm hoặc vỡ sụn khớp.

Tập luyện phục hồi

Tập luyện là rất quan trọng cho bệnh nhân chấn thương đầu gối, cả sau phẫu thuật hay không. Bài tập phục hồi giúp tăng sức mạnh cơ chi dưới, cải thiện biên độ khớp và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch tập luyện phù hợp với từng giai đoạn hồi phục.

Tập luyện phục hồi giúp khôi phục chấn thương đầu gối nhanh hơn
Tập luyện phục hồi giúp khôi phục chấn thương đầu gối nhanh hơn

Điều trị không xâm lấn

Các chấn thương đầu gối có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic đã chứng minh là giải pháp hiệu quả và an toàn, giúp khôi phục chức năng đầu gối mà không cần can thiệp xâm lấn.

Optimal365 Chiropractic là điểm đến uy tín tại Việt Nam, với đội ngũ bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm. Chúng tôi cung cấp phác đồ điều trị cá nhân hóa và sử dụng thiết bị y tế công nghệ cao để tối ưu hóa quá trình phục hồi. Đội ngũ kỹ thuật viên sẽ tư vấn chế độ ăn uống và hướng dẫn các bài tập phục hồi, giúp khách hàng nhanh chóng trở lại cuộc sống thường ngày một cách thoải mái và hiệu quả.

Điều trị chấn thương đầu gối hiệu quả tại Optimal365 Chiropractic
Điều trị chấn thương đầu gối hiệu quả tại Optimal365 Chiropractic

Cách phòng ngừa chấn thương đầu gối hiệu quả

Việc hình thành và duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể giúp bạn phòng ngừa các chấn thương ở đầu gối. Cụ thể, bạn nên:

  • Luôn quan sát cẩn thận trước khi di chuyển.
  • Luôn thực hiện các bài khởi động nhẹ nhàng trước khi tập luyện thể dục thể thao để làm ấm cơ khớp, tăng độ dẻo dai và giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
  • Sử dụng các dụng cụ bảo hộ như miếng lót đầu gối, băng quấn… phù hợp với từng môn thể thao để giảm thiểu tác động lực lên khớp gối.
  • Điều chỉnh cường độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D để tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Đối với người thường xuyên vận động, việc sử dụng băng cố định cơ Tapping có thể giúp hỗ trợ khớp gối, giảm đau và phòng ngừa tái phát chấn thương.

Optimal365 Chiropractic hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại chấn thương đầu gối và tầm quan trọng của việc sơ cứu kịp thời. Chấn thương đầu gối gây ra các cơn đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bạn. Chính vì vậy, mỗi người cần biết cách sơ cứu để kịp thời xử lý tổn thương đầu gối. Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Optimal365 Chiropractic hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại chấn thương đầu gối và tầm quan trọng của việc điều trị hiệu quả. Hãy trang bị kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe khớp gối của bạn.

Nguồn tài liệu tham khảo tại đây:

1. Spindler, K. P., & Wright, R. W. (2008). Anterior cruciate ligament tear. The New England Journal of Medicine, 359(20), 2135–2142. https://doi.org/10.1056/nejmcp0804745

2. Raj, M. A., Mabrouk, A., & Varacallo, M. (2023). Posterior Cruciate Ligament Knee Injuries. Stat Pearls Publishing.

3. Schick, S., Cantrell, C. K., Young, B., Mosher, Z., Ewing, M., Elphingstone, J. W., Brabston, E., Ponce, B. A., & Momaya, A. M. (2023). The mechanism of anterior cruciate ligament injuries in the national football league: A systematic video review. Cureus, 15(1). https://doi.org/10.7759/cureus.34291

4. What is the RICE method for injuries? (n.d.). WebMD. Retrieved April 22, 2024, from https://www.webmd.com/first-aid/rice-method-injuries

5.

Đặt lịch hẹn tại Optimal365 để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm!
Gọi đặt lịch